【du doan ma cau】Hướng tới xuất khẩu nông sản vững chắc hơn trong năm 2022
69 thông báo từ nhiều thị trường sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản | |
Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn: Tạo đà xuất khẩu nông sản bền vững |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan. |
Theo Bộ trưởng, đâu là nguyên nhân giúp toàn ngành thu kết quả XK nông, lâm, thuỷ sản ấn tượng trong năm 2021 đầy khó khăn?
Tháng 8, 9/2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các tỉnh phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội, chuỗi ngành hàng bị đứt gãy. Việc sản xuất, vận chuyển, chế biến khó khăn khiến hệ thống phân phối bị ngưng trệ, thị trường bị đứt gãy. Ở thời điểm đó khó thể hình dung ngành nông nghiệp sẽ vượt qua, hoàn thành chỉ tiêu ra sao, chứ đừng nói gì đến việc lập kỷ lục mới về XK nông, lâm, thủy sản.
Tuy nhiên nhờ sự năng động, thích ứng nhanh nhạy trong bộ máy quản lý ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, sự nỗ lực của DN và người dân, sự vào cuộc của hiệp hội, ngành hàng không để đứt chuỗi liên kết, giữ vững thị trường.
Bên cạnh đó, các Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT đã có nhiều sáng kiến, giải pháp phù hợp, giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm, giúp các DN có nguyên liệu phục vụ chế biến. Trong điều kiện mỗi địa phương có những quy định khác nhau trong phòng chống dịch, vai trò kết nối, điều phối của các Tổ công tác là rất quan trọng, từ đó mang lại kết quả chung, khẳng định vai trò “trụ đỡ” của ngành nông nghiệp.
Nhờ đó, năm 2021, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đã XK đạt kết quả rực rỡ với con số 48,6 tỷ USD.
Thưa Bộ trưởng, vấn đề, sự kiện nào của ngành nông nghiệp để lại dấu ấn sâu sắc nhất cho ngành trong năm 2021?
Nỗi ám ảnh lớn nhất đối với ngành nông nghiệp trong năm qua là sự đứt gãy chuỗi giá trị các ngành hàng do các địa phương thực hiện lệnh giãn cách xã hội và phòng, chống dịch thiếu thống nhất. Thậm chí, nhiều địa phương có sự lúng túng do chưa từng phải ứng phó với đại dịch. Nỗi ám ảnh thứ hai là “cơn bão” giá vật tư đầu vào, từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến thuốc thú y... đều tăng cao. Chính vì giá vật tư tăng cao nên cả giá trị XK và NK đều tăng bởi Việt Nam NK chủ yếu là vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.
Các nỗi ám ảnh đó nói lên rằng, chuỗi cung ứng của nền nông nghiệp thời gian qua chưa được chú trọng, cắt khúc giữa sản xuất với thị trường. Từ các cơ quan quản lý Trung ương đến địa phương chủ yếu là chỉ đạo sản xuất mà chưa quan tâm xúc tiến thị trường, chưa quan tâm đầu tư chuỗi logistics cả trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, câu chuyện vật tư nông nghiệp tăng giá cho thấy, thế giới sau đại dịch rất chông chênh. Do đứt gãy chuỗi giá trị toàn cầu, nền nông nghiệp sản lượng cao mà chi phí cũng cao. Phải chấp nhận một thực tế rằng, giá trị gia tăng không tỷ lệ thuận với những con số tăng trưởng về giá trị XK nông sản.
Trên nền tảng XK nông, lâm, thuỷ sản kỷ lục của năm 2021, xin Bộ trưởng cho biết, Bộ NN&PTNT đã và đang xây dựng các giải pháp như thế nào hướng tới XK bền vững hơn trong tương lai?
Tôi đã đi nhiều nước châu Âu và nhận ra rằng, giá trị XK nông sản của Việt Nam những năm qua tăng cao nhưng thiếu bền vững, còn mang tính tự phát; nghĩa là chủ yếu do sự năng động của DN kết nối với thị trường nước ngoài để đưa hàng sang chứ chưa có đề án chiến lược XK bền vững cho từng loại thị trường.
Đa phần sản phẩm XK sang thị trường nước ngoài là phục vụ người gốc Á sinh sống ở quốc gia đó chứ chưa thâm nhập vững chắc vào các hệ thống phân phối lớn ở các quốc gia. Bởi vậy, mặc dù giá trị XK tăng nhanh nhưng chưa có tính bền vững. Ví dụ, giá nhãn, vải thiều Việt Nam trên các quầy kệ ở Nhật Bản và Mỹ cao nhưng thực ra, chi phí logistics đã chiếm phần lớn.
Hiện, Bộ NN&PTNT đang tham vấn các Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, trước mắt là khối EU và Trung Quốc để xây dựng Đề án XK nông sản bền vững, không để tình trạng tới mùa vụ mới đi thu gom nông sản XK mà phải khởi tạo được vùng nguyên liệu chuẩn hoá. Phải bắt đầu từ vùng nguyên liệu tại địa phương, người nông dân chuẩn hoá theo quy trình canh tác và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với yêu cầu của thị trường XK. Các DN, đơn vị logistics cũng phải tham gia vào tạo ra giá trị cạnh tranh nhiều hơn.
Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng liên minh Hiệp hội của các đơn vị XK nông sản, lần đầu tiên có sự tham gia của các DN logistics để phối hợp giảm chi phí trung gian...
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Chuyển đổi số
- ·MEF ra mắt Hội đồng Điều hành Đông Nam Á
- ·Nhiều dự án đường sắt đô thị "chậm trễ nghiêm trọng"
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Tổng công ty VTC hướng phát triển ra thị trường Hàn Quốc
- ·Xã Lạc Lâm (Lâm Đồng): Nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử
- ·Intel và Qualcomm không thể vá những 'vết thương' của bán dẫn Mỹ
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Để không bị gián đoạn liên lạc thời điểm tắt sóng 2G
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Khởi động sân chơi lập trình miễn phí cho trẻ từ lớp 1
- ·An toàn thông tin trong chuyển đổi số: EVNSPC ra mắt app chăm sóc khách hàng
- ·Hàng Việt vào siêu thị: Cần ưu tiên cho hàng nông, thủy sản
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Mục tiêu tham vọng của ngành công nghiệp điện tử Ấn Độ
- ·Bà Rịa Vũng Tàu ứng dụng công nghệ để tuyên truyền chống sử dụng lao động trẻ em
- ·Truyền thống ngành tiếp sức giúp người lao động bưu chính vượt khó
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Hệ sinh thái VNPT Cloud hướng tới tương lai kết nối toàn diện