会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq sapporo】Công nghệ tăng sức cạnh tranh trong cuộc đua logistics!

【kq sapporo】Công nghệ tăng sức cạnh tranh trong cuộc đua logistics

时间:2024-12-23 19:21:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:768次
Sách Trắng EuroCham: Tăng hiệu quả cạnh tranh từ cơ sở hạ tầng và thủ tục hải quan Đông Nam Á trở thành điểm nóng trong cuộc đua phát triển AI Ứng dụng công nghệ trong giải quyết tranh chấp thương mại
Hệ thống dây chuyền chia chọn của Vietnam Post có thể chia chọn hàng hóa chi tiết đến tận cấp huyện, xã.	  Ảnh minh họa: ST

Hệ thống dây chuyền chia chọn của Vietnam Post có thể chia chọn hàng hóa chi tiết

đến tận cấp huyện, xã. Ảnh minh họa: ST

Nhiều cơ hội phát triển

Logistics có vai trò quan trọng đối với toàn bộ quá trình từ sản xuất xã hội, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối đến tiêu dùng, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp ngày càng lớn đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, ngành dịch vụ logistics Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.

Theo ông Đinh Thanh Sơn cơ hội khi doanh nghiệp áp dụng tự động hóa logistics rất lớn, đó là: nâng cao hiệu suất làm việc; tiết kiệm nguồn lực tài chính; đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt. Để đáp ứng nhu cầu, Viettel đã xây dựng hạ tầng logistics, bao gồm: Công viên, trung tâm logistics, kho ngoại quan, cửa khẩu, cảng cạn để kết nối các vùng nguyên liệu, vùng nông nghiệp, thủy hải sản với trung tâm giao thông đường sắt, đường biển, cảng hàng không và các cửa khẩu để giảm thời gian và chi phí lưu thông hàng hóa. Trung tâm và công viên logistics của Viettel có 37 vị trí trên toàn quốc. Việc phát triển hạ tầng logistics của Viettel xác định đẩy mạnh trên cả phương diện vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) năm 2023 đạt 3,3 điểm, đứng thứ 43/154 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 trong các nước ASEAN, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ khá cao, đạt 14 - 16%/năm với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLBA), ngành logistics tại Việt Nam chiếm tỷ trọng 20 - 25% GDP tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ, dự kiến tăng trưởng 12% mỗi năm trong tương lai gần. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử mang lại nhiều cơ hội hơn cho các công ty hậu cần.

Mặc dù có nhiều điều kiện để phát triển, nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải đối mặt với các thách thức. Theo ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viettel, trước hết là vấn đề pháp lý, do chính sách và văn bản pháp luật trong ngành logistics chưa được thực hiện một cách chi tiết và đồng nhất, gây ra sự mơ hồ và đôi khi xung đột trong thực thi. Bên cạnh đó là hạ tầng giao thông và logistics. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đồng bộ, không tạo ra hệ thống vận chuyển đa phương thức cần thiết, dẫn đến hạn chế trong trung chuyển hàng hóa giữa các phương thức vận tải. Ngoài ra, các doanh nghiệp logistics vẫn gặp khó khăn về quy mô hoạt động, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, gây ra sự khó khăn trong việc cạnh tranh và cung cấp dịch vụ hiệu quả. Cùng với đó là vấn đề thiếu nguồn nhân lực chất lượng. Đa số lao động trong các doanh nghiệp nội địa chiếm tỷ lệ từ 93 - 95% nhưng thiếu chuyên môn, không được đào tạo bài bản. Nên chủ yếu tham gia ở mức độ các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận, quản lý kho và xử lý vận đơn.

