【kqbd uefa】Tăng cường chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, C/O
Ngày 23/7, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Kế hoạch tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam với nhiều nội dung quan trọng.
Một là, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, nguồn gốc, C/O Việt Nam đánh lừa người tiêu dùng trong nước, lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba.
Hai là, bảo vệ sản xuất trong nước, uy tín, thương hiệu hàng Việt Nam, quyền lợi người tiêu dùng và góp phần chống thất thu thuế.
Ba là, thông qua thực tế công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, chủ động phát hiện bất cập, kẽ hở về cơ chế chính sách để kiến nghị cơ quan có thầm quyền sửa đổi bổ sung kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Kế hoạch thực hiện từ ngày 1/8/2019 đến ngày 1/8/2020.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, lực lượng chức năng trung ương và địa phương được phân công thực hiện kế hoạch phải phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tránh chồng chéo; nâng cao trách nhiệm, thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật; nói không với tiêu cực, không bao che, tiếp tay, làm ngơ trước những hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn mác, nguồn gốc, C/O Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Quá trình thực hiện kế hoạch không gây tác động xấu đến thị trường, không làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, ban chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố các phần việc cụ thể.
Trong đó, đáng chú ý là, Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh, chốt chặn tại một số đường mòn trọng điểm nhằm ngăn chặn tình trạng mang vác vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn mác, C/O Việt Nam qua biên giới đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu; phối hợp với lực lượng hải quan kiểm soát xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu, lối mở để kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng lợi dụng việc xuất, nhập khẩu để vận chuyển trái phép hàng hóa giả mạo nhãn mác, C/O Việt Nam...
Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các cấp phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, điều tra, phát hiện, ngăn chặn, triệt phá các đường dây, ổ nhóm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, C/O Việt Nam.
Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan tăng cường công tác thu thập, trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình địa bàn để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các dấu hiệu nghi vấn, các hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn mác, C/O Việt Nam để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nhằm xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra chặt chẽ việc khai báo mã HS cho mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp, không để các đối tượng cố tình khai báo sai mã HS của nguyên liệu nhập khẩu để làm căn cứ xác định C/O hàng hóa xuất khẩu tại các đơn vị cấp C/O. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thu thập, trao đổi, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hóa giả mạo nhãn mác, C/O.
Chỉ đạo lực lượng thuế tích cực phối hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan có liên quan trong quá trình xác minh, điều tra, xử lý vụ việc qua công tác quản lý thuế, phát hiện các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn có dấu hiệu bất thường, chủ động cung cấp thông tin cho các lực lượng chức năng để xác minh, xử lý kịp thời.
Kiên quyết không để các đối tượng lợi dụng hóa đơn quay vòng để hợp thức các loại hàng hóa nhập lậu, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp làm căn cứ xác định nguồn gốc nguyên vật liệu đầu vào trong nước để giả mạo nhãn mác, C/O hàng Việt Nam.
Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ tăng cường rà soát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, quản lý thương mại, thị trường trong nước, cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng để kịp thời phát hiện, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, C/O Việt Nam; rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các quy định về hàng hóa C/O Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế…/.
Ngọc Linh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng ùn tắc hàng hoá để vi phạm pháp luật
- ·Chánh Văn phòng Bộ Công an thông tin về vụ tấn công tại Đắk Lắk
- ·Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
- ·Lạc quan và kỳ vọng lớn sau Cuộc họp SCCP APEC 2017 tại Nha Trang
- ·‘Giỏ quà tặng Tết’: Đẹp mẫu mã, cẩn trọng chất lượng bên trong
- ·Mỹ xem xét khả năng “thao túng” đối với cổ phiếu ngân hàng
- ·Tin chuyển nhượng 2/6: MU đàm phán 2 tiền đạo, gặp khó Mason Mount
- ·Nữ công an xã vùng biên gương mẫu
- ·Xem xét tăng chuyến trên các đường bay từ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh dịp nghỉ Lễ 30/4
- ·Quảng Nam: Đốt rừng phòng hộ để diễn tập chữa cháy cho… sát thực tiễn
- ·Máy xay ăn dặm Bear thiết kế hiện đại, nhỏ gọn tiện lợi
- ·HLV Pep Guardiola ôm chặt Haaland trên sân tập trước chung kết C1
- ·Đội hình tiêu biểu Champions League 2022/23: Man City áp đảo
- ·Cảnh giác với chiêu lừa ""xóa lịch sử nợ xấu ngân hàng""
- ·Khẩn trương hoàn thiện các hệ thống, đảm bảo cấp hộ chiếu vaccine cho người dân
- ·Phường Thủy Dương đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- ·Chăm sóc cây xanh, vệ sinh môi trường nhà tưởng niệm liệt sĩ 67
- ·Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu
- ·TCVN 14134
- ·Điểm sáng doanh trại xanh