【trận đấu botafogo】Thương lái bỏ chạy, dân đắng cay đào hố chôn ớt
Người nông dân xót xa đem ớt đi chôn…
Gần một tháng qua,ươngláibỏchạydânđắngcayđàohốchônớtrận đấu botafogo người dân xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An như ngồi trên lửa bởi hàng chục hecta ớt cao sản xuất khẩu đến kỳ thu hoạch nhưng doanh nghiệp đã “cao chạy xa bay”, không đến thu mua như hợp đồng đã ký kết.
Xót xa chôn… ớt tập thể
Dẫn chúng tôi ra ruộng ớt chín đỏ rực, nhiều quả rụng kín cả lối đi, ông Nguyễn Văn Minh, 62 tuổi, ngụ xóm 5, xã Hoa Sơn, rầu rĩ nói: “Nhà tôi trồng 3 sào ớt cao sản theo đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn như doanh nghiệp yêu cầu. Sau ba tháng trồng, chăm sóc, đến kỳ thu hoạch nhưng họ không đến thu mua nên không biết bán cho ai”.
Theo ông Minh, năm 2014 khi xã thông báo chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng ớt, gia đình ông mạnh dạn đầu tư trồng 3 sào. Sau 3 tháng ruộng ớt cho thu nhập 9 triệu đồng/sào, cao gấp 3-4 lần so với các loại cây trồng ngắn ngày khác trên cùng diện tích.
“Năm 2015, gia đình tôi thuê người, đào giếng tưới nước để trồng thêm ba sào ớt nhưng chỉ được lứa đầu là công ty đến thu mua với giá 5.900 đồng/kg, trong khi cứ khoảng một tuần cây ớt lại chín phải thu hoạch…”, ông Minh cho hay.
Do công ty không tiếp tục thu mua ớt như hợp đồng đã ký kết nên gia đình ông Minh không thiết tha chăm sóc vườn ớt đang vào thời kỳ thu hoạch.
Bây giờ ruộng ớt chín trĩu quả đã nằm lọt thỏm giữa cỏ dại mọc um tùm. Tiếc của, tiếc công, vợ ông Minh hái ớt về đem cho hoặc phơi nắng nhưng không xuể vì ớt ra quả, chín liên tục.
Cùng chung tình cảnh như ông Minh, những ngày qua hàng trăm hộ dân ở xóm 4, xã Hoa Sơn cũng tất bật ra đồng để phá bỏ gần 12 hecta ớt cao sản vì doanh nghiệp không đến thu mua. Những chiếc hố dùng tích nước tưới trở thành “hố chôn tập thể” cho cây ớt chín đỏ.
Chỉ vào dãy ớt nhổ bỏ đã héo khô được tấp ven ruộng, bà Nguyễn Thị Mến (53 tuổi), xóm trưởng xóm 4, xã Hoa Sơn, than thở toàn xóm có hơn 120 hộ dân trồng ớt ở đất bãi bồi ven sông Lam.
“Những tưởng năm nay bà con được mùa ớt nhưng doanh nghiệp không thu mua khiến người dân chúng tôi lao đao. Vừa mất công sức bỏ ra chăm sóc mấy tháng ròng, vừa tốn kém chi phí đủ thứ giờ coi như mất trắng. Chúng tôi đành phải phá bỏ đi để trồng ngô, mía thay thế, không thì chết đói”, bà Mến nói.
Tương tự, nhiều hộ dân ngậm ngùi nhổ bỏ cây ớt để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác.
Loay hoay tìm đầu ra cho nông dân
Ông Nguyễn Văn Minh (62 tuổi, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) phải nhổ bỏ cây ớt đang cho thu hoạch
Ông Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch UBND xã Hoa Sơn, cho biết xã Hoa Sơn là địa phương ở huyện Anh Sơn đưa cây ớt cao sản vào trồng, ký kết với một công ty xuất khẩu nông lâm sản ở Thanh Hóa để bao tiêu sản phẩm.
Năm 2014, công ty thực hiện bao tiêu hết sản phẩm đã mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Mỗi sào ớt mang lại từ 8 đến 10 triệu đồng, cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng bắp nên bà con rất phấn khởi. Thấy hiệu quả của cây ớt nên từ một vài hộ nhỏ lẻ, vụ ớt 2015 - 2016 toàn xã có đến 122 hộ tham gia trồng với gần 12 hecta.