Tăng cường công nghệ, thiết bị hiện đại

Cũng từ yêu cầu thực tiễn, các doanh nghiệp lớn đang ngày càng chú trọng mở rộng mạng lưới dịch vụ, hệ thống kho bãi, tiện ích và công nghệ để tăng năng suất giao hàng. Trong đó, đầu tư kho ngoại quan là lĩnh vực được doanh nghiệp chú trọng. Bởi đây cũng là “mắt xích” quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng tính linh hoạt và sức cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Xác định được vai trò của hoạt động kho ngoại quan trong tổng thể hoạt động logistics nói chung, thời gian qua, Bưu điện Việt Nam đã tập trung ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung nguồn lực nâng cao công suất và chất lượng dịch vụ kho ngoại quan. Đến nay, Bưu điện Việt Nam có hệ thống kho ngoại quan tại miền Bắc với tổng diện tích khoảng 73.000m2. Ông Nguyễn Đình Cường, Giám đốc Công ty Logistics, đơn vị thành viên của Bưu điện Việt Nam, cho biết: “Hệ thống kho ngoại quan mô hình cung ứng VMI (Vendor Managed Inventory) mà Bưu điện Việt Nam đang triển khai phù hợp với nhiều lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là phục vụ lưu trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho các doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu. Thực tế, Bưu điện Việt Nam đã và đang là đối tác logistics cung cấp giải pháp kho ngoại quan toàn diện cho hàng chục doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị điện tử, may mặc, giày da… Tính riêng trong quý 1/2024, doanh nghiệp đã xử lý 1.571 tờ khai nhập khẩu vào kho ngoại quan, nhiều nhất trong nhóm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê và vận hành kho ngoại quan”.

Bên cạnh đó, Bưu điện Việt Nam cũng trang bị hệ thống quản lý an ninh có mức kiểm soát cao nhất, đáp ứng đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn an ninh tương đương cảng hàng không quốc tế như: hệ thống soi chiếu hồng ngoại, camera giám sát 24/24, bao quát toàn bộ các vị trí trong kho, kết nối dữ liệu trực tiếp với cơ quan Hải quan, đảm bảo phục vụ tốt nhất việc thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành cũng như đáp ứng các yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan quản lý. Kho ngoại quan của Bưu điện Việt Nam tại Vĩnh Phúc là kho ngoại quan đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận an ninh TAPA-A (tiêu chuẩn an ninh kho bãi tốt nhất thế giới).

Đặc biệt, Bưu điện Việt Nam hiện đang sở hữu nhiều lợi thế để phát triển các dịch vụ logistics, mạng lưới vận chuyển phủ rộng khắp 63 tỉnh, thành phố đến biên giới, hải đảo cùng hàng chục nghìn tuyến phát, kết nối vận chuyển không chỉ trong phạm vi nội địa mà còn mở rộng đến hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), là một trong những ngành then chốt, logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt trong khía cạnh “chuyển đổi số” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu phát thải carbon, xả thải bao bì gây ô nhiễm môi trường nhờ việc tối ưu lộ trình vận chuyển cũng như quản trị tốt việc giao hàng dựa trên các ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo. Những lợi ích này không chỉ mang lại giá trị cho từng doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế và chất lượng dịch vụ mà còn tác động chung đến toàn ngành logistics và thương mại điện tử cũng như nền kinh tế.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Tháo gỡ điểm nghẽn, phục hồi thị trường bất động sản
  • Mốt chơi nhà gỗ bạc tỉ của đại gia xứ Nghệ
  • Nữ thực khách sốc phát hiện dòi trong miếng bít tết 1 triệu đồng
  • Chuyện ít biết về ngôi nhà Bá Kiến ở làng “Vũ Đại”
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Long An đoạt giải nhất Hội thi các trò chơi dân gian
  • Khám phá những vũ khí “độc nhất vô nhị” của Nga
  • Phong thủy chọn biệt thự, chung cư năm Rồng
  • Màu sơn tường nói gì về bạn?
推荐内容
  • Dầu mù u sớm được hoàn thiện quy trình sản xuất, thương mại hóa
  • Dự án Usilk City của STL: Tiền huy động đi đâu?
  • Hợp tác ASEAN
  • Điểm nhấn trong báo cáo của Mueller và tương lai của Tổng thống Trump
  • Người tiêu dùng cần cảnh giác trước những nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Cơm tấm, bánh chưng lọt top món ăn từ gạo ngon nhất Đông Nam Á