【bongdatructuyen.vn】Giao dịch với bên liên quan: Lỗ hổng trong quản lý rủi ro ngân hàng
Giao dịch với bên liên quan,ịchvớibênliênquanLỗhổngtrongquảnlýrủirongânhàbongdatructuyen.vn được hiểu là các hợp đồng kinh tế hay các giao dịch khác giữa hai bên có kết nối với nhau bởi một mối quan hệ nhất định phát sinh từ trước khi giao dịch, thường gặp khá phổ biến ở các ngân hàng Việt Nam.
Các loại giao dịch với bên liên quan có trục lợi phổ biến là người liên quan mua tài sản sau đó cho ngân hàng thuê lại, hay bán cho ngân hàng với giá rất cao. Hoặc trường hợp ngân hàng cho các công ty liên quan vay rất phổ biến. Một “chiêu” được các ngân hàng áp dụng để lách quy định về quản lý rủi ro là “cho vay chéo”.
Chia sẻ tại cuộc tọa đàm ngày 14/1, ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc Danh mục đầu tư - Công ty quản lý Quỹ Dragon Capital, quỹ đầu tư có cổ phần tại 5 ngân hàng thương mại Việt Nam, đưa ra một ví dụ ngân hàng A có công ty liên quan là X, ngân hàng B có công ty liên quan là Y. Nếu ngân hàng A cho công ty X vay sẽ phải thông qua HĐQT, qua quy trình về phê duyệt giao dịch người liên quan, hoặc vượt quá giới hạn quy định. Vì vậy, hai ông chủ ngân hàng làm việc với nhau, A sẽ cho Y vay, B cho X vay với cùng số tiền. Như vậy, cả hai ngân hàng đã lách được quy định cho vay với ngươi liên quan.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp, ngân hàng cho công ty vay, nhưng sau đó lãnh đạo ngân hàng đó được hưởng cổ phần tại công ty được vay, hoặc các ngân hàng cho công ty không liên quan vay nhưng thực chất là cho vay hộ cho người có liên quan.
Trong khi đó, về mặt chính sách, các quy định của cơ quan quản lý về giao dịch với bên liên quan hiện nay còn rất chung chung. Danh sách những người liên quan theo quy định của Việt Nam chưa đầy đủ theo các thông lệ quốc tế. Việc giải quyết các vấn đề về giao dịch với bên liên quan hầu như chỉ theo điều lệ của ngân hàng, không có các chuẩn mực cụ thể.
Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia quốc tế, việc xây dựng một quy trình quản lý và giám sát rủi ro trong giao dịch với bên liên quan là rất quan trọng với hệ thống ngân hàng bởi đây có thể là nguyên nhân gây khủng hoảng với ngân hàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung.
“Không phải lúc nào giao dịch với bên liên quan cũng có rủi ro, có hại, nhưng phải thận trọng vì trong nhiều trường hợp, giao dịch này là nguồn cơn của cơn khủng hoảng tài chính tại nhiều nước, làm suy yếu hệ thống tài chính”, ông Alwaleed Alatabani, Chuyên gia trưởng về lĩnh vực tài chính, Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) lưu ý./.
Nhóm hợp tác bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Công ty Tài chính Phát triển Hà Lan (FMO) và Quỹ đầu tư Dragon Capital tại Việt Nam (DCG) đã tổ chức hội thảo giới thiệu Sổ tay Hướng dẫn về Giao dịch với Bên liên quan dành cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Chương trình đã thu hút sự tham dự của các lãnh đạo từ hơn 30 ngân hàng thương mại, đại diện các đối tác liên quan và cơ quan truyền thông. |
H.Y
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·“Không có tiền mổ tim, nhà cháu đành bế con về!”
- ·Phố Nối House mở bán loạt shophouse vị trí đẹp nhất kèm ưu đãi vàng
- ·Doanh nghiệp khổ sở vì tin thất thiệt trên mạng
- ·Đại gia Shilla xứ Hàn “tham chiến” thị trường Việt
- ·Phó Chủ tịch QH thấy mơ hồ với mua bán ngân hàng 0 đồng
- ·Apec Group phá băng thị trường bất động sản Hải Dương bằng tuyệt chiêu độc nhất vô nhị
- ·Quảng Trị sẽ có khu khách sạn, nghĩ dưỡng ven biển với quy mô gần 3.000 phòng
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID
- ·Mỗi ngư dân là một chiến sỹ biên thùy
- ·50 thí sinh tham gia hội thi cán bộ quản lý an toàn thực phẩm
- ·Con không muốn thấy mẹ ngoại tình
- ·Đất Xanh Miền Trung tung “siêu” sản phẩm cho thuê 20 triệu/ngày/đêm
- ·Đầu tư 312 tỷ đồng xây dựng Khu tái định cư thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)
- ·Thuốc lá gây hại cho nữ giới và suy giảm sức khỏe sinh sản
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày đầu tháng 1/2011
- ·Hawaii Seaside
- ·Bình Dương được phân bổ 6.300 liều vắc xin DPT
- ·Dự án nào đáng “xuống tiền” tại khu vực Đông Nam Hà Nội?
- ·Các cơ quan phúc đáp cuối tháng 7/2013
- ·Bộ Y tế và chuyên gia khuyến cáo gì khi có biến thể phụ EG.5 Omicron?