【lịch thi đấu bóng đá trong nước hôm nay】Thời khốn khó của những đứa trẻ thành thị 7X
Khoảng năm 1976,ờikhốnkhócủanhữngđứatrẻthànhthịlịch thi đấu bóng đá trong nước hôm nay khi gia đình mình mới chuyển về nhà B6, khu tập thể Trung Tự thì khu đất thuộc trường mẫu giáo Việt - Triều hiện giờ (thời đó còn gọi là nhà trẻ Việt - Triều) là nơi sửa chữa ô tô (không rõ của cơ quan hay đơn vị nào). Sau đó một vài năm, nhà trường mới được xây dựng.
Tiếc là lúc khánh thành thì mình đã tốt nghiệp đại học chữ to ở bên trường mầm non Kim Liên và học lớp 1, lớp 2 tại trường tiểu học Phương Liên hiện giờ.
Những đứa trẻ ở trường mẫu giáo
Do trường gần nhà nên có thể nói mọi ngóc ngách của trường Việt - Triều này mình “nắm trong lòng bàn tay”.
Đặc biệt, mình nhớ nhất mấy thứ đồ chơi dành cho trẻ em trong sân trường mà mấy anh, chị cũng thích chả kém như: cầu trượt, xích đu, đu quay, xà đơn, cưỡi ngựa… Có lẽ cái đu quay với 4 máy bay bằng tôn được ưu ái sử dụng thường xuyên nhất.
Do chỗ ngồi chỉ vừa cho mấy "phi công" được đào tạo tại trường cỡ 3-4 tuổi lái nên các "phi công" nghiệp dư ở mấy khu nhà B xung quanh toàn tranh thủ lượn trên cánh là chính. Cứ 1 phi công đẩy thì có đến 4, 5 phi công bám cánh mà lượn.
Thỉnh thoảng cũng có "phi công" do chưa có kinh nghiệm nên bị càng máy bay đập vào đầu do thoát ra ngoài vòng quay không kịp. Có lẽ máy bay là thứ phải sửa chữa và thay thường xuyên nhất trong các món đồ chơi trong sân.
Ngoài ra, sân chơi còn có cái đu quay đứng 6 rọ nhưng thường xuyên bị khóa, hiếm khi được mở ra dù rằng đường kính và chiều cao chỉ cỡ khoảng 4m và chỗ ngồi thì chỉ vừa đủ cho 1 em bé 1 rọ. Hàng rào khi đó của trường chỉ cao cỡ khoảng 1m nên thường là chỗ để nghỉ ngơi của đám trẻ gần đó sau khi đá bóng.
Do hàng rào thấp nên buổi tối, chú bảo vệ và đám trẻ con hay có trò chơi trốn tìm. Kết quả chung cuộc thường là chú thua vì một mình chú không thể chống lại một nhóm nghịch ngợm. Chưa kể, ngay sát cổng phía bên hông sân trường còn có một vài cây trồng mà gốc ở ngoài đường nhưng cành thì lại vươn cao vào bên trong khiến "cuộc chiến" lại càng thêm phần gay cấn.
Có nhiều đêm vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức khiến ông trời cũng phải mang các vì sao ra phơi gió, mấy đứa trong khu lại rủ nhau trèo lên đó mà “tám” đủ các thể loại chuyện, mặc kệ chú bảo vệ đứng bên dưới đuổi gió.
Nhà trẻ Việt - Triều còn có kỷ niệm nữa với mình, gắn bó với gia đình mình đến tận chân tường rào. Chuyện là tầm khoảng năm 1987-1988, cụ ông nhà mình có liên hệ được với trường cho xin xỉ than từ nhà bếp để về làm gạch ép xây tường rào.
Thế là cứ vài ba hôm, hai bố con lại mượn cái xe cút kít vào trong bếp nhà trường xúc xỉ đem về nhà ép lại thành gạch xây tường rào quanh nhà. Một công đôi việc, vừa giúp nhà trường đỡ phải mất công đổ bỏ gây hại môi trường, lại vừa giúp gia đình đỡ tiền mua gạch, củng cố và mở rộng được giang sơn bờ cõi cho đến tận bây giờ.
Không hiểu sao ngày đó thiếu ăn, người gầy ốm như con khỉ thế mà mình tham gia xúc tro xỉ và làm gạch hăng thế. Có thể một trong những lý do là khi đó mình có cảm nhận người ấy hay nhìn trộm mình từ trên tầng 5 của tòa nhà đối diện chăng?
Ngày Tết'trông nồi bánh thì ít, trông nhau thì nhiều'
Suy cho cùng, ngày Tết ở Trung Tự cũng như đa phần ở những nơi khác tại Hà Nội. Nhưng có lẽ, nó đặc biệt hơn vì đó là nơi mình từng trải qua toàn bộ thời niên thiếu.
Không khí chuẩn bị đón Tết bắt đầu được cảm nhận khi bố chỉ đạo mẹ ra chợ mua lá dong, gạo, đậu… về nấu bánh chưng. Có năm, nhà cũng tự nuôi được 1 con lợn và Tết là dịp con lợn bị làm thịt để gói bánh chưng, làm thịt đông. Thường ở nhà bố là người gói bánh, chuẩn bị củi lửa và cũng là người thức canh nồi bánh.
Mình cũng có mấy ông anh nhưng Tết đến hiếm khi bố được nhờ vì anh thì đi bộ đội, anh thì đi học xa, tất cả chỉ trong cậy vào mình. Việc nặng thì không dám nói chứ ba cái vụ rửa lá dong hay châm thêm củi vào nồi bánh thì một tay mình làm hết. Trung bình mỗi năm cụ ông gói và nấu cỡ khoảng 30 cái nhưng phần lớn lại đem cho họ hàng và người quen chứ để nhà ăn không đáng là bao.
Tầm khoảng trưa chiều ngày 28, 29 Tết, ngoài đường đã có một số gia đình chuẩn bị nổi lửa nấu bánh chưng. Đây cũng là dịp mấy đứa trẻ con thích tụ tập nhất.
Thường là nồi bánh chưng nhà ai thì đứa trẻ nhà ấy có uy nhất, có quyền cho hay không cho những đứa khác được ngồi xung quanh. Thời tiết mùa đông những ngày giáp Tết không những lạnh mà còn rét, thật không có thú vui nào hơn là cả đám được tụ tập, đàn đúm quanh bếp lửa, lâu lâu lụi một vài củ khoai, củ sắn vào đống than, vừa chuyện trò, vừa chờ chín.
Để có được miếng ăn ngon cũng không hề đơn giản, phải canh sao cho không bị cháy, rồi lúc bóc vỏ ăn lại không bị nát. Ăn xong, mặt mũi và tay chân đứa nào đứa nấy đều không khác xa mấy chú thợ mỏ ở Quảng Ninh, rồi cười giỡn, chọc ghẹo, chạy nhảy làm náo loạn xung quanh.
Hồi đó mà mấy đứa nhỏ có điện thoại di động như bây giờ thì chắc không khí nấu bánh chưng ảm đạm lắm. Nói vậy chứ cũng có vài chỗ nấu bánh chưng rất yên tĩnh, chỉ có tiếng nổ lách tách của than củi và tiếng gió lùa qua các thanh củi. Ở nơi đó, người đảm nhiệm trông nồi bánh thường là mấy anh chị đang tuổi cập kê, trông nồi bánh thì ít mà trông nhau thì nhiều. Nhìn ngọn lửa cháy có thể đoán trái tim của họ nóng tới cỡ nào.
Trước Tết, có năm mình còn lĩnh nhiệm vụ đi xếp hàng mua quà Tết cho nhà theo chế độ tem phiếu tại cửa hàng mậu dịch Kim Liên, ngay chợ Kim Liên ngày nay. Còn nhớ, mỗi gia đình được mua 1 hộp quà Tết trong đó có mấy cái bánh quy, một ít kẹo dừa, một ít mứt và khoảng mấy chục hạt lạc trứng chim, kèm theo một bịch bóng bì da lợn.
Nhà nào có điều kiện thì có thể mua thêm trứng và bột mì đem ra chỗ khu tập thể công nhân gần cầu Trung Tự để đặt làm bánh bích quy.
Trong nhà thì công việc đón Tết có lẽ cũng không có nhiều vì thời buổi khó khăn, đa phần các gia đình cũng không có nhiều thứ để phải lo dọn dẹp hay bày biện. Chủ yếu nhất có lẽ vẫn là chuyện lo ăn Tết hơn là lo chơi Tết. Ngày thường có thể ăn đạm bạc được chứ mấy ngày Tết cũng phải cố gắng có thịt có cá để phòng khi có khách đến nhà chơi chúc Tết.
Chưa kể ngày Tết lại thường rét mướt nên cũng khiến con người ta làm biếng vận động. Cụ ông trong nhà có niềm say mê và hứng thú với cây quất nên hầu như năm nào cũng vậy, cụ thường đi khuân ở đâu đó về một cây quất để chưng trong nhà dịp Tết.
