【kuw】Cẩn trọng với chiêu “bán hàng giá rẻ”
Nắm tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng và người bán hàng rong cố ý niêm yết giá mập mờ nhằm đánh lừa người mua. Những “chiêu trò” này dẫn tới nhiều tình huống dở khóc, dở cười cho người mua hàng.
Người bán hàng cố tình ghi mập mờ giá cả hàng hóa để đánh lừa người tiêu dùng
Để thu hút người mua, không ít người bán hàng rong và cửa hàng cố ý ghi giá của sản phẩm một cách mập mờ khó hiểu. Nếu không tinh mắt hoặc không cẩn thận hỏi trước, khách hàng dễ dàng “dính đòn” của người bán.
Trên các tuyến đường ĐT743 (phường An Phú, TX.Thuận An), quốc lộ 13, quốc lộ 1k, quốc lộ 1A… nhiều người thường thấy các xe bán các loại rau, củ, trái cây với mức giá “rẻ như cho không”. Các xe hàng rong này thường sử dụng chiêu “cưa đôi” giá sản phẩm và cố tình ghi đậm số tiền nhưng ghi mờ số ký bán ra. Ví dụ, người bán ghi 8.000 đồng/1/2kg nho tươi. Thay vì ghi số 1/2 đậm màu, to để người mua nhìn rõ thì người bán ghi con số một cách mờ nhạt, bé tí. Nhìn từ xa, nếu không tinh mắt, khách hàng sẽ hiểu nhầm 1kg nho tươi chỉ có giá 8.000 đồng. Vì “ấn tượng” với mức giá “bèo” này mà rất nhiều người ghé lại chọn mua. Tuy nhiên, khi tính tiền, khi người bán lấy tiền gấp đôi giá thì người mua mới giật mình. Nếu xảy ra cự cãi, người mua mang tấm bảng ra làm bằng chứng. Nhìn kỹ lại, người mua té ngửa vì... mình đã không nhìn kỹ!
Thường xuyên đi chợ và biết được giá cả nên chị Nguyễn Hồng Ngọc (ngụ phường Bình Hòa, TX.Thuận An) thấy một xe đầy xoài keo thì tấp vào mua. Nhìn sơ qua bảng giá, chị thấy rõ dòng chữ: “Xoài keo siêu ngọt, bao ăn, 10.000/kg”. Thấy rẻ hơn ngoài chợ nên chị quyết định mua. Chị Ngọc mua hơn một ký xoài. Khi tính tiền, anh bán hàng bảo 24.000 đồng. Tưởng người bán xoài tính nhầm, chị thắc mắc: “Xoài chỉ 10.000 đồng/kg mà?”. Lúc này người bán chỉ vô biển quảng cáo bảo chị đọc lại. Chị nhìn kỹ mới thấy tấm bảng ghi xoài có giá 10.000 đồng/1/2kg, nhưng số 2 được người bán ghi nhỏ như hạt bắp. Lỡ mua rồi đành trả tiền, nhưng chị vẫn thấy ấm ức.
Sau khi “mánh 1/2kg” dần bị người mua phát hiện, nhiều người đẩy xe bán trái cây dạo tung chiêu mới: Trên bảng giá không ghi 1/2kg với số 2 rất nhỏ và mờ nữa mà để hẳn giá của 1kg. Thế nhưng, người bán sử dụng chiêu “Treo đầu dê, bán thịt chó”. Theo cách này, người bán hoán đổi giá bán của sản phẩm này thành giá của sản phẩm khác. Khi người mua thắc mắc, người bán cười trừ và cho rằng đã viết nhằm hoặc “quên” chưa thay biển quảng cáo. Nhiều người không muốn bị “quê độ” nên phải cắn răng mua với giá còn cao hơn trong chợ.
