【kết quả các trận bóng hôm nay】Xét tuyển lớp 6 chuyên: Yêu cầu toàn điểm 10 có tạo tình trạng chạy điểm?
Xét tuyển lớp 6: Tiêu chí phụ nảy sinh tiêu cực | |
Phương án xét tuyển lớp 6 trường chuyên Amsterdam | |
Xét tuyển lớp 6: Trường “điểm" tranh trò giỏi | |
Trường Marie Curie xét tuyển lớp 6 qua "Sân chơi trí tuệ" |
Những tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 trường chuyên, trường chất lượng cao sẽ tạo ra áp lực không nhỏ đối với học sinh. Ảnh: ST. |
Không tạo áp lực?
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm nay số học sinh lớp 5 hết cấp tăng khoảng 30.000 so với năm ngoái. Đối với trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và các trường THCS công lập chất lượng cao như: THCS Cầu giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm, thí sinh vào lớp 6 không theo tuyến và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp kiểm tra, kiểm tra đánh giá năng lực. Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh báo cáo với Phòng GD&ĐT để trình UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt.
Năm nay, sức nóng tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội không chỉ do số học sinh đông mà còn vì những thay đổi trong tuyển sinh theo hướng chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, đặc biệt các trường chuyên, trường chất lượng cao của thành phố. Đơn cử, gần đây Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo quy định về tuyển sinh vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam. Theo đó, năm 2019, trường sẽ tuyển sinh kết hợp giữa sơ tuyển và kiểm tra đánh giá năng lực. Học sinh muốn vào trường sẽ phải làm 3 bài kiểm tra. Nhưng trước đó phải lọt qua vòng hồ sơ dự tuyển ngặt nghèo.
Cụ thể, tổng điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm của môn Toán, tiếng Việt trong 2 năm học lớp 1 và 2 phải đạt từ 39 điểm trở lên. Tính ra, trong 4 bài kiểm tra này, chỉ có 1 bài được điểm 9, còn lại phải là điểm 10. Đối với năm lớp 3, tổng số các bài kiểm tra định kỳ cuối năm của 2 môn Toán, tiếng Việt phải đạt 20 điểm, tức mỗi môn phải đạt điểm 10. Đến năm lớp 4 và 5, từng năm phải đạt điểm 10 của 4 bài kiểm tra các môn: Toán, tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Như vậy học sinh phải gần như toàn điểm 10 mới có cơ hội dự tuyển trường này.
Ngoài các tiêu chuẩn về 3 môn trên, học bạ của thí sinh các năm từ lớp 3 phải đạt “hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện”. Những thí sinh có điểm sơ tuyển từ 139 trở lên sẽ tham gia vòng 2 với 3 môn kiểm tra đánh giá năng lực là môn Toán, tiếng Việt và tiếng Anh. Mỗi môn làm bài trong thời gian 45 phút, điểm tính theo thang điểm 10, điểm lẻ được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Đặc biệt, kết quả của những cuộc thi trong thời gian học tiểu học không được xem xét ưu tiên trong quá trình xét tuyển.
Với những quy định nêu trên nhiều học sinh đang có ý định xét tuyển vào trường chuyên Hà Nội – Amsterdam đã trượt từ vòng “gửi xe”. Đối với những học sinh đủ điều kiện xét tuyển thì việc vượt qua vòng kiểm tra đánh giá năng lực của trường này cũng sẽ gặp không ít áp lực.
Trao đổi về việc tuyển sinh nghiêm ngặt ở các trường có gây áp lực cho học sinh, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Nội) nhận định: "Phương án tuyển sinh vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam không tạo áp lực cho học sinh cấp tiểu học. Sở dĩ, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 của trường này chỉ có 200 học sinh so với toàn thành phố là 132.500 học sinh lớp 5 dự tuyển vào lớp 6. Như vậy, chỉ tiêu tuyển sinh của trường chiếm khoảng 0.15%".
Chỉ tiêu tuyển sinh của trường chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với số học sinh lớp 5 dự tuyển vào lớp 6, tuy nhiên, hàng năm số lượng học sinh đăng ký xét tuyển vào trường này luôn cao gấp nhiều lần so với chỉ tiêu. Thậm chí, tỉ lệ chọi của trường này luôn được đánh giá cao hơn so với đại học. Để đạt được những tiêu chí xét tuyển nhà trường đề ra, phụ huynh đã phải đề ra mục tiêu học tập cho con mình từ khi vào lớp 1. Thực sự, việc này đã tạo áp lực không nhỏ cho các học sinh đang ở “tuổi ăn tuổi chơi”.
Dễ xảy ra tình trạng chạy điểm?
Ngay sau khi trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam thông báo phương án tuyển sinh vào lớp 6, năm học 2019-2020 nhiều phụ huynh “choáng váng” với tiêu chí tuyển sinh vào lớp 6 của trường này. Một phụ huynh có con học lớp 5 ở quận Tây Hồ, Hà Nội đang có ý định cho con xét tuyển vào trường này cho biết: “Trường yêu cầu các bài kiểm tra gần như điểm 10 tuyệt đối, nếu cháu nào lỡ có một điểm 8 thì coi như giấc mơ vào trường này vĩnh viễn không thực hiện được. Để có một học bạ “đẹp” như vậy khó tránh khỏi các tiêu cực liên quan đến vấn đề “xin điểm”.
Đứng ở góc độ là một nhà giáo, cô Vũ Thị Thu Hương, nguyên giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, khi Bộ GD&ĐT đề ra quy định cấm các trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6, trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam đã đề cao điều kiện xét tuyển và quy định này cũng được nhà trường thực hiện trong nhiều năm nay. Theo cô Hương, vì hiện nay, hầu hết bài kiểm tra của học sinh tiểu học sẽ rơi vào khoảng từ 9-10 điểm nên nhà trường cho rằng quy định đó là phù hợp. “Tuy nhiên, với quy định xét tuyển do nhà trường đề ra dễ xảy ra hiện tượng chạy điểm để đủ kiện xét tuyển. Không chỉ có vậy, để có thành tích đẹp nhiều giáo viên sẽ cho học sinh thi lại để lấy điểm cao hơn. Phụ huynh cũng sẽ bị áp lực từ những quy định đó và bắt con phải học thêm nhiều để đạt được các tiêu chí do trường đề ra”, cô Hương nhấn mạnh.
Cô Hương cũng cho rằng, để giải quyết vấn đề chạy điểm, chạy trường, áp lực của phụ huynh và học sinh không đơn giản. “Phải xóa bỏ toàn bộ hệ thống trường chuyên, bởi những trường này luôn có quy định tuyển sinh gây áp lực cho học sinh. Trường chuyên quan tâm tới đầu vào vì đầu vào tốt thì quá trình đào tạo dễ dàng. Hiện nay, trường chuyên của Hà Nội cũng không có điểm khác biệt nhiều so với những trường khác. Không chỉ có trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam mà tôi thấy hệ lụy rất lớn, hiện nhiều trường tư thục cũng đề ra tiêu chí tuyển sinh giống trường chuyên và có cuộc đua học rất nặng đối với học sinh. Học sinh cũng phải học “trầy trật” để đạt được các tiêu chí đó. Tất cả những quy định đó là căn bệnh thành tích trong giáo dục”, cô Hương nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Phạm Tất Dong, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, với quy định tuyển sinh “ngặt nghèo” của trường chuyên, trường chất lượng cao có thể tạo ra tình trạng chạy điểm, sửa điểm học bạ. Ngoài việc mua bán điểm, theo ông Dong việc đáng lo ngại là thời điểm trước khi xét tuyển vào trường chuyên, trường chất lượng cao các em học sinh có thể học giỏi nhưng sau khi vào trường chưa chắc các em đã học giỏi. Nhà trường chọn nhân tài phải dựa vào những những câu hỏi, tình huống… bộc lộ được tài năng của các em, chứ không phải chỉ căn cứ vào kết quả học tập.
(责任编辑:World Cup)
- ·Xăng tăng giá: Thà một lần đau, còn hơn...
- ·Đột kích trường gà, bắt 16 con bạc
- ·Cần xử lý nghiêm hành vi vượt đèn vàng
- ·Bắt đối tượng truy nã sau 2 năm lẩn trốn
- ·Chức năng của tháp giải nhiệt, ứng dụng và một số đại diện tiêu biểu
- ·Giữ bình yên xóm biển
- ·Hiệu quả từ hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội
- ·Bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm
- ·'Từ chối' gần gũi là chồng đánh
- ·Người dân Bạc Liêu đồng tình cao với chủ trương làm đường Hồ Chí Minh
- ·Sự sống mong manh của bé trai 5 tuổi
- ·Nhóm đối tượng chạy xe Exciter 150 chém nhiều người đi đường trong đêm bị tạm giữ
- ·Cảnh báo hoả hoạn từ điện
- ·Bạc Liêu có 2 gương sáng pháp luật được vinh danh năm 2023
- ·Tiếng kêu cứu nghẹn lòng của 6 anh em mồ côi cha mẹ
- ·Tổ Nhân dân tự quản: Giữ bình yên cuộc sống
- ·Thương lắm miền Tây
- ·TP. Bạc Liêu: Cháy trong Khu dân cư Phường 5
- ·Tình sinh viên dở khóc, dở cười
- ·Điểm tựa cho Nhân dân vùng biên