【kq bốc thăm c1】Niềm vui chuyến biển cuối năm
Những chuyến biển cuối năm của ngư dân Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đem về sản lượng cao, giá cả các mặt hàng thuỷ sản ở mức khá cao là niềm vui cho ngư dân về một năm bội thu. Với chính sách phát triển đồng bộ, trong đó chú trọng khâu hậu cần nghề cá: ngư dân khi đánh bắt xong có thể bán sản phẩm ngay trên biển cho các tàu dịch vụ hậu cần, sau đó bơm dầu, bổ sung nước đá và các nhu yếu phẩm khác... ngay tại chỗ mà không phải vào bờ, đã giúp chi phí mỗi chuyến biển giảm, lợi nhuận cao hơn so với trước đây.
Năm nay tiếp tục là một năm bội thu của ngư dân. Chuyến biển vừa qua, tàu cập bến tại cửa biển Sông Ðốc, ông Trần Minh Tuấn đã đem về hơn 1 tấn hải sản các loại. Ông Tuấn cho biết: "Thời điểm cuối năm, ngư dân may mắn khai thác hiệu quả, hầu như ai cũng trúng, nhiều người trúng đậm. Với việc chi phí giảm nhiều, trong khi giá cả các mặt hàng hải sản khai thác được có giá ổn định, nên năm nay hứa hẹn khá thành công cho ngư dân để có được một cái Tết trọn vẹn niềm vui".
Ngư dân lên cá tại Cảng cá Sông Ðốc sau chuyến khai thác biển. |
Sông Ðốc là cảng biển lớn nhất của tỉnh, với trên 1.400 tàu cá lớn nhỏ các loại, trong đó có hơn 1.000 tàu có công suất trên 90 CV. Hằng năm, nơi đây cung cấp trên 100.000 tấn hải sản được đưa đi tiêu thụ khắp nơi. Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú cho biết: "Chuyến tàu vào cửa vừa rồi ngư dân đạt năng suất rất cao, đây là tín hiệu mừng cho một năm khai thác thuỷ sản hiệu quả của ngư dân. Hiện tại, nhiều tàu cá đã ra khơi cho chuyến biển cuối năm, trong đó có nhiều tàu sẽ ở lại ăn Tết trên biển, bởi thường đây là thời điểm khai thác hiệu quả nhất trong năm. Ðiểm thuận lợi là đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá ở Sông Ðốc phát triển mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu thu mua trên biển cũng như cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho các chủ tàu như dầu, nước đá... và các nhu yếu phẩm khác". Theo thống kê của UBND thị trấn Sông Ðốc, năm vừa qua, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của Sông Ðốc là 115.750 tấn các loại, đạt 105,2% so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra, tăng 8.122,71 tấn so với cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh việc đội tàu được đầu tư ngày càng hiện đại hơn, có khả năng vươn khơi đánh bắt xa bờ, góp phần nâng cao sản lượng khai thác hải sản. Ngoài ra, giá cả các mặt hàng hải sản luôn giữ ở mức ổn định, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo Ban Quản lý Cảng cá Cà Mau, giá cả các mặt hàng hải sản chủ yếu tại Sông Ðốc trong tháng 12/2016: cá ngừ sọc dưa loại lớn (trên 2 kg/con) có giá 40.000 đồng, loại nhỏ là 30.000 đồng. Mực ống loại lớn (từ 14 cm/con trở lên) có giá 165.000 đồng/kg, loại nhỏ 140.000 đồng/kg. Các loại cá từ 300-400 g trở lên như: cá gáy, cá song, cá hồng, bạc má... cũng có giá từ 25.000 đồng/kg.
Một trong những nguyên nhân tạo đà cho việc khai thác hải sản của ngư dân hiệu quả hơn là có sự đóng góp của việc thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản. Từ khi triển khai thực hiện Nghị định 67, ngư dân đã tích cực thực hiện các thủ tục làm hồ sơ xin vay vốn đóng mới tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần cũng như nâng cấp tàu cá. Ông Phú cho biết: "Nhu cầu vay vốn đóng mới tàu cá của ngư dân Sông Ðốc là rất lớn, do họ mong muốn hiện đại hoá việc khai thác thuỷ sản để vươn khơi khai thác. Ðiều này có thể thấy qua tổng số hồ sơ xin vay vốn đóng mới tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần cũng như nâng cấp tàu cá tính đến thời điểm này là hơn 177 hồ sơ. Trong đó, chuyển về thẩm định 176 hồ sơ, đã đóng và đưa vào hoạt động 18 phương tiện, với số tiền giải ngân 103 tỷ đồng. Công tác dịch vụ hậu cần nghề cá của Sông Ðốc cũng đang phát triển mạnh, tổng số hồ sơ dịch vụ hậu cần nghề cá là 54 tàu đăng ký hoạt động thường xuyên trên biển để hỗ trợ chi phí hàng hoá chuyến biển".
Ông Phú cho biết thêm: "Mục tiêu của chúng tôi là thực hiện đồng bộ các giải pháp để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đảm bảo kinh tế - xã hội của thị trấn Sông Ðốc phát triển nhanh hơn, nhưng phải đảm bảo tính ổn định và bền vững. Xác định kinh tế biển là mũi nhọn của địa phương, thời gian tới chúng tôi tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 67. Trong đó, khuyến khích ngư dân hiện đại hoá trang thiết bị, ngư lưới cụ cũng như trang bị các công nghệ, kỹ thuật mới vào khai thác, đầu tư phải mang tính đồng bộ, thích hợp cho từng ngư trường và thời vụ để nâng cao sản lượng khai thác. Ðồng thời, vận động Nhân dân tham gia tích cực các dự án do cấp trên hỗ trợ như: thả chà thu hút cá; quản lý tốt việc nuôi các loài hải sản bằng lồng, bè ở Hòn Chuối...".
Với những tín hiệu tích cực từ việc khai thác, cũng như sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các cấp chính quyền về nhiều mặt, đặc biệt là khâu hậu cần nghề cá, hứa hẹn ngư dân không chỉ được một năm bội thu mà những năm tiếp theo nghề cá của Sông Ðốc nói riêng và của tỉnh nói chung sẽ phát triển mạnh mẽ, xứng tầm với kỳ vọng đặt ra./.
Bài và ảnh: Ðặng Duẩn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xu hướng tiêu dùng xanh được chú trọng
- ·Nới lỏng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên với doanh nghiệp
- ·Nhân dân là trung tâm phục vụ
- ·Những cựu chiến binh làm theo gương Bác
- ·Nguồn nhân lực chất lượng cao
- ·Tín hiệu vui cho người trồng mì ở Bình Phước
- ·6 tháng, thi hành kỷ luật 93 đảng viên
- ·Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,43%
- ·Quy hoạch tỉnh Hà Giang: tạo ra tiềm năng mới, không gian mới, động lực mới và các giá trị mới
- ·Hoàn thiện hệ thống chính trị; nâng chất toàn diện nguồn nhân lực và tái cơ cấu kinh tế
- ·Bộ trưởng Bộ Y tế: Tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ca COVID
- ·Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
- ·Thực hiện khai, nộp phí đối với xe mô tô
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền đến công đoàn viên các chương trình phúc lợi
- ·Lãnh đạo Cục Hàng không: Cần bảo vệ, hỗ trợ Bamboo Airways hoạt động theo đúng tiêu chuẩn
- ·Giá trị xuất khẩu cao su năm 2014 giảm gần 28%
- ·Tập trung giải quyết thoả đáng những bức xúc của cử tri
- ·Làm giàu từ nuôi lươn trong chum
- ·Giá lương thực và xăng dầu đẩy CPI tháng 11 tăng lên
- ·Đẩy mạnh cải cách hành chính tuyến cơ sở