【sporting đấu với porto】Thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cho ngân hàng thẩm định, giám sát khi cấp tín dụng xanh
Ngân hàng tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh Hợp tác chiến lược trong lĩnh vực tín dụng xanh Tín dụng xanh cho doanh nghiệp phát triển bền vững |
Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại hội thảo. |
Dư nợ tín dụng xanh chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ
Phát biểu tại Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 9/9, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, ngành ngân hàng luôn tích cực và nỗ lực hướng đến các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Theo thống kê từ NHNN, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến 30/6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt gần 528,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh NHNN hướng dẫn các TCTD cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 45%) và nông nghiệp xanh (31%). Các TCTD đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt gần hơn 2.485 triệu tỷ đồng, chiếm gần 20%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. |
Ngoài ra, NHNN đã ban hành Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng (TCTD) quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, lồng ghép mục tiêu tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống các TCTD trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2030, tạo cơ sở định hướng kinh doanh cho các TCTD...
NHNN cho hay, Việt Nam được đánh giá là một trong 38 thị trường đang phát triển có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực thúc đẩy ngành tài chính ngân hàng hướng tới phát triển bền vững.
Về phía các ngân hàng, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng Ban định chế tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, dư nợ của Agribank đã tăng trưởng bằng năm 2022, nhưng số lượng khách hàng đạt tiêu chuẩn tín dụng xanh của Agribank luôn chiếm cao nhất, với khoảng 42 nghìn khách hàng. Agribank phát triển mạnh dư nợ tín dụng xanh trong lĩnh vực lâm, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nông nghiệp xanh.
Tương tự, ông Nguyễn Quốc Hưng, Giám đốc Ban Tài trợ dự án Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, tại BIDV, dư nợ tín dụng xanh trong giai đoạn 2019-2022 tăng trưởng bình quân 45%/năm.
Đến thời điểm 30/6/2023, BIDV đang cấp tín dụng lĩnh vực xanh cho hàng nghìn dự án với dư nợ trên 66 nghìn tỷ đồng, tăng gần 4% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng khoảng 4% trên tổng dư nợ của BIDV. Danh mục cho vay các lĩnh vực xanh và phát triển bền vững đến năm 2025 của BIDV dự kiến đạt 3 tỷ USD, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ của BIDV.
Vị này cũng cho biết, kể từ năm 2018, BIDV đã hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực ảnh hưởng đến môi trường như các dự án năng lượng hóa thạch (nhiệt điện, điện than…), dự án thủy điện lớn, dự án gây phát thải nhà kính. Theo lộ trình đến năm 2035, BIDV sẽ không còn dư nợ cho vay các dự án nhiệt điện, điện than.
Cơ chế còn đang dừng ở mức khuyến khích chung
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ Trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng xanh hiện nay còn gặp một số khó khăn như chưa có quy định chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành, lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm căn cứ để các TCTD xác định cấp tín dụng xanh cho giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng xanh đòi hỏi yếu tố kỹ thuật về môi trường chuyên sâu sẽ là khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng (nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo thời gian thực hiện chưa dài, hiệu quả phụ thuộc nhiều vào hợp đồng mẫu), khó khăn trong việc giám sát và quản lý rủi ro khi thực hiện cấp tín dụng do còn thiếu cơ sở pháp lý, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Xuân Bắc, việc đầu tư vào các ngành, lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, công trình xanh thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn cho vay của các TCTD thường là vốn huy động ngắn hạn, khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối vốn và đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định.
Đại diện BIDV cũng nhận định, các TCTD vẫn chưa có cơ sở, căn cứ cụ thể trong việc xác định và phân loại dự án xanh do Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể, thống nhất liên quan đến việc triển khai tín dụng xanh; nên gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.
Hơn nữa, hành lang pháp lý để triển khai quản lý rủi ro môi trường - xã hội, tín dụng xanh đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Hiện nay, mới chỉ có Luật Bảo vệ môi trường (số 72/2020/QH14) và Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định 08/2022/NĐ-CP). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh đang trong quá trình hoàn thiện.
Trong khi theo ông Nguyễn Quốc Hưng, các cơ chế, khuyến khích của Chính phủ, NHNN khi triển khai cấp tín dụng xanh hiện đang dừng ở mức khuyến khích chung, chưa có cơ chế ghi nhận trong quá trình đánh giá, xếp hạng đối với TCTD có thành tích tốt trong hoạt động cấp tín dụng xanh, cũng như chưa có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn/kênh tiếp cận nguồn vốn thực sự hiệu quả để các TCTD đẩy mạnh tín dụng xanh.
Do đó, các chuyên gia và ngân hàng kiến nghị các cơ quan liên quan cần rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, sớm ban hành Danh mục phân loại xanh làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Đồng thời, xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh của từng ngành, lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh.
(责任编辑:World Cup)
- ·Trao tiền bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn
- ·Căng thẳng, áp lực và cách người trẻ sạc “pin” trên đường đua deadline cuối năm
- ·Chiêu lừa đảo giả mạo các trang thông tin điện tử cơ quan, doanh nghiệp
- ·Hàng trăm khách hàng VinaPhone trúng vàng SJC 9999
- ·Lo con trai tù tội vì lỡ quan hệ nhiều lần với bạn gái 13 tuổi
- ·‘Bàn tay dính máu’ của các CEO gã khổng lồ công nghệ Mỹ
- ·Jack Ma bất ngờ mua 50 triệu USD cổ phiếu Alibaba
- ·CMC bắt tay với Tập đoàn KCG đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
- ·Sai động trời những việc to vo nhỏ?
- ·Jack Ma bất ngờ mua 50 triệu USD cổ phiếu Alibaba
- ·Cụ bà cô độc nằm chờ chết trong ‘căn nhà hoang’
- ·Sở TTTT Lâm Đồng gắn kết với báo chí để làm cầu nối thông tin tới cộng đồng
- ·Trí tuệ nhân tạo trở thành điểm sáng mới của thị trường lao động
- ·Dùng công nghệ số để giảm tải cho cán bộ, công chức và người lao động
- ·Tản mạn tháng ba
- ·Đổ hàng tỷ USD vào AI, Big Tech xuống tay sa thải loạt nhân sự
- ·Hải Phòng đi đầu cả nước trong CĐS dữ liệu dân cư, hóa đơn điện tử, cấp đổi GPLX
- ·Indonesia thử nghiệm thanh toán bằng đồng rupiah kỹ thuật số trong năm 2024
- ·Giá xăng dầu hôm nay 20/12:Trong nước tăng, thế giới giảm
- ·Từ cuối năm 2024, mạng Viettel sẽ chỉ còn 2 công nghệ 4G và 5G