【nhan dinh bing da】Khai thác “mỏ vàng” quảng cáo để phát triển CNVH
VHO - Là mũi nhọn trong 12 ngành công nghiệp văn hóa (CNVH),ácmỏvàngquảngcáođểpháttriểnhan dinh bing da hoạt động quảng cáo những năm qua luôn được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đồng bộ trong công cuộc xây dựng ngành CNVH, từ đó gia tăng sức mạnh mềm văn hóa. Với nhiều lợi thế và tiềm năng, quảng cáo được xem như một “mỏ vàng” cần khai thác, phát huy.
Trước những cơ hội và thách thức đan xen của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã có nhiều chính sách phát triển CNVH nói chung và ngành quảng cáo nói riêng được ban hành. Xu thế hội nhập đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách, trong đó có việc cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực quảng cáo đầy tiềm năng.
Ngành kinh tế mang lại nhiều lợi ích
Đánh giá về kết quả triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, giai đoạn 2018- 2022, giá trị sản xuất của lĩnh vực quảng cáo có xu hướng tăng theo từng năm, bình quân tăng 6,28%/năm; giá trị gia tăng bình quân tăng 6,31/năm%.
Hiện cả nước có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển công nghệ kỹ thuật số cũng đã làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động quảng cáo (trên mạng xã hội, qua thiết bị di động, hiển thị tự nhiên…) tại thị trường quảng cáo Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến quảng bá thương hiệu trên các kênh kỹ thuật số.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam nhấn mạnh, quảng cáo đã dần trở thành thiết yếu trong cuộc sống. Từ những quảng cáo tự phát nhỏ lẻ, nay đã phát triển thành một ngành công nghiệp có quy mô rộng lớn, gắn kết các lĩnh vực, là đòn bẩy cho sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam. “Trên thế giới, lịch sử quảng cáo đã có hàng trăm năm được coi là ngành kinh tế khi mang lại những lợi ích to lớn cho mỗi quốc gia. Quảng cáo Việt Nam đến nay đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một ngành nghề chính thức, tạo sự lan tỏa trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam cũng như thể hiện vai trò cầu nối giữa sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước”, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam chia sẻ.
Trong hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, hoạt động quảng cáo đang được thể hiện ngày càng phong phú, đa dạng, dưới nhiều hình thức, phương tiện chuyển tải khác nhau.
Theo Statista, doanh thu quảng cáo của Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 2,192 tỉ USD, đứng thứ 5/11 quốc gia ASEAN, nhưng lại xếp thứ 2/11 quốc gia với tốc độ tăng trưởng 12,7%, chỉ sau Malaysia (18,9%). Nguồn thu của các cơ quan báo chí, truyền hình phần lớn từ quảng cáo. Các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, giải trí, hội nghị, hội thảo cũng đều nhận được nguồn thu lớn từ việc xã hội hóa dưới hình thức quảng cáo, tài trợ…
Song hành với những cơ hội, hoạt động quảng cáo hiện nay cũng đang đứng trước vô số thách thức, đặc biệt là những thách thức mới về công nghệ. Trong những lần cách mạng công nghiệp, khi các công cụ sản xuất và các phương thức, quan hệ sản xuất mới được hình thành, truyền thông và quảng cáo cũng đã phải thay đổi theo từng nhịp bước của thời đại.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, ngoài những thách thức chung, ngành quảng cáo nhìn từ góc độ phát triển CNVH tại Việt Nam còn đối mặt với những thách thức mang tính đặc thù. Trong đó, công tác phổ biến, nâng cao nhận thức về việc triển khai, phát triển các ngành CNVH nói chung, trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng chưa sâu rộng và chưa thật sự quyết liệt; phần lớn các kế hoạch còn nặng về lý thuyết, thiếu chỉ tiêu phấn đấu trong từng giai đoạn, thiếu giải pháp cụ thể, hữu hiệu. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu trong các ngành công nghiệp văn hóa còn yếu, dẫn đến khó có căn cứ cho việc hoạch định kế hoạch phát triển.
“Hầu hết doanh nghiệp trong nước quảng cáo theo bản năng và trào lưu mà thiếu sự phân tích dữ liệu thị trường, dẫn đến lãng phí nguồn tiền chi cho chiến dịch mà còn có thể không đem lại kết quả như mong đợi”, ông Sơn nhấn mạnh.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Sau hơn 12 năm triển khai thi hành Luật, hoạt động quảng cáo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các quy định của pháp luật về quảng cáo đã tạo cơ sở pháp lý sự phát triển của ngành quảng cáo theo hướng công khai, minh bạch.