Mới đây, anh Nguyễn Văn Sinh, một người đi chợ cũng “mắc bẫy” chiêu này. Anh cho biết: “Tôi chạy xe trên quốc lộ 13 thì thấy xe bán bơ treo biển giá 15.000 đồng/kg. Thấy rẻ nên tôi vào mua gần 2kg. Đến lúc cân, người bán đòi 40.000 đồng. Khi tôi hỏi lại mới biết giá thật là 20.000 đồng/kg. Tôi ngạc nhiên hỏi thì cô bán bơ trả lời: “15.000 đồng là giá trước đó. Giờ bơ khan hiếm nên giá có nhỉnh lên, chưa kịp thay bảng mới”. Không muốn đôi co nên tôi trả tiền và xem là bài học kinh nghiệm mua bán của mình vậy!”.
Ngoài những hình thức “gài” của người bán hàng rong, không ít cửa hàng dùng chiêu “giật giá” bằng cách đề bảng giá rẻ, bán đồng giá... nhưng khi người mua vào chọn hàng thì được nhân viên chỉ vào đồ đã bị loại, hàng dạt… muốn mua hàng xịn phải bỏ thêm tiền. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng quần áo, giày dép... treo biển khuyến mãi, giảm giá 50% đến 80%/sản phẩm. Tuy nhiên, chẳng ai biết sản phẩm đó có giá thật là bao nhiêu để so sánh. Chỉ biết rằng khi mua xong, sản phẩm được khuyến mãi “khủng” cũng có giá tương đương với các sản phẩm không khuyến mãi khác. Ai mà biết được bao nhiêu trong số những cửa hàng giảm giá đúng? Họ có thể tăng giá lên rồi hạ xuống, thậm chí giá khuyến mãi còn cao hơn giá gốc.
Ông Nguyễn Văn Bán, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh cho rằng: “Tình trạng người bán hàng cố tình sử dụng một số xảo thuật nhằm đánh lừa người tiêu dùng như ghi giá mập mờ, “Treo đầu dê, bán thịt chó”… vốn không còn mới lạ. Nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn mắc bẫy là do tâm lý thích hàng giá rẻ. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn thích mua hàng bên lề đường vì tiện lợi, không phải vào chợ mất thời gian và… tiền gửi xe. Để không bị mắc bẫy, người tiêu dùng phải có sự lựa chọn thông minh, đừng vì ham giá rẻ mà bỏ quên chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào đạo đức của người bán hàng rất nhiều. Người bán hàng đừng vì một ích lợi nhuận trước mắt mà đánh mất uy tín của mình. Trong buôn bán, mất uy tín là coi như mất tất cả”.
(责任编辑:World Cup)
- ·Có hay không việc xăng dầu bị rút bớt từ xe bồn?
- ·Google đổi ảnh đại diện mừng ngày Quốc khánh Việt Nam 2024
- ·Hơn 6.200 vị trí mất liên lạc di động do bão Yagi
- ·Cha đẻ Telegram bị bắt, tiền số TON 'bốc hơi' hàng tỷ USD
- ·“Ổ voi” nằm giữa đường 2 năm mà không tu sửa
- ·Cách đăng video dài trên TikTok
- ·Cộng đồng công nghệ Việt chê 'Táo mới' lẫn sự kiện ra mắt
- ·Garmin ra mắt fēnix 8 Series, giá từ 26,9 triệu đồng
- ·Bị bỏ rơi khi biết cái thai không còn
- ·iPhone mới sẽ được trang bị chip AI do Arm thiết kế
- ·Công ty Điện lực Long An chủ động bảo đảm cấp điện ổn định cho Tuần Văn hóa
- ·iPhone 16 series: Trang bị chip tiên tiến nhất, bản Max Pro giá 30 triệu đồng
- ·Trên tay iPhone 16 Pro Max
- ·MobiFone hỗ trợ người dân chuyển đổi điện thoại 2G lên 4G
- ·Ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao
- ·Giá iPhone 16 thấp nhất 23 triệu, cao nhất 47 triệu đồng
- ·Giá iPhone 16 thấp nhất 23 triệu, cao nhất 47 triệu đồng
- ·Chicilon Media hợp tác khám phá tương lai của kênh truyền thông thang máy
- ·Ra mắt lần đầu tại Việt Nam: Nước tăng lực HYRO Energy không bổ sung đường
- ·‘Vũ khí bí mật’ giúp iPhone 16 cạnh tranh với đối thủ Android