【kqbđ đức】Thực tế đời sống với nhân vật trong Dòng sông phẳng lặng
Tác giả trong kháng chiến chống Mỹ |
Năm kia,ựctếđờisốngvớinhânvậttrongDòngsôngphẳnglặkqbđ đức trong dịp đoàn nhà văn đi thực tế các đồn biên giới ở Cao bằng, hôm được Chủ tịch UBND tỉnh tiếp, anh cho biết khi đang còn là lính trơn, trên đường vào chiến trường, các anh nghe ròng rã DSPL mà lòng thêm phấn khích, nhưng có hôm đang nghe thì rađiô… tịt, hết pin! Cả đại đội tìm được pin thay thì mất béng đến hơn mười phút. Từ đêm đó, khi nào nghe đọc chuyện đêm khuya cũng có thêm một cái rađiô “xơ cua”. Thật… hả dạ khi nghe anh chủ tịch “hồi ký”: mình cũng đã có một giọt thuốc bổ dành cho người chiến sĩ sắp xung trận.
*Bộ tiểu thuyết này, chính phụ có tới gần trăm nhân vật. Trong cuộc đời viết văn của mình, rất hiếm trường hợp tôi lấy nguyên mẫu ngoài đời để tạc lên nhân vật trong tác phẩm. Nhưng không có thực tế của đời sống thì không thể làm nên các nhân vật đó.
Đoàn làm phim Dòng sông phẳng lặng tổ chức các cảnh quay tại Huế. Ảnh: Hiền An |
Như chị Hạnh trong DSPL. Là một đảng viên bình thường của vùng cát Phú Vang nghèo khổ từ kháng chiến chống Pháp, hàng ngày hàng giờ, hàng tháng, hàng năm, hàng chục năm… chị âm thầm chịu đựng, kiên gan bền chí, công khai nín chịu đến như tức thở đối đầu với kẻ thù đã biết quá rõ về chị để giữ vững khí phách, giữ vững phong trào và khi phong trào thôn xã tan nát sau Mậu Thân, người đàn bà chân chất và hiền lành ấy đã vụt đứng dậy tự nhận vai trò Bí thư Chi bộ đảng, gánh cả làng quê tan nát trên đôi vai gầy gò xương xẩu của người đàn bà già xọm trước tuổi vì sức nặng của thử thách hàng chục năm trời. Hạnh chỉ gục xuống, chỉ xuôi người xuống khi người chồng - tiểu đoàn trưởng Hòa-mà chị đã chờ đợi bao năm trời từ miền bắc trở về, giữa hai trận đánh trên thành phố, chạy về làng tìm thăm chị. Làng xóm tan nát, tre pheo ngổn ngang sau những trận bom pháo giặc. Nhưng anh vẫn nhận ra dấu vết những con đường tuổi thơ, len lách tìm về đúng ngôi nhà xưa của anh chị mà bây giờ đã bị cháy rụi. Ở đó chỉ có một người đang thổi bếp rơm, là chị Hạnh. “…Chị nhận ra ngay chồng mình. Đúng anh Hòa của chị. Anh to béo và đẹp hơn ngày xưa nhưng vẫn khuôn mặt hiền lành và rắn rỏi đó. Chị sắp kêu to lên thì anh Hòa đã lễ phép chào rồi rụt rè hỏi:
Bác ơi, nhà o Hạnh ở đâu bác?
Tai chị như bị quả sét nện thẳng vào. Chị tối tăm mặt mũi. Nhưng chị còn đủ sức để không gục xuống bếp lửa. Chị cúi xuống đống tro bếp thổi bụi mù lên để che hai hàng nước mắt đang tuôn ào ra, tay chị run bắn lên chỉ lui phía sau nhà mình. Anh Hòa mừng rỡ cảm ơn chị và tất tả bước đi. Chỉ một thoáng sau, anh hốt hoảng chạy trở lui. Lúc đó chị đương gục đầu vào cột nhà, hai vai chị run bắn lên trong tiếng nấc tê tái. Anh Hòa ôm lấy khuôn mặt chị và bỗng anh sụp xuống chân chị, hậc lên:
Em tha lỗi cho anh! Tha lỗi cho anh…”
Tôi đã khóc cùng chị Hạnh và anh Hòa khi viết đến những dòng này. Những người như chị Hạnh, thủy chung chờ chồng như thủy chung với cách mạng mười mấy năm trời có hàng ngàn, hàng vạn ở mảnh đất này. Hạnh là hiện thân của họ trong DSPL.
Và Trung, cùng Mùi, Xuân - nhóm trinh sát đặc công. Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng trong DSPL, tôi tập trung vào đơn vị trinh sát đặc công này. Suốt trong năm 1967 và 1968, tôi đã có dịp tham gia một số trận đánh của các đơn vị của Trung đoàn 6 của tỉnh, kể cả đặc công, như tiêu diệt quận lỵ Phú Thứ, đánh các đoàn bình định nông thôn ở Dưỡng Mong thượng, tấn công trung tâm mã thám Phú Bài, đánh phản kích ở tuyến Chợ Cống- sân vận động Tự Do dịp Mậu Thân ở Huế… Tôi đã phải tập đôi “miếng” đặc công như cách lội qua vùng nước-bùn trên đầu gối, sao cho khi rút chân lên thì không “oạp oạp”, cách đi qua vườn thơm(dứa) sao cho không dẫm lên cánh thơm phát ra tiếng động… bởi đặc công toàn đi vào vùng mà chung quanh đều là địch. Anh Ngọc Đạt ở Nam Định, một chiến sĩ Trung đoàn 6 cũ, một người vô cùng tha thiết, thủy chung với anh em đồng đội đã chiến đấu ở chiến trường Huế những tháng ngày ấy nhất quyết tôi là chiến sĩ đặc công. Ở DSPL tôi chỉ “chọn” đặc công, mà cũng chỉ “khoanh vùng” lính trinh sát bởi một lý do ít người biết. Trong các đơn vị chủ lực, duy nhất trinh sát đặc công, do phải nghiên cứu chuẩn bị tấn công thành phố, nên tiếp cận được với nội đô, tiếp cận với các vùng ven, như Vỹ Dạ, Chợ Cống. Ở Vỹ Dạ, tôi xây dựng gia đình bà Tịnh Nhơn, là một gia đình Phật tử, trí thức gia giáo yêu nước, có con gái là Diệu Linh tham gia phong trào học sinh-sinh viên và Nguyễn Khoa Bảo, sĩ quan Sài Gòn, tiêu biểu cho tầng lớp yêu nước, ủng hộ Giải phóng của Huế. Cả gia đình dần trở thành cơ sở cách mạng trung kiên. Tôi “nối mạng” cho nhóm Trung-Mùi-Xuân gặp “nhóm” Tịnh Nhơn-Bảo-Diệu Linh-Thục Nguyên. Đến mức nhóm trinh sát đặc công được phép xây hầm bí mật ngay trong khu vườn đẹp Vỹ Dạ này. Và điều quan trọng, tôi đã “nối mạng” cho Mùi - một sinh viên đại học ở Hà Nội xếp bút nghiên vào Nam chiến đấu - gặp Diệu Linh. Một mối tình lý tưởng đẹp tuyệt vời, một tình nghĩa Bắc-Nam xúc động, và khi Mùi bị xử bắn sau khi bị bắt, sức mạnh của sự hy sinh của Mùi đã là linh hồn cho cuộc sống và chiến đấu của Diệu Linh. Đã có lần, sau khi DSPL được dựng thành phim truyền hình nhiều tập và được tặng thưởng Nