【kq cúp c1 châu âu】Bán thuốc online nguy cơ cao đối mặt với nhiều loại thuốc giả, không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử là nội dung nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi,ánthuốconlinenguycơcaođốimặtvớinhiềuloạithuốcgiảkhôngđạttiêuchuẩnchấtlượkq cúp c1 châu âu bổ sung một số điều của Luật Dược. Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật quy định bổ sung kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử là cần thiết; tuy nhiên, việc kinh doanh dược là hết sức đặc thù, vì ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người dân.
Theo các đại biểu, thời gian qua, việc kinh doanh nói chung thông qua các nền tảng mạng xã hội nở rộ, thực hiện một cách tự phát, không có giới hạn về thời gian, không gian giao dịch. Người dân có thể tiếp cận thuốc một cách nhanh chóng, đa dạng trong lựa chọn, song lại có nguy cơ cao đối mặt với nhiều loại thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Trong khi các quy định liên quan đến kinh doanh dược thông qua phương thức thương mại điện tử mới chỉ là những quy định rất chung, chưa có tính đặc thù, chưa chặt chẽ đối với kinh doanh dược.
Bán thuốc online tiềm ẩn nhiều nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh minh họa
Các đại biểu cho rằng, có cần phải thực hiện việc đăng ký loại hình kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử hay không; cách tổ chức, điều kiện con người, cơ sở vật chất để vận hành giao dịch bao gồm cả thuốc và nguyên liệu làm thuốc quy định như thế nào, trách nhiệm pháp lý liên quan của các bên, chủng loại thuốc kê đơn hay không kê đơn...
Theo đó, bán online có rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng, rất khó phát hiện và xử lý trên không gian mạng. Cần nghiên cứu bổ sung điều khoản bồi thường khi người bệnh sử dụng phải thuốc giả mà trong trường hợp thuốc giả nhưng lại có số đăng ký thật và hệ thống phân phối là hợp pháp.
Nhà nước phải chịu trách nhiệm khi người dân phải tự mua thuốc ngoài do cơ sở y tế thiếu thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế, hoặc phải đi tiêm dịch vụ do cơ sở y tế thiếu vaccine trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng bị thiếu.
Các đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu cân nhắc có những quy định chi tiết về danh mục thuốc, hình thức kinh doanh, đối tượng được phép mua hoặc bán thuốc theo hình thức thương mại điện tử, đồng thời phải giới hạn đối tượng mua, bán để tạo sự minh bạch của quy định và tránh rủi ro có thể phát sinh nhằm bảo vệ người sử dụng được an toàn.
Liên quan việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Điều 32 về kinh doanh dược, nguyên liệu làm thuốc, bao gồm cả hoạt động kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức điện tử, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Uyên (tỉnh Long An) đánh giá, quy định này sẽ phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, do thuốc là mặt hàng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người sử dụng nên bà cho rằng, cần có cơ chế quản lý hiệu quả hơn trong việc mua và bán thuốc.
Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc có những quy định chi tiết về danh mục thuốc, hình thức kinh doanh, đối tượng được phép mua hoặc bán thuốc theo hình thức thương mại điện tử. Đồng thời phải giới hạn đối tượng mua, bán, để tạo sự minh bạch của quy định và tránh rủi ro phát sinh nhằm bảo vệ người sử dụng được an toàn.
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (thành phố Hồ Chí Minh) thẳng thắn nêu: "Chúng ta quản lý nhà thuốc truyền thống còn chưa nổi mà giờ lại tính tới bán thuốc online thì sẽ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng, rất khó phát hiện và xử lý". Theo bà, các nội dung của dự thảo Luật về bán thuốc qua sàn giao dịch điện tử còn rất đơn giản và rời rạc, chưa đủ tính khả thi.
Đại biểu đề nghị, tuyệt đối không đưa thuốc kê đơn vào danh mục có thể phân phối qua thương mại điện tử. Còn đối với thuốc không kê đơn, việc áp dụng thương mại điện tử phải được cân nhắc ở giai đoạn khi nền pháp lý của chúng ta đã được hoàn thiện chặt chẽ và phải được tổ chức trong một khuôn khổ an toàn và trật tự hơn.
Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hoàng (tỉnh Thái Nguyên) đề nghị, cần cân nhắc và có quy định hết sức ngặt nghèo, cẩn trọng vì hiện nay việc rao bán thuốc rất phức tạp, nhiều người bị mất tiền oan, rồi việc người bán để thuốc ở đâu, có đảm bảo quy chuẩn hay không cũng là vấn đề cần xem xét. Về kinh doanh thuốc, ông cho rằng, việc quản lý giá thuốc trong giai đoạn hiện nay còn lỏng lẻo và có nhiều giá, người dân đi mua thuốc có thể bị đội giá lên rất nhiều. Do đó, cần áp dụng chuyển đổi số vào quản lý giá thuốc đối với các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viện...
Theo Thông tư 52/2017/TT-BYT về kê đơn thuốc ngoại trú, Bộ Y tế quy định rất rõ ràng: Đơn thuốc ngoại trú chỉ có hiệu lực trong 5 ngày, vì biểu hiện lâm sàng sau 5 ngày của người bệnh đã khác. Luật Dược và Thông tư 02/20218/TT-BYT cũng quy định về việc phải bán thuốc theo đơn với các loại thuốc cần kê đơn.
Việc tự ý mua thuốc cần phải kê đơn nhưng không có đơn, hoặc tái mua nhiều lần quá số lượng trên một đơn thuốc vẫn đang rất dễ dàng, khiến nước ta đang đứng trước mối đe dọa ngày càng tăng của tình trạng kháng kháng sinh – hiện tượng vi khuẩn có khả năng chống lại tác động của kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Để quản lý tình trạng bán thuốc phải kê đơn của bác sĩ, Bộ Y tế đã xây dựng đề án từ năm 2019 và thí điểm thành công việc vận hành Hệ thống Thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn (Hệ thống).
Đây là hệ thống tiếp nhận lưu giữ báo cáo đơn thuốc điện tử được kê từ phần mềm của các cơ sở khám, chữa bệnh, và thông qua người bệnh, đơn thuốc được chia sẻ tới phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc. Sau khi thực hiện bán, cấp phát thuốc cho người bệnh, phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc gửi báo cáo số lượng đã bán về Hệ thống để lưu giữ.
Khi người bệnh tới các cơ sở bán lẻ thuốc tiếp theo, cơ sở sẽ nhận được báo cáo về số lượng đã bán của cơ sở trước trên mỗi đơn thuốc từ kho dữ liệu quốc gia này, nên sẽ tránh được việc tái bán, hoặc bán quá đơn.
Sau quá trình triển khai thí điểm, Bộ Y tế cũng đã ban hành các văn bản pháp lý nhằm quy định các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện liên thông đơn thuốc quốc gia để quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn.
(责任编辑:World Cup)
- ·Kinh hoàng giả cầy được chế biến từ chân giò thối.
- ·16 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu bị xử phạt hành chính
- ·Công ty Trung Quốc phủ nhận drone bị quân đội Nga sử dụng tại Ukraine
- ·Các vụ tấn công tiền mã hóa lớn nhất lịch sử
- ·Mắc bệnh ung thư vú do thói quen mặc áo ngực
- ·SSI nhận khoản vay tín chấp 55 triệu USD từ ngân hàng nước ngoài
- ·Viettel sẽ phủ sóng toàn bộ Hà Nội, TPHCM công nghệ NB
- ·Soi kèo góc Everton vs Chelsea, 21h00 ngày 22/12
- ·“Xà phòng sữa mẹ”: Lợi hay hại?
- ·Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện kho dữ liệu dùng chung ngành Xây dựng
- ·Nước rửa bát Amway bị tố làm da tay nổi mụn nước, ngứa như tổ đỉa
- ·Android 13 cho dùng 2 số điện thoại một lúc?
- ·Phản ứng của Axie Infinity khi thủ phạm vụ hack là hacker Triều Tiên
- ·Sự lớn mạnh của những nhà sản xuất chip IoT Trung Quốc
- ·Xem hàm lượng PAH trong áo ngực mới biết độc hay không
- ·76 học sinh đạt giải cuộc thi 'Học sinh với An toàn thông tin' năm 2022
- ·Mưa sao băng cổ xưa nhất sẽ xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- ·Giám sát ngay từ khâu lập kế hoạch khi đầu tư chuyển đổi số bằng ngân sách nhà nước
- ·Đồ thể thao thương hiệu Adidas, Nike chứa độc chất
- ·Bị ảnh hưởng bởi đại dịch, doanh nghiệp Việt trên đà hồi phục