“Với 1 sào năng suất 1,5 tấn quả, năm nay dự tính nông dân ở đây có thể thu hoạch đến 360 tấn ớt. Do công ty ngừng thu mua, ớt thu hoạch ứ đọng làm nhiều hộ nông dân điêu đứng, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân khi thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, ông Thọ nói.
Mới đây xã Hoa Sơn đã phải tìm một doanh nghiệp ở huyện Đức Thọ, huyện Anh Sơn để thu mua ớt cho bà con nông dân nhưng cũng không đảm bảo được đầu ra.
Ngoài xã Hoa Sơn, trên địa bàn huyện Anh Sơn còn có 5 xã khác là Tường Sơn, Long Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn và Vĩnh Sơn với hàng trăm hộ nông dân chuyển đổi trồng cây ớt trong mùa vụ năm 2015 - 2016 cũng gặp chung cảnh ngộ cay đắng vì mùa ớt chín.
Sáng 4-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đình Đăng, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Anh Sơn, cho biết toàn huyện có hơn 30 hecta ớt, khi vào vụ thu hoạch có đến hàng nghìn tấn quả.
“Việc doanh nghiệp ngừng thu mua đã gây khó khăn cho nông dân. Không những thế, doanh nghiệp này còn nợ khoảng 300 triệu đồng tiền của nông dân trồng ớt chưa trả hết và cũng không biết khi nào mới trả. Huyện đã thành lập đoàn ra bàn với doanh nghiệp để tháo gỡ nhưng do khó khăn nên hiện nay doanh nghiệp này vẫn chưa giải quyết được hậu quả” - ông Đăng cho biết thêm.
Ớt chín thối trên cây nhưng doanh nghiệp không đến thu mua
Nhiều cây ớt bị người dân nhỏ bỏ, vứt chỏng chơ dọc ruộng
Theo Tuổi trẻ
Tin tức pháp luật mới nhất 24h hôm nay ngày 6/3(责任编辑:Cúp C2)
- ·CSGT trấn an, cứu 3 người định nhảy cầu Chương Dương tự tử
- ·Tiêu chuẩn sống toàn cầu tại Phoenix Legend
- ·Ngao ngán dòng người rồng rắn xếp hàng chỉ được xem nhà thuê trong 2 phút
- ·Cần cẩu xây dựng gần 100m bất ngờ đổ sập, bụi bốc cao mù mịt
- ·Trung tướng Tô Ân Xô: Vụ việc xảy ra tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk có tổ chức, liều lĩnh và man rợ
- ·Hơn 100ha đất xây nhà ở xã hội bị 'bỏ quên' trong 34 dự án nhà ở thương mại
- ·Thị trường BĐS: Cuộc chơi không dành cho tất cả mọi người như thời gian qua
- ·Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ thu hồi hơn 2.200ha đất trong năm 2023
- ·Hải quân Việt – Mỹ phối hợp phi tác chiến trên biển
- ·Nhà đầu tư căn hộ ‘mắc cạn’, làn sóng rao bán nhà đất lan rộng
- ·Băng vệ sinh Trung Quốc nhiễm phóng xạ do chứa chip lạ?
- ·Bộ Xây dựng sắp thanh tra nhiều điểm nóng trong kinh doanh bất động sản
- ·Nhà mái Nhật 3 phòng ngủ có không gian sống sang như biệt thự
- ·Villa 61 tỷ đồng, tích hợp đủ thế giới nghỉ dưỡng của vợ chồng Việt ở Canada
- ·Nữ sinh mất tích ở Nghệ An đã tìm thấy xác
- ·Những dự án bất động sản khiến hàng ngàn người ở Bình Dương tố giác lừa đảo
- ·The Aqua, Waterpoint đáp ứng tiêu chí chọn nhà của giới thượng lưu
- ·Phú Thọ lấy ý kiến việc tăng 41ha đất ở tại siêu dự án sân golf
- ·Kiến nghị tăng phí 4 tuyến cao tốc từ tháng 1/2024
- ·5 mẫu nhà ống 2 tầng nông thôn 400 triệu hiện đại nhất hiện nay