【kết quả đức b】Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ: Hà Nội không điều chỉnh các chỉ tiêu năm 2020
Sáng ngày 6/7/2020, kỳ họp thứ 15 HĐND TP.Hà Nội đã chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự khai mạc kỳ họp.
Việt Nam là hình mẫu trong ứng phó hiệu quả với dịch bệnh
Phát biểu tại kỳ họp, ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, từ cuối năm 2019 đến nay, tình hình quốc tế và trong nước có những biến động lớn, chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động bởi đại dịch Covid-19. Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái; các nước, đối tác lớn của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng; hầu hết các ngành, lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng nặng nề; nhiều hoạt động kinh tế-xã hội bị ngưng trệ.
Là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, mật độ dân cư đông đúc và có nhiều khách vãng lai, Thủ đô Hà Nội là địa bàn có rủi ro cao và bị ảnh hưởng nặng nề nhất so với các địa phương trong cả nước. Với sự cố gắng, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị, các cấp, người dân, doanh nghiệp, thành phố đã tập trung thực hiện có kết quả “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức tốt đại hội đảng các cấp và nhiều sự kiện chính trị lớn của Thủ đô và đất nước.
Theo đó, tất cả 118 ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn đều đã khỏi bệnh, không có người tử vong; đến nay sau hơn 2 tháng, không phát sinh ca nhiễm mới ngoài cộng đồng. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, Hà Nội đã tiên phong đi đầu và cùng với cả nước khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, được dư luận thế giới, kể cả những nước phát triển ngưỡng mộ, đánh giá cao, coi Việt Nam là hình mẫu trong ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.
Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng, tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của thành phố. Kinh tế Thủ đô giảm sâu trong tháng 4, phục hồi trở lại giữa tháng 5 và tăng trưởng khá mạnh vào tháng 6. Tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm tăng 3,39%. Đây là mức tăng trưởng cao hơn khá nhiều so bình quân chung của cả nước (chỉ đạt 1,81%) và trong điều kiện tăng trưởng chung toàn cầu năm 2020 dự báo âm 4,9% theo dự báo mới nhất của IMF.
Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,94%. Nông nghiệp từ tăng trưởng âm 1,17% trong quý I, đã tăng trưởng 3,5% trong quý II, 6 tháng tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 1,15% của cùng kỳ 2019; dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, công tác tái đàn đang được tập trung đẩy mạnh. Lĩnh vực dịch vụ vẫn tăng 2,59% so với cùng kỳ, đây là nỗ lực, cố gắng rất lớn của ngành công thương và du lịch, dịch vụ trong kích cầu nội địa. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số CPI tăng 3,68%. Thu ngân sách cơ bản được đảm bảo, 6 tháng đầu năm ước đạt 143.478 tỷ đồng, bằng 51,4% dự toán, tăng 11% so với cùng kỳ 2019.
Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ ách tắc, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư vượt qua giai đoạn khó khăn...
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bí Thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, thành phố cần sớm khắc phục 8 thiếu sót, hạn chế như: Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế còn thấp, có thể phấn đấu cao hơn; số lao động được giải quyết việc làm giảm, thất nghiệp tăng; chỉ số giá được kiểm soát nhưng tiềm ẩn tăng cao ở nhóm hàng thực phẩm; tỷ lệ giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu; các hoạt động văn hóa, xã hội bị dừng trong thời gian dài do thực hiện giãn cách xã hội nhằm phòng, chống dịch Covid-19…
Quang cảnh thứ 15 HĐND TP.Hà Nội sáng ngày 6/7. Ảnh: Khánh Linh |
Xây dựng 2 kịch bản phát triển kinh tế
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhận định, trước bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố còn rất nhiều khó khăn, thách thức.
“Chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”; vẫn phải phòng, chống dịch hiệu quả, không để lây lan, bùng phát trở lại; vừa phải đẩy mạnh phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tổ chức thành công Đại hội đảng bộ cấp quận, huyện và Đại hội lần thứ 17 Đảng bộ thành phố theo Chỉ thị 35 ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị. Đồng thời, thành phố phải chuẩn bị các công việc cho bầu cử thành công đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, triển khai Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về “Thí điểm Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội” và một số chính sách đặc thù mà Quốc hội đã thông qua cho Hà Nội tại kỳ họp thứ 9 vừa qua” – ông Vương Đình Huệ nêu rõ.
Với quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ông Vương Đình Huệ khẳng định thành phố không điều chỉnh các chỉ tiêu năm 2020 Nghị quyết đã quyết định, đồng thời đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm và cả năm 2020 để chỉ đạo, điều hành.
Kịch bản 1 là tăng trưởng quý III đạt 7,8%, quý IV đạt 8,4% và dự báo cả năm đạt 5,9%. Kịch bản 2 là tăng trưởng quý III đạt 6,9%, quý IV đạt 7,4% và dự báo cả năm đạt 5,4%.
Với 2 kịch bản như trên, GRDP của Hà Nội năm 2020 tăng khoảng 5,4% (trung bình 5 năm 2016-2020 đạt 6,96%), phấn đấu đạt mức tăng cao hơn, khoảng 5,9% (trung bình 5 năm 2016-2020 đạt 7,06%).
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị HĐND thành phố tổ chức thực hiện hiệu quả Kết luận số 77 ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước. Cần khai thác tối đa thị trường trong nước, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế. Khai thác triệt để các nguồn lực của mỗi quận, huyện với phương châm “góp gió thành bão” để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020, phấn đấu GRDP tăng gấp 1,3 lần so với cả nước và hoàn thành nhiệm vụ thu 285.000 tỷ đồng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 của thành phố.
Đặc biệt, đối với các nghị quyết chuyên đề quan trọng, các cơ chế có tính chất đặc thù của thành phố, đề nghị HĐND phân tích kỹ, làm rõ sự cần thiết, cơ sở pháp lý, xác định các nội dung cụ thể và phương thức thực hiện khả thi để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.
Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Thường xuyên rà soát, rút gọn và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành…/.
Khánh Linh
(责任编辑:World Cup)
- ·Em ung thư máu hai chị nguy cơ bỏ học
- ·Cưỡng chế, thu hồi đất 3 hộ gia đình không chấp hành bàn giao mặt bằng
- ·Trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo xã biên giới
- ·TP.Hồ Chí Minh: Bắt tạm giam 7 bị can tại Trung tâm đăng kiểm 50
- ·Chúng em vào nhà nghỉ cùng nhau nhưng không làm gì hết...
- ·Biển Đông có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới/bão trong những ngày tới
- ·Hải quan Quảng Ngãi thu đạt 480 tỷ đồng
- ·Nhận định U20 Việt Nam vs U20 Qatar, 21h ngày 4/3
- ·Đèn giao thông thế này sao mà đi
- ·2 đối tượng tàng trữ 280 viên ma túy sa lưới
- ·Ly hôn: Mẹ cờ bạc, bố được quyền nuôi con nhỏ
- ·MU thông báo về việc kháng cáo thẻ đỏ Casemiro
- ·Hải quan Quảng Ngãi thu đạt 480 tỷ đồng
- ·MU nhận tin xấu về Raphael Varane trước đại chiến Liverpool
- ·Lấy trộm Laptop của bạn có được bảo lĩnh?
- ·Chuyện cũ, dân phiền
- ·SLNA và Viettel vào tứ kết giải U17 Quốc gia 2023
- ·Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán
- ·Anh vẫn chờ em dưới cây
- ·Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy thăm gia đình chính sách trên địa bàn Phú Vang