【kết quả vòng 3 ngoại hạng anh】Người tiêu dùng Việt sắp phải chi 100 nghìn đồng cho ly cà phê
Với giá quanh mức 120.000 đồng/kg như hiện nay,ườitiêudùngViệtsắpphảichinghìnđồngcholycàphêkết quả vòng 3 ngoại hạng anh các đơn vị kinh doanh cho biết người tiêu dùng có thể phải trả trên dưới 100.000 đồng để uống 1ly cà phê hàng ngày.
Tính đến sáng 9/10, giá cà phê robusta hợp đồng giao tháng 11 trên sàn giao dịch London đạt 4.856 USD/tấn, hợp đồng giao tháng 1/2025 ở mức 4.684 USD/tấn. Một tuần nay, giá cà phê thế giới đang quay đầu giảm, do những dự báo xoa dịu lo ngại nguồn cung toàn cầu. Tuần trước, chốt phiên 5/10, giá cà phê kỳ hạn giao tháng 11/2024 trên sàn London đã lên mức 5.067 USD/tấn.
100.000 đồng cho 1 ly cà phê thật
Giá cà phê trong nước thu mua ở các vùng trọng điểm Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum được ghi nhận ngày 9/10 cũng giảm khoảng 3.000 đồng/kg, ở mức 113.000 đồng/kg.
Dù vậy, ông Nguyễn Ngọc Luận, CEO Meet More Coffee, cho biết giá doanh nghiệp mua vẫn ở mức 130.000 đồng/kg, vì so với giá cập nhật hàng ngày trên sàn thì giá thực tế mua bán có độ trễ khoảng 1 tuần. Với mức giá này, giá cà phê rang xay thành phẩm đến các cửa tiệm, hàng quán bán cà phê hiện nay đang ở mức trên dưới 500.000 đồng/kg.
Đây cũng là khẳng định của nhà sáng lập cà phê Phúc Sinh Phan Minh Thông. Ông Thông nói nếu giá cà phê cứ neo cao quanh 5.000 USD/tấn cà phê như hiện nay, thì trong vài tháng tới, chắc chắn người tiêu dùng tại Mỹ sẽ phải trả 20 USD cho 1 ly cà phê hàng ngày.
Tương tự vậy ở Việt Nam, các hàng quán nếu không dự trữ trước được nguồn nguyên liệu thì người tiêu dùng phải trả khoảng 4 - 5 USD/ly cà phê thật, tức quanh mức 100.000 đồng/ly cà phê để uống mỗi ngày.
“Làm sao cân đong để bán rẻ hơn khi giá cà phê nguyên liệu đã tăng hơn gấp đôi so với một năm trước. Giá hàng rang xay quanh mức 500.000 đồng/kg, thêm nhiều chi phí khác, hàng quán sẽ phải bán thế nào, và như thế giá 1 ly cà phê thật sẽ không thể rẻ nữa. Tôi nghĩ nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm, ví dụ nhiều người trước đây uống mỗi ngày 2 ly cà phê thì bây giờ giảm còn 1 ly.
Giá cao, người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc mua, khi đó cà phê sẽ là món xa xỉ trong menu của quán cà phê, tất nhiên tôi nói là cà phê thật chứ không nói cà phê pha trộn”,ông Thông nói.
Ông Thông cũng cho rằng mình đã từng phải trả 8 USD để mua ly cà phê không có thương hiệu trong điều kiện giá bình thường khi đi công tác ở Mỹ, nên với giá biến động như hiện nay, việc người tiêu dùng phải chi 20 USD cho một ly cà phê sẽ trở thành bình thường.
Chủ một quán cà phê nhượng quyền ở Thủ Đức cho biết từ giữa năm ngoái đến nay, công ty đồng ý tăng giá bán 2 lần, mỗi lần 10%, nhưng anh cố gắng giữ giá để giữ khách. Bây giờ gồng hết nổi và đành phải tăng 10% trong tháng 8 vừa rồi.
Dù vậy, anh nói rằng nếu cà phê cứ neo mức như hiện nay, trong khi hàng quán với áp lực giữ khách sẽ pha trộn các thành phần khác vào ly cà phê để giảm giá. Thậm chí có những quán bán cà phê thật cũng là loại chất lượng thấp. Vị chủ quán này cho hay, phải bán 70.000 - 80.000 đồng/ly cà phê, thậm chí cả 100.000 đồng/ly mới đảm bảo cà phê sạch.