Sáng sớm mùng 1 Tết, có lẽ bắt đầu từ 6h sáng đã có lác đác vài nhà đốt pháo đón xuân mới trong khi đa số mọi nhà còn ngủ chưa dậy vì thức khuya đón giao thừa và do trời mùa đông gió rét. Ban đầu còn rải rác, càng về sau tiếng pháo càng nổ rộn ràng hơn, đanh hơn, và đồng đều hơn. Nằm ở trong chăn mà nghe tiếng pháo thì khó có thể ngủ tiếp được.
Hầu như đã thành thông lệ đầu năm, cứ vào mùng 1 Tết, bác hàng xóm lại đi giày đen, mặc comple, mũ phớt sang nhà tôi chúc Tết. Thực sự là trong cái không khí vừa tiếng pháo nổ xen lẫn mùi thuốc pháo và xác pháo đầy trước sân nhà thì những lời chúc Tết nghe chân thật và ý nghĩa làm sao.
Bước chân ra khỏi nhà là thấy xác pháo đầy đường cùng mùi thuốc pháo ở mọi nơi. Buổi sáng 3 ngày Tết hầu như gia đình nào cũng lo chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên, sau đó đi thăm hỏi và chúc Tết họ hàng, bạn bè, người quen.
Đường phố cũng hầu như không có nhà nào mở cửa để kinh doanh hay buôn bán trong những ngày này, nhà ai cũng mở sẵn cửa để chờ đón khách. Gia đình nào có điều kiện thì bật nhạc lớn với máy hát chạy bằng đĩa than hay băng cát-sét các bài nhạc ngoại quốc nổi tiếng thập niên 1970 - 1980. Còn không thì chỉ riêng tiếng nói từ loa phát thanh trong nhà hay ngoài đường cũng đủ giúp tạo thêm âm thanh sống động ngày Tết.
Đi qua những năm tháng, mỗi người đều mang theo mình vô vàn ký ức. Ký ức đó có thể là tình yêu quê hương cháy bỏng, một mảng mơ hồ, mộng mị của tình yêu đôi lứa, hoặc khoảng lặng nhớ về một người, một thời gian khó... Tất cả ký ức vui buồn ấy sẽ sống lại qua tuyến bài Hồi ức thế hệ 5X - 8X. VietNamNet mời độc giả thế hệ từ 5X đến 8X gửi chia sẻ về ký ức của mình đến email: [email protected]. Những bài có nội dung hấp dẫn, cảm động sẽ được đăng tải trên VietNamNet. Trân trọng cảm ơn! |
Độc giả Nguyễn Quang Vinh
Tập thể Trung Tự: Những ngày nuôi lợn, tắm thứ xà phòng khó tả
Các hộ ở tập thể từng có những năm tháng tìm cách tăng nguồn cung cấp chất đạm của gia đình bằng cách nuôi lợn, nuôi gà. Thế nên mới có chuyện vừa đi toilet lại vừa phải canh chừng gà mổ trên đầu hoặc người phải tắm chung với lợn.(责任编辑:World Cup)
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Tổ công tác đặc biệt xử lý vi phạm xuyên Tết trên các tuyến Quốc lộ tại Hà Nội
- ·Người phụ nữ 23 năm chưa về quê đón Tết, rưng rưng trong chuyến tàu cuối năm
- ·Tuyên án người mẫu Ngọc Trinh
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Công an Hà Nội huy động 100% lực lượng đảm bảo an ninh trật tự đêm Giao thừa
- ·Tình huống vượt ẩu trong vụ tai nạn 3 người chết trên cao tốc Cam Lộ
- ·Dự báo thời tiết ngày 7/2/2024: Không khí lạnh tăng cường, chiều tối chuyển rét
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Khởi tố tài xế vượt ẩu trong vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc Cam Lộ
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Tài xế lái xe tải trên 31 tấn qua cầu 3,5 gây thiệt hại ước tính 5 tỷ đồng
- ·Sương mù dày đặc, trăm chuyến bay chậm giờ, Cục Hàng không chỉ đạo ‘nóng’
- ·Tàu Malaysia chở 1.500 tấn gạo bị chìm trên biển Côn Đảo, 3 người mất tích
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Lo tắc đường ngày cuối cùng nghỉ Tết, dòng ô tô ùn ùn đổ về Hà Nội lúc nửa đêm
- ·Điều chỉnh phương án giao thông cao tốc Cam Lộ
- ·Đường hoa Nguyễn Huệ 'chật cứng' trong đêm khai mạc
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Gió mùa đông bắc tràn về, trời chuyển mưa lạnh