【bang xep hang anh b】Thành tựu kinh tế 2018 và dấu ấn chỉ đạo, điều hành của Chính phủ
Nêu cao tinh thần cầu thị, lắng nghe
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, ngay từ ngày 1/1/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 với 9 nhóm giải pháp trọng tâm, 59 giải pháp và 242 nhiệm vụ cụ thể.
Chính phủ cũng đã chủ động xây dựng kịch bản, hệ thống chỉ tiêu, giải pháp tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực; thường xuyên theo dõi, đánh giá, nhận diện rõ thời cơ, thách thức để có đối sách, giải pháp phù hợp.
Việc điều hành đồng bộ các chính sách vĩ mô, kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng với chính sách tài khóa chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương… đã góp phần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và kết quả nổi bật là GDP năm 2018 đạt 7,08%; năm thứ 2 liên tiếp vượt và đạt tất cả 12 chỉ tiêu của Quốc hội đề ra.
Cũng theo Phó Thủ tướng, trong năm 2018, Chính phủ đã tổ chức 15 hội nghị chuyên đề với tinh thần cầu thị, lắng nghe. Lãnh đạo Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, đề ra các quyết sách, giải pháp phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực; đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm.
Lãnh đạo Chính phủ cũng chủ trì, chỉ đạo gần 800 cuộc họp, thực hiện 70 chuyến công tác, làm việc với địa phương, tham dự và chỉ đạo xúc tiến đầu tư tại 20 tỉnh, thành phố, trực tiếp thị sát tình hình, giải quyết gần 400 kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho địa phương.
Đặc biệt, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đã đối thoại với hơn 600 nông dân tiêu biểu, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết của Trung ương về tam nông, sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cũng trong năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém ngành Công Thương; thực hiện các giải pháp đồng bộ tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục hành chính liên quan; có các giải pháp tổng thể thúc đẩy phát triển ổn định thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là các chương trình nhà ở xã hội.
2018: Năm giảm chi phí cho DN
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, năm 2018, Chính phủ tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật để thu hút nguồn lực đầu tư của xã hội cho khoa học và công nghệ; ban hành cơ sở pháp lý thúc đẩy phát triển toàn diện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2018 tăng 2 bậc so với năm 2017, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Phó Thủ tướng cho biết, tiếp tục xác định năm 2018 là năm giảm chi phí cho DN, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho DN; chỉ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) và triển khai thi hành Luật Hỗ trợ DNNVV.
Đồng thời, Chính phủ đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản Nhà nước, thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN; nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.
Chính phủ cũng giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; chấn chỉnh việc cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm. Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Theo Phó Thủ tướng, thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ chỉ đạo kiên quyết điều tra phát hiện, xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng. Hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống tham nhũng; tăng cường thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm; tập trung thanh tra một số lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tham nhũng, những dự án thua lỗ, dư luận xã hội quan tâm.
Về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn vay nước ngoài, quản lý, sử dụng hiệu quả vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo hướng bền vững.
Chính phủ cũng phê duyệt định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 - 2025 để sử dụng hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Trong năm 2018, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Thanh Hóa vượt CAHN, chiếm đỉnh bảng V
- ·Sẵn sàng khởi công Dự án đường cao tốc Đồng Đăng
- ·Hà Nội thu hút 1,28 tỷ USD vốn FDI sau 10 tháng năm 2022
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·TP.HCM “siết” kỷ cương chặng nước rút giải ngân đầu tư công
- ·Mbappe được đề nghị 775 triệu USD cho một năm ở Saudi
- ·Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Tân Phú
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Gia Lai thu hồi giấy phép đầu tư Nhà máy nước sạch hơn 70 tỷ đồng
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghệ cao: Tầm nhìn chiến lược của Đà Nẵng
- ·Nghiên cứu thêm phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
- ·Becamex Bình Dương có còn cơ hội trụ hạng?
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Ðề nghị sớm khởi công cầu Vàm Xáng
- ·Ra mắt câu lạc bộ chạy bộ Bến Cát
- ·Khu công nghệ cao TP.HCM kiến nghị tái lập cơ chế một cửa trong cấp phép đầu tư
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Bình Định xin lập quy hoạch chi tiết mở rộng Cảng hàng không Phù Cát đạt cấp 4E