【tỉ số trận torino】Cần nới hiệu lực của chính sách tốt
Hỗ trợ DN có năng lực, chỉ thiếu vốn
Theo nội dung công văn, Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức tín dụng không xem xét các điều kiện về các khoản nợ cũ khi khách hàng vay vốn mới có dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu hồi được nợ. Bên cạnh chủ trương gỡ rối về điều kiện nợ xấu, thông qua công văn 7558, Ngân hàng Nhà nước còn khuyến khích các ngân hàng xem xét miễn, giảm lãi vốn vay, không thu lãi quá hạn, ưu tiên thu nợ gốc trước nợ lãi sau,… nhằm giúp DN không quá căng thẳng trong quá trình trả nợ. Ngoài ra, các khoản vay đang ở kỳ hạn ngắn nhưng DN đầu tư trung và dài hạn thì sẽ được xem xét, nếu hợp lý sẽ cho phép bổ sung hồ sơ để cơ cấu lại cho phù hợp với chu kỳ kinh doanh của DN.
Còn nhớ, trong 2 kỳ họp Quốc hội năm 2013, vấn đề nợ xấu và giải pháp hỗ trợ DN quay trở lại thị trường là đề tài nóng, được nhiều đại biểu Quốc hội bàn thảo đưa ra các giải pháp. Như vậy với công văn 7558, NHNN đã đáp ứng được những khuyến nghị của nhiều chuyên gia kinh tế cũng như đại biểu Quốc hội về việc cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho những DN có năng lực, có bạn hàng và thị trường nhưng đang thực sự khó khăn về vốn bởi đã có khoản nợ cũ chưa trả được. Tuy nhiên, với thời hạn áp dụng chỉ hết tháng 12-2013 và quãng thời gian triển khai công văn chỉ vỏn vẹn 2 tháng rưỡi, tính hiệu quả của chính sách này dường như chưa kịp đi vào thực tế đã hết thời hiệu.
Kiến nghị kéo dài quy định
Ông Nguyễn Quang An, Giám đốc Công ty XNK Thuận Thành chuyên XNK, kinh doanh gỗ, lâm sản cho biết, quy định này giúp cho các DN đang gặp khó khăn có thể vay vốn tiếp, nhưng việc có thực hiện được hay không còn phải tùy thuộc các ngân hàng bởi quy định DN cần phải có dự án, phương án kinh doanh khả thi là khá chung chung, có thể phụ thuộc vào “cảm tính” khi xét duyệt, nghiên cứu hồ sơ của nhân viên tín dụng. DN băn khoăn với câu hỏi thế nào là dự án khả thi và hiệu quả để có thể vay vốn ngân hàng hay đối với một dự án DN có thể cho là phương án khả thi nhưng ngân hàng lại thẩm định là không khả thi và không hiệu quả thì căn cứ vào tiêu chí gì để xét duyệt. Ngoài ra, “khoanh vùng” đối với nhóm DN nào có nhiều khả năng vay được vốn cũng không được thông tin.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, về nguyên tắc, DN thuộc mọi lĩnh vực có thể tiếp cận vốn mới theo công văn này, tuy nhiên liên quan đến khả năng kiểm soát của ngân hàng và thực tế tài chính của DN, có một số tiêu chí mà DN có thể “soi” mình vào, thứ nhất là DN phải có công tác tài chính kế toán tốt, thứ hai là có “lịch sử” giao dịch tốt với ngân hàng. Đối với những DN khác chưa đáp ứng được hai tiêu chí này thì phụ thuộc vào việc hoàn thiện hồ sơ và những yếu tố vĩ mô đi kèm, ví dụ như dự báo về triển vọng phát triển của lĩnh vực DN định định đầu tư.
Chuyên gia Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, việc cho vay dựa trên dòng tiền theo như quy định tại công văn 7558 không còn là mới mẻ trên thế giới, công cụ này thay thế cho hình thức cho vay cũ là bằng tín chấp, thế chấp. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế của Việt Nam, việc cho vay trên dòng tiền không phải là vấn đề đơn giản bởi trước tiên là khó khăn trong khả năng quản lý của ngân hàng và tiếp theo là khó khăn trong vấn đề quản trị tài chính minh bạch của DN. “Đây là quy định mới nên có thể phát sinh rủi ro, tuy nhiên cần căn cứ trên thực tế diễn biến vay của DN, các biện pháp quản lý rủi ro hay biện pháp giám sát cần được bổ sung, sửa đổi để tạo điều kiện cho DN tiếp cận dòng vốn mới”- ông Ánh cho biết.
Theo kiến nghị của DN, thời hiệu của chủ trương này chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31-12-2013 là khoảng thời gian quá ngắn để có thể mở van tín dụng cho các DN có nợ xấu, bởi quá trình xem xét thẩm định phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay các DN nào đang trong diện khó khăn về nợ cũ, tốn rất nhiều thời gian, trong khi vòng quay sản xuất kinh doanh của một DN trung bình vào khoảng 6- 9 tháng. Do đó, DN kiến nghị chủ trương này cần tiếp tục được kéo dài thời hiệu qua năm 2014 để DN thực sự có thời gian nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi, hiệu quả nhằm tiếp cận dòng vốn của ngân hàng.
Song Trân
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ắc quy ô tô trở thành ‘mồi lửa’ cướp mạng người nhanh chóng nếu dùng sai cách
- ·Sử dụng, thanh quyết toán nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch cơ bản thực hiện đúng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B – Ô Môn
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới
- ·PTT Vương Đình Huệ: Gắn sao chất lượng sản phẩm phải là gắn sao trong lòng dân
- ·Sẽ khởi tố vụ đày đọa trẻ ở cơ sở mầm non Mầm Xanh
- ·Phát triển nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo là hướng đi đúng đắn
- ·Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: Sẽ chấp nhận cả phương án hiểu nhầm đề
- ·Nông sản Việt khi gia nhập EVFTA cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- ·Vào Đảng không vì quyền chức
- ·Nữ tài xế phát ngôn gây ‘sốc’: Tiếp tục ngông cuồng, phải cử 2 công an viên áp giải
- ·Nhật Bản mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng
- ·Những ấn tượng khi 5 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang
- ·Tăng lực đẩy của hệ thống, giảm ‘lực kéo’ của Thủ tướng
- ·Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều hành ngày 4/5
- ·Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023
- ·Tệ nạn xã hội tăng 81 vụ việc
- ·Mưa đá lại gây thiệt hại lớn tại các tỉnh miền núi phía Bắc
- ·Phó Thủ tướng: Không làm thay, đùn đẩy trách nhiệm trong đổi mới công ty nông, lâm nghiệp