会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd u20】Bộ Tài chính chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến 6 địa phương có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm!

【kqbd u20】Bộ Tài chính chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến 6 địa phương có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm

时间:2025-01-09 17:24:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:590次

3 trong 6 địa phương giải ngân chưa đạt yêu cầu

TheộTàichínhchỉranhiềunguyênnhânkhiếnđịaphươngcótiếnđộgiảingânvốnđầutưcôngchậkqbd u20o kết quả công khai tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) 5 tháng đầu năm 2024 của các bộ, ngành, địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 địa phương thuộc Tổ công tác số 5 chưa có nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện và giải ngân thanh toán vốn gồm: Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước.

Cho biết cụ thể hơn về tình hình giải ngân của 6 địa phương này, báo cáo của Tổ công tác số 5 cho biết, thực tế tình hình giải ngân đến hết tháng 5/2024 chỉ có 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt được mục tiêu đề ra (Đồng Nai đạt 18,81%; Bình Dương đạt 22,6%; Bình Phước đạt 21,2%), tuy nhiên vẫn thấp hơn giải ngân bình quân chung của cả nước (22,34%).

6 địa phương thuộc Tổ công tác số 5 chưa có chuyển biến nhiều trong giải ngân vốn đầu tư công
6 địa phương thuộc Tổ công tác số 5 chưa có chuyển biến nhiều trong giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh minh họa: H.T

3 địa phương còn lại có tỷ lệ giải ngân thực tế đến hết tháng 5/2024 không đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, Bình Thuận chỉ đạt 13,72%; Gia Lai chỉ đạt 13,57% và Lâm Đồng đạt 16,49%.

Tổ công tác số 5 ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu của 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước đã có tỷ lệ giải ngân thực tế đạt và cao hơn so với mục tiêu giải ngân đến hết 31/5/2024. Tuy nhiên, 3 địa phương vẫn cần phải tiếp tục nỗ lực hơn để tỷ lệ giải ngân các tháng tiếp theo có thể đạt trên mức bình quân chung cả nước.

Đối với 3 tỉnh Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Tổ công tác số 5 nhận thấy tỷ lệ giải ngân chưa có nhiều chuyển biến, thậm chí còn thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Do đó, Tổ công tác số 5 đề nghị các địa phương này có giải pháp quyết liệt hơn trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2024.

Việc thiếu nguyên vật liệu (cát đắp nền đường, đất đắp) làm ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thi công của các công trình giao thông trọng điểm. Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương khẩn trương nghiên cứu, có phương án đề xuất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc này, đảm bảo nguyên vật liệu cho công tác thi công của các công trình.

Đặc biệt, báo cáo của Tổ công tác số 5 còn cho biết, hiện tỉnh Bình Thuận còn 4 dự án với tổng số vốn 4 tỷ đồng; tỉnh Lâm Đồng còn 2 dự án với tổng số vốn trên 860,364 tỷ đồng; tỉnh Gia Lai còn 3 dự án với tổng số vốn 43,177 tỷ đồng chưa thực hiện giải ngân.

Ngoài ra, tại 6 địa phương mặc dù đã có nhiều dự án thực hiện giải ngân, nhưng tỷ lệ còn rất thấp, không đáng kể, đa phần chưa đạt được 10% kế hoạch vốn được phân bổ.

Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu liên quan đến cơ chế, chính sách

Việc giải ngân chậm được các địa phương chỉ ra là do còn khó khăn, vướng mắc tập trung chủ yếu ở các cơ chế, chính sách liên quan tới các bộ chuyên ngành.

Cụ thể, các vướng mắc liên quan đến việc giao vốn, trình tự, thủ tục thực hiện các dự án (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); liên quan tới công tác quy hoạch, nghiệm thu công trình (Bộ Xây dựng); liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng (Bộ Tài nguyên và Môi trường); liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vướng mắc trong quá trình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc); vướng mắc liên quan đến mua sắm thiết bị (Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ).

Bộ Tài chính chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến 6 địa phương có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm
Ảnh minh họa

Ngoài các khó khăn, vướng mắc này thì khâu tổ chức, thực hiện ở các địa phương còn chưa quyết liệt; các khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTC năm 2024 của 6 địa phương này vẫn là các khó khăn đã được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại 2 kỳ báo cáo tháng 4 và tháng 5/2024

Đồng thời, trên cơ sở tình hình giải ngân của các địa phương, Tổ công tác số 5 nhận thấy, việc bố trí kế hoạch vốn của các địa phương cho dự án chưa bảo đảm theo đúng khả năng hấp thụ vốn của các dự án. Nhiều dự án có khối lượng vốn nhưng tỷ lệ giải ngân đến nay vẫn còn thấp, có dự án còn chưa thực hiện giải ngân.

Tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp

Để đạt kết quả giải ngân kế hoạch vốn ĐTC năm 2024 trên 95% theo Công điện số 24/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính - Tổ trưởng Tổ công tác số 5 đã đề nghị các địa phương khẩn trương có văn bản gửi các bộ chuyên ngành báo cáo cụ thể các khó khăn, vướng mắc liên quan để kịp thời có phương án giải quyết dứt điểm.

Trên cơ sở đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các bộ chuyên ngành chủ động nghiên cứu vướng mắc để có phương án xử lý kịp thời, có văn bản hướng dẫn các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong công tác giải ngân vốn ĐTC.

Đối với các vướng mắc liên quan đến Luật và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các bộ chuyên ngành phải khẩn trương nghiên cứu, xây dựng phương án sửa đổi, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi để tạo điều kiện thông thoáng, giảm trình tự thủ tục để thúc đẩy giải ngân của các dự án, bảo đảm dự án đầu tư hiệu quả, tiết kiệm.

Rà soát lại toàn bộ các dự án, khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án mới được bổ sung vốn; kịp thời điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2024 của các dự án chậm giải ngân sang các dự án khác giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định.

Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia và các Chương trình mục tiêu quốc gia; phấn đấu giải ngân theo đúng kế hoạch được giao theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương duy trì việc giao ban thường xuyên của các Tổ công tác địa phương để thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án theo thẩm quyền, đặc biệt là khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng. Trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị khẩn trương tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.

Đồng thời, trên cơ sở đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ chuyên ngành chủ động nghiên cứu vướng mắc để có phương án xử lý kịp thời, có văn bản hướng dẫn các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong công tác giải ngân vốn ĐTC./.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
  • Hai cán bộ ngân hàng vụ cựu Bí thư Bến Cát mua đất thế chấp được trả tự do
  • Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: HĐXX chỉ ra thủ đoạn của nhóm bị cáo nhận hối lộ
  • Giả danh quản lý thị trường yêu cầu chuyển tiền qua tài khoản để bỏ qua vi phạm
  • Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
  • Lời kể của tài xế lái xe vụ tai nạn làm 3 người clb HAGL tử vong
  • Công an Đồ Sơn thông tin việc nghi phạm nhập viện cấp cứu sau khi bị tạm giữ
  • Vụ lật ghe chở 8 người trên hồ thuỷ điện: Tìm thấy thi thể người đàn ông
推荐内容
  • Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
  • Giám sát thị trường bất động sản và nhà ở xã hội tại 8 bộ ngành, 12 địa phương
  • Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
  • Dân phớt lờ một tấm biển, một tuyến phố trở thành điểm nóng ùn tắc
  • Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
  • Diễn biến vụ bé 3 tháng tuổi tử vong ở do cha dượng bạo hành ở Vũng Tàu