Nhà sáng lập Phúc Sinh cho biết thêm giá cà phê hiện phụ thuộc quá nhiều vào các nhà đầu cơ nên vô cùng khó lường. Với giá cao như hiện nay, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng theo nguyên tắc mua cao bán cao. Dự báo trong 5 năm tới, giá cà phê vẫn ở mức cao trên 4.000 USD/tấn.
Vào đầu năm 2023, giá nguyên liệu mới ở mức 40 triệu đồng/tấn thì cuối 2023 lên 68 triệu đồng/tấn và tăng lên 70 triệu đồng/tấn vào tháng 1/2024. Bây giờ, chỉ sau 10 tháng giá đã gần gấp đôi, ở mốc 113 triệu đồng/tấn. Nhưng giá này đã giảm mạnh so với đỉnh điểm cuối tháng 4/2024, với mốc lịch sử 134 triệu đồng/tấn. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam.
Doanh nghiệp đã có nhiều tháng “ngồi chơi”
Thị trường sốt dữ dội nhưng các doanh nghiệp Việt Nam năm 2024 có nhiều tháng liền “đứng yên” do hết cà phê để bán.
Phúc Sinh nằm trong top 4 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn của cả nước, ông Thông cho biết lần đầu tiên trong hành trình kinh doanh, doanh nghiệp có mùa cà phê chưa từng thấy, bởi từ tháng 6 đến nay gần như "ngồi chơi xơi nước" vì không có hàng để giao dịch, nhà máy không làm gì trong 5 tháng.
Mấy năm trước, ngay cả thời điểm khó khăn của đại dịch COVID-19 thì đến tận tháng 9, 10 - tức thời điểm giáp vụ mới cuối vụ cũ, mỗi tháng doanh nghiệp vẫn xuất khẩu đến 20 container cà phê.
“Chưa bao giờ người làm cà phê nghỉ nhiều như năm 2024”, ông Thông nói.
CEO Meet More Coffee Nguyễn Ngọc Luận cũng nói giá cà phê gây khó khăn rất lớn cho các nhà sản xuất, chế biến từ 1 năm nay. Bởi giá thế giới tăng 1 thì trong nước tăng 2, nhưng các nhà máy mua được lượng nguyên liệu rất nhỏ giọt, không chủ động được tồn kho để đảm bảo sản xuất. Nếu chấp nhận mua thì phải chịu mức giá rất cao, thậm chí là phải chịu giá tương lai.
Từ năm ngoái, trong kho gần như không có hàng tồn, doanh nghiệp chấp nhận sản xuất tới đâu mua tới đó.
Theo ông Luận, một số doanh nghiệp cà phê cũng gặp tình cảnh giảm đơn hàng rất lớn, một số phải tạm dừng hoạt động vì càng làm càng lỗ. Năm nay, doanh số của công ty ông giảm sâu đến 50%.
Dự báo giá cà phê trong niên vụ tới, ông Phan Minh Thông cho rằng từ tháng 10 này giá sẽ ổn định hơn chứ không biến động mạnh như thời gian gần đây, thị trường cũng sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên, giá sẽ thiết lập ở mức mới rất cao, khoảng 4.000 USD/tấn, tương đương cà phê nguyên liệu Việt Nam sẽ có giá 90- 100 triệu đồng/tấn, chứ không giảm xuống thấp hơn nữa.
Giá cà phê cao, nông dân các vùng cà phê trọng điểm đang tích cực tái canh, trồng mới, chăm sóc các vườn cà phê. CEO Phan Minh Thông cho biết thời điểm này là cuối vụ cà phê 2023 - 2024, chuẩn bị thu hoạch vụ 2024 - 2025. Công việc thường xuyên của ông là đi thăm các vùng trồng. Hiện cà phê được chăm sóc tỉ mỉ chưa từng có. Người nông dân sẵn sàng thức xuyên đêm để lấy nước tưới. Không khí nhộn nhịp trên đường với xe chở cây giống từ vườn ươm về vùng trồng. Không chỉ có trồng mới mà các chủ vườn rầm rộ tái canh, xen canh nên thị trường cây giống cũng rất nóng.
Điều đáng nói là so với mọi năm, lượng cà phê nông dân chốt bán trước không có nhiều nhưng tỷ lệ đặt cọc rất cao. Ví dụ trước đây người mua trước có khi chỉ đặt cọc 10%, 5% nhưng vụ này lên tới 25%, thậm chí 30%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu xuất khẩu cà phê cả nước trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng 37,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 4,3 tỷ USD, vượt mức kỷ lục 4,2 tỷ USD đạt được trong cả năm 2023.
Vụ cà phê mới 2024 -2 025 đã bắt đầu vụ thu hoạch, sản lượng dự kiến của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam là 1,47 triệu tấn, giảm khoảng 20% so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng xuất khẩu có thể đạt 5 - 6 tỷ USD nhờ giá cao.
Hà LinhGiá cà phê càng cao, doanh nghiệp và vùng trồng càng phải bền vững
Hiện cả nước có hơn 710.000 ha cà phê, tuy nhiên Theo Cục Trồng trọt, chưa tới 1/4 diện tích đạt chứng nhận sản xuất bền vững, với các chứng nhận chuẩn quốc tế. Theo ông Albert Bokkestijn, Quản lý dự án SNV-DFCD (Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan) - đơn vị vừa tài trợ không hoàn lại 431.250 euro cho Phúc Sinh, thị trường cà phê ngày càng phát triển, giá tăng cao, thì các doanh nghiệp và vùng trồng càng phải đẩy mạnh các giải pháp để phát triển một cách bền vững, đảm bảo hiệu quả và lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt là nông dân.
Đây là lý do quỹ này quyết định tài trợ cho các sáng kiến phát triển bền vững và ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị); tư vấn, đồng hành để cơ cấu lại hệ thống, đề cao minh bạch, phát huy các thế mạnh đang có của Phúc Sinh, doanh nghiệp đã kiên trì theo đuổi giải pháp phát triển vùng trồng cà phê bền vững suốt 15 năm qua. Đây cũng là lần đầu tiên một công ty Việt Nam tiếp cận được khoản tài trợ từ quỹ này.
Ông Albert Bokkestijn cho biết quỹ cũng đang tiếp tục tìm kiếm các doanh nghiệp sản xuất theo hướng bền vững ở Việt Nam, để đồng hành trong thời gian tới.
Với số tiền tài trợ từ DFCD, ông Phan Minh Thông cho biết sẽ sử dụng để mở rộng số lượng hộ dân tham gia vào quy trình sản xuất các sản phẩm đạt chứng nhận phát triển bền vững, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc, tuân thủ quy định EUDR, đồng thời đầu tư vào các chương trình đào tạo mở rộng cho nông dân và nhân viên công ty về ESG và phát triển bền vững.
Phúc Sinh đã “sở hữu” hơn 20 chứng chỉ liên quan đến phát triển bền vững với quy mô ngày càng lớn, ở những vùng nguyên liệu nhiều tỉnh thành như Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Sơn La...
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hệ thống 500 rạp chiếu phim đóng cửa vì Covid, 40 nghìn nhân viên nguy cơ mất việc
- ·Tai nạn sinh hoạt khiến hai người phải đi cấp cứu
- ·Bé 3 tuổi vỡ thận thành 2 mảnh vì bị cặp chó becgie tấn công
- ·Bé gái lớp 5 ở Hà Nội phát hiện có 2 tử cung từ dấu hiệu bất thường trong chu kỳ
- ·Thủ tướng dự Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
- ·Ngủ sau khi uống rượu có giúp giảm nồng độ cồn không?
- ·Việt Nam phải nhập khẩu 90% nguyên liệu làm thuốc
- ·Đưa vào hoạt động Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov
- ·Tàu Cát Linh
- ·Việt Nam xuất siêu hơn 6 tỷ USD
- ·Thông quan hàng hóa có kiểm soát tại cửa khẩu Lào Cai
- ·2 loại đồ ăn thức uống làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
- ·Người đi bộ theo ông Thích Minh Tuệ đã tử vong
- ·Kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%
- ·Từ hôm nay ngày 16/2, Hải Dương tạm dừng phát hành xổ số để chống dịch
- ·Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật
- ·Lời nói cuối cùng trước khi hôn mê của nữ bác sĩ trẻ sau tai nạn bất ngờ
- ·Đang học bài, nam sinh 13 tuổi phải đi cấp cứu vì laptop phát nổ
- ·Hà Nội bổ sung nhiều khu cách ly mới, sẵn sàng tiếp nhận 10.000
- ·Chỉ số USD suy yếu sẽ tiếp tục đẩy giá vàng đi lên