【xem lai tran dau】Để vụ ép mía được thuận lợi
Nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt để vụ ép mía tới đây được thuận lợi,Đểvụpmađượcthuậnlợxem lai tran dau đồng thời giúp người trồng mía có nguồn lợi nhuận để an tâm tái sản xuất, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm.
Casuco và các nhà máy đường đề nghị ngành chức năng cần siết chặt công tác chống đường lậu để đường trong nước được tiêu thụ dễ dàng hơn.
Thách thức từ đường lậu
Theo kế hoạch dự kiến của các nhà máy đường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Casuco nói riêng thì còn khoảng một tháng nữa, một số nhà máy đường sẽ bắt đầu vào vụ ép cho niên vụ mía 2018-2019. Dù thời gian vào vụ ép đã cận kề nhưng nhiều nhà máy đường cho biết là họ đang gặp không ít áp lực và thách thức trước vụ ép và khả năng sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Theo đó, một trong những áp lực lớn trong lúc này là giá đường vẫn đang ở mức thấp, tình hình tiêu thụ đường gặp nhiều bế tắc do đường lậu (chủ yếu từ Thái Lan) trên thị trường. Chính điều này dẫn đến lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường tương đối lớn. Qua thống kê sơ bộ của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện cả nước còn tồn kho khoảng 650.000 tấn đường và đây là mức tồn kho kỷ lục từ trước đến nay.
Ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Casuco, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (Hiệp hội), cho biết: Qua theo dõi thì năm nay Thái Lan sản xuất đường đạt mức kỷ lục, với gần 15 triệu tấn đường, trong khi mức tiêu thụ trong nước của họ chỉ hơn 2 triệu tấn. Do đó, để tiêu thụ số lượng lớn đường còn lại thì không còn cách nào khác là các doanh nghiệp nước này tìm cách bán sang các nước khác nên đường lậu không thuế của Thái Lan luôn tràn ngập trên thị trường Việt Nam với giá bán thấp hơn đường trong nước 1.000 đồng/kg. Từ đó, gây nhiều khó khăn cho các nhà máy đường trong nước và dẫn đến tình hình đường tồn kho kỷ lục như hiện nay.
Cũng theo ông Vinh, việc đường lậu đang hoành hành trên thị trường trong nước như hiện nay không chỉ gây khó cho việc tiêu thụ đường của các doanh nghiệp trong nước mà còn làm thiệt hại cho Nhà nước, nông dân trồng mía một khoản tiền không nhỏ. Bởi qua thống kê của Hiệp hội, hàng năm có khoảng 500.000 tấn đường lậu được tiêu thụ tại Việt Nam (bằng 1/3 lượng đường trong nước sản xuất), mà là đường lậu thì không phải đóng thuế VAT và thực hiện theo cam kết khi gia nhập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) thì Việt Nam vẫn đang thực hiện thuế suất nhập khẩu đường từ các nước ASEAN là 5% nhưng đường lậu lại không phải đóng khoản thuế này. Chỉ tính riêng hai khoản trên thì đường lậu đang rẻ hơn đường trong nước 1.000 đồng/kg và khi nhân lên với số lượng 500.000 tấn đường lậu thì Nhà nước đã thất thu 500 tỉ đồng mỗi năm.
Số tiền thất thu trên chỉ là của Nhà nước, còn các doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh với đường lậu giá thấp thì buộc lòng phải giảm giá bán xuống mới tiêu thụ được đường và khi giảm giá đường thì kéo theo giảm giá thu mua mía cho người dân. Đơn cử như niên vụ mía 2018-2019 này, do giá đường từ 12.000 đồng/kg của vụ trước nay giảm xuống còn 11.000 đồng/kg nên Casuco ký hợp đồng bao tiêu mía cho nông dân từ 900 đồng/kg (niên vụ 2017-2018) giảm xuống 800 đồng/kg. Như vậy, nếu tính tổng sản lượng mía cả nước khoảng 15 triệu tấn/năm và với việc giảm giá bao tiêu 100 đồng/kg thì trước mắt người trồng mía Việt Nam mất 1.500 tỉ đồng. Ngoài ra, còn thêm các doanh nghiệp hạ giá bán xuống để cạnh tranh và tình hình đường tồn kho cũng gây thiệt hại khoảng 500 tỉ đồng.
Trước những tổn thất lớn do đường lậu gây ra, nhất là sớm giúp các doanh nghiệp mía đường có thể tiêu thụ hết lượng đường đang tồn kho để bắt đầu vào vụ ép mới được thuận lợi, Casuco và các nhà máy đường đề nghị Chính phủ và chính quyền các địa phương cần siết chặt hơn trong công tác chống đường lậu và gian lận thương mại. Bởi xét thấy, nếu đường lậu cứ tiếp tục hoành hành và kéo dài trong thời gian tới thì không chỉ ngành mía đường mà nhiều mặt hàng khác cũng khó trụ vững trên thị trường, trong khi ngành mía đường Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng để phát triển.
Quyết liệt nhiều giải pháp
Ông Nguyễn Vũ Trường, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, thông tin: Với những khó khăn và kiến nghị của Casuco về tình hình đường lậu, đường tồn kho, sức ép vào niên vụ ép mới... Sở Công thương tỉnh đã có văn bản gửi đến Bộ Công thương về việc yêu cầu tăng cường chống đường lậu, tạm dừng nhập - tái xuất đường từ nước ngoài; mặt khác cũng đề xuất với các ngành có liên quan xem xét miễn thuế VAT và nới lỏng nợ tín dụng từ các ngân hàng. Đơn vị cũng thường xuyên chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác thanh, kiểm tra về mặt hàng đường trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định. Tới đây, công tác thanh, kiểm tra mặt hàng đường sẽ tiếp tục thực hiện liên tục.
Ngoài Sở Công thương, lãnh đạo UBND tỉnh cũng đang rất quan tâm với vấn đề nhức nhói của ngành mía đường là việc làm thế nào ngăn chặn đường nhập lậu hiệu quả để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người trồng mía. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho hay: Hiện Hậu Giang là tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, với gần 10.600ha của niên vụ mía 2018-2019. Trước những khó khăn chung của ngành mía đường nên vấn đề đầu ra của cây mía trong vụ mía năm nay đang đặt ra không ít lo lắng cho ngành chức năng. Tuy nhiên, qua thông tin từ các nhà máy đường thì để giải bài toán này, trước mắt UBND tỉnh đề nghị Sở Công thương tỉnh cần tăng cường công tác chống đường lậu và sớm có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh về việc kiến nghị với Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan của Trung ương trong việc xem xét những vấn đề đang tồn tại làm nghẽn sự phát triển của ngành mía đường trong nước, từ đó có những giải pháp phù hợp hơn giúp doanh nghiệp và nông dân trồng mía có thể an tâm với nghề. Về lâu dài, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành có liên quan của tỉnh tăng cường phối hợp với doanh nghiệp trong việc thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống mới, áp dụng cơ giới hóa vào những khâu sản xuất có thể nhằm ổn định vùng mía theo quy hoạch tới đây.
Bên cạnh những giải pháp trên, các nhà máy đường vùng đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế như hiện nay thì tới đây, Chính phủ cũng cần có những chính sách cho ngành mía đường được ngang bằng với các nước trong khu vực thì ngành mía đường, nông dân trồng mía sẽ trụ vững và phát triển được với cây mía.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Thể thao)
- ·Con gái có đồng phạm cùng cậu cắt chân mẹ?
- ·Hưng Yên: Nắm chắc địa bàn, kiểm soát thị trường đợt cao điểm cuối năm
- ·Bệ đỡ cho thể thao học đường phát triển
- ·Quốc Cường Gia Lai trả bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.882 tỷ đồng
- ·Ly hôn khi mang thai, tôi phải làm sao?
- ·Khởi sắc phong trào bóng chuyền
- ·Triệt phá điểm trung chuyển hàng hóa lớn, với số lượng 10 tấn
- ·Ráo riết chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh
- ·Cặp song sinh ung thư máu cầu cứu sự sống
- ·Lý do sau 1,5 năm mới phát hiện xác chết trong căn hộ cao cấp ở Hà Nội
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 10/2013 (Lần 2)
- ·Thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh, hiệu quả
- ·Tiếp tục triệt phá cơ sở sản xuất nước giặt giả mạo nhãn hiệu D
- ·Đề xuất sử dụng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững
- ·Em dâu gì mà suốt ngày nhắn tin tâm sự với anh chồng
- ·Hà Nội hướng dẫn quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất theo Nghị định số 108/2024/NĐ
- ·QLTT Khánh Hoà: Tăng cường kiểm tra thị trường phục vụ Tết Tân Sửu
- ·Buôn lậu thuốc lá thế hệ mới dịp Tết Nguyên đán: Nguy cơ tăng đột biến
- ·Chồng gì mà không đóng góp tiền cho vợ nuôi con
- ·Sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay phù hợp với đặc thù kinh doanh