会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty số và tỷ lệ】Tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý theo mục tiêu Đề án cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành!

【ty số và tỷ lệ】Tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý theo mục tiêu Đề án cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành

时间:2024-12-29 02:05:03 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:788次
Áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong mô hình kiểm tra chuyên ngành mới
Phấn đấu từ năm 2022 triển khai hiệu quả mô hình mới về kiểm tra chuyên ngành
Doanh nghiệp kiến nghị giảm Danh mục kiểm tra chuyên ngành
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan)
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan)

Với các nội dung cải cách được nêu tại Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xin ông chia sẻ về các nhóm nhiệm vụ mà Tổng cục Hải quan cần triển khai?

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/QĐ-TTg, Tổng cục Hải quan với vai trò cơ quan chủ trì tham mưu Bộ Tài chính trình Chính phủ xây dựng Đề án cũng như triển khai thực hiện nội dung của Đề án đã ngay lập tức triệu tập các cuộc họp bàn kế hoạch triển khai để báo cáo Bộ Tài chính ban hành kế hoạch triển khai thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Tài chính, cũng như trách nhiệm các bộ, ngành.

Liên quan đến trách nhiệm của cơ quan Hải quan, để triển khai Quyết định 38/QĐ-TTg cần xây dựng nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu theo mô hình mới. Cơ quan Hải quan tập trung hoàn thiện hệ thống CNTT để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cải cách mô hình theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối trong việc tiếp nhận thông tin đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, xác định phương thức kiểm tra, cũng như phản hồi kết quả cho DN thông qua hệ thống cơ quan Hải quan xây dựng. Đồng thời tập trung nâng cấp trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực để đảm bảo có thể kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm sau khi được các bộ, ngành chỉ định cũng như phù hợp với nội dung của Đề án.

Một nội dung nữa cơ quan Hải quan phải triển khai thực hiện là xây dựng hệ thống quản lý rủi ro theo hướng áp dụng xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối. Xây dựng hệ thống CNTT về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm với cơ quan, bộ, ngành có liên quan, đồng thời xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện đối với các tổ chức chứng nhận sự phù hợp/giám định được các bộ, ngành chỉ định.

Để thực hiện nhiệm vụ cải cách nêu tại Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một nhiệm vụ mang tính chất “xương sống” là cần xây dựng cơ sở pháp lý. Vậy ông có thể cho biết cụ thể, hiện nay Tổng cục Hải quan đang thực hiện nhiệm vụ này như thế nào?

Việc xây dựng Nghị định theo đúng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là nhiệm vụ rất quan trọng. Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan đã khẩn trương phối hợp với các đơn vị, đặc biệt là các bộ, ngành và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong việc xây dựng dự thảo Nghị định ban đầu. Hiện, Tổng cục Hải quan đã có kế hoạch chi tiết xây dựng dự thảo Nghị định, phối hợp các đơn vị có liên quan thành lập ban soạn thảo.

Để đảm bảo tiến độ đã xây dựng nội dung ban đầu, Tổng cục Hải quan đã gửi lấy ý kiến các đơn vị hải quan tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Đồng thời tổ chức họp trong nội bộ, trực tuyến với một số đơn vị hải quan địa phương lớn và các đơn vị thuộc Bộ để tham gia ý kiến hoàn thiện.

Sau khi hoàn thiện sẽ trình Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ, UBND các tỉnh, thành phố cũng như phối hợp làm việc trực tiếp với các hiệp hội, các bên liên quan để tiếp tục tham khảo ý kiến các bên hoàn thiện dự thảo và công khai lấy ý kiến cộng đồng DN, các bên liên quan, đối tượng bị tác động để khi Nghị định ban hành đảm bảo tính khả thi và phù hợp với nội dung cải cách của Thủ tướng Chính phủ.

Ông có thể chia sẻ về định hướng chung trong việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu?

Dự thảo Nghị định sẽ bám sát mục tiêu tại Quyết định 38/QĐ-TTg. Thứ nhất hướng tới cải cách toàn diện các mô hình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng đơn giản hóa thủ tục và ứng dụng tối đa CNTT. Một mặt tạo thuận lợi cho DN trong thực hiện thủ tục, mặt khác đảm bảo quản lý, đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động cho người dân và DN.

Nghị định cũng hướng tới cắt giảm chỉ phí cho DN, đẩy nhanh hơn thời gian thông quan, giảm thiểu đầu mối tiếp xúc thông qua việc hướng tới cơ quan Hải quan là đầu mối tiếp nhận đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra hồ sơ, cũng như thực hiện các nội dung liên quan đến giám định, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm sau khi được bộ ngành chỉ định và cơ quan Hải quan đáp ứng các điều kiện. Đồng thời dự thảo cũng đưa ra quy định cơ chế phối hợp thông tin giữa cơ quan Hải quan với các bộ, ngành liên quan để kịp thời ngăn chặn các lô hàng có dấu hiệu vi phạm.

Dự thảo Nghị định bám sát 7 nội dung cải cách lớn đã được phê duyệt tại Quyết định 38/QĐ-TTg, đặc biệt nhấn mạnh đến việc áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra. Có nghĩa lô hàng 3 lần liên tiếp trong thời hạn 12 tháng đạt chất lượng theo phương thức kiểm tra chặt sẽ được áp dụng kiểm tra thông thường, 3 lần áp dụng kiểm tra thông thường đạt thì áp dụng mức độ kiểm tra giảm. Đồng thời mở rộng đối tượng miễn kiểm tra theo đúng tinh thần bám vào đề án được phê duyệt. Đó là các mục tiêu lớn trong việc xây dựng Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Dự kiến khi nào Nghị định sẽ được trình cấp có thẩm quyền ban hành và áp dụng trong thực tế, thưa ông?

Theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, Tổng cục Hải quan sẽ phải xây dựng dự thảo Nghị định trình Bộ Tài chính, Chính phủ trong quý 2/2021 để xem xét ký ban hành. Thời gian sẽ rất gấp, chính vì vậy, trong thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ tập trung nguồn lực cao nhất để có thể hoàn thiện dự thảo theo đúng lộ trình. Trong quá trình đó, Tổng cục Hải quan sẽ tham vấn kỹ ý kiến cộng đồng DN, bộ ngành đảm bảo khi ban hành sẽ bãi bỏ, hoặc thay thế các thủ tục trước đây chưa phù hợp với Đề án. Việc rà soát toàn bộ hệ thống văn bản về kiểm tra chuyên ngành là công việc nặng nề, cơ quan Hải quan cố gắng phối hợp với cơ quan liên quan để hoàn thiện Nghị định và các văn bản hướng dẫn.

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Sẽ xử mạnh tay đối với hàng dởm kinh doanh trên mạng
  • Top Vietnamese legislator meets with Singaporean President
  • Top legislator meets with Cambodian King in Hà Nội
  • PM urges faster legal reform to achieve double
  • Phòng ngừa hiệu quả bệnh khảm trên cây ớt
  • Việt Nam remains important partner of Hesse state: German official
  • State President holds working session with standing board of Thanh Hoá Party Committee
  • Việt Nam remains important partner of Hesse state: German official
推荐内容
  • Nghỉ dưỡng cao cấp với thẻ FLC Prior: Quyền lợi tối đa, chi phí tối ưu
  • 15th NA approves law to facilitate decentralisation, delegation of power
  • Việt Nam, China exchange experiences in Party building, national development
  • National Assembly approves investment policy for National Target Programme on Cultural Development
  • 'Mở cửa' chính sách để hàng không cất cánh
  • Việt Nam gives top priority to relations with Cambodia: Party chief