Thông qua các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật được ban hành, hoạt động quảng cáo phát triển mạnh mẽ, không chỉ gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như doanh thu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà còn đóng góp cho việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với vai trò cầu nối giữa người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu thực tiễn, hệ thống pháp luật về quảng cáo cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Một số quy định của pháp luật về nội dung và hình thức quảng cáo chưa phù hợp với sự phát triển đa dạng của hoạt động quảng cáo.
Một số quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới cần điều chỉnh để đáp ứng sự phát triển và xu thế hội nhập…
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, xu thế chuyển đổi số sẽ định hình ngành quảng cáo trong vòng 5 năm tới, hay được gọi là quảng cáo số lên ngôi. Các xu thế chính trong làn sóng chuyển đổi số ngành quảng cáo là: Trí tuệ nhân tạo (AI); Big Data; Điện toán đám mây; Thực tế ảo (VR)…
Theo Finance Online, các loại hình quảng cáo được trang này dự kiến sẽ trở thành xu hướng trong tương lai là: Quảng cáo video; Video phát trực tiếp; Video dạng ngắn; Quảng cáo kết hợp KOLs, Influencers; Tạo kênh để quảng bá thương hiệu; Quảng cáo xoay vòng; Quảng cáo có tính viral…
Để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bắt kịp sự vận động và chuyển biến của xã hội, khắc phục những vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo phát triển, việc xây dựng và sớm ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo là yêu cầu cấp thiết.
Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cũng cho rằng, ngành quảng cáo trong giai đoạn tới có thể chia thành ba loại hình chính: Quảng cáo ngoài nhà; Quảng cáo báo chí, truyền hình, thông tin điện tử; Quảng cáo số (trên nền tảng mạng xã hội). Để thúc đẩy sự phát triển của ngành quảng cáo, hội nhập với thế giới góp phần phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam nói riêng, việc sớm ban hành Luật Quảng cáo sửa đổi, bổ sung sẽ là cơ sở pháp lý để phát triển ngành quảng cáo, một trong 12 ngành CNVH.
“Bản thân quảng cáo là ngành nghề lấy sáng tạo làm chủ đạo. Vì vậy, các hình thức quảng cáo luôn thay đổi với nhiều hình thức thể hiện mới và hành lang pháp lý chưa theo kịp. Luật mới ra đời đòi hỏi phải lường trước được những loại hình mới trong tương lai ít nhất cho 10 - 15 năm. Đặc biệt hiện nay có rất nhiều loại hình quảng cáo mới mà các doanh nghiệp không biết phải xin phép ở đâu, cơ quan quản lý không biết cấp phép như thế nào vì chưa có đủ cơ sở pháp lý”, ông Sơn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nhấn mạnh quảng cáo thực chất là nghề bán niềm tin, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp quảng cáo cần được vào danh mục ngành nghề có tính đặc thù để tạo điều kiện cho sự phát triển.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo nhấn mạnh một trong những quan điểm xây dựng là nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo. Theo đó, hoàn thiện cơ chế, chế tài để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh quảng cáo.
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam. THẢO PHƯƠNG
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·10 khu resort Vũng Tàu giá rẻ đẹp tại phố biển
- ·Bảo Lộc đón đầu xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng xanh
- ·Bí quyết tậu nhà, sống chất của thế hệ Gen Z
- ·Trắng đêm “cày game”: Nhiều hệ lụy khó lường
- ·Chống lãng phí
- ·Thực hiện Thông tư 91 tại Bình Dương: Tạo thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông
- ·Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông đạt Giải thưởng quy hoạch đô thị lần thứ II
- ·Bình Thuận cần 37.468 tỷ đồng để phát triển nhà ở đến năm 2025
- ·Cầu nối góp phần xây dựng chính sách cho ngành bia rượu nước giải khát phát triển bền vững
- ·Nỗi lo tái diễn sạt lở đất
- ·Loại bỏ khai thác IUU, Việt Nam xây dựng nghề có trách nhiệm và hội nhập quốc tế
- ·Doanh nghiệp địa ốc khát vốn
- ·Bộ Xây dựng tổng rà soát quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án thương mại
- ·Long An quyết định bãi bỏ thành lập 3 cụm công nghiệp
- ·PV GAS tiếp tục đồng hành và ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng dịch COVID
- ·Ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm: Làm thế nào để hạn chế?
- ·Một phụ nữ mắc bệnh ung thư cần giúp đỡ
- ·Tập đoàn Hưng Thịnh và hành trình kiến tạo bất động sản giá trị thực
- ·Bạc Liêu: Phát hiện chủ cơ sở kinh doanh sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản vi phạm
- ·Ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm: Làm thế nào để hạn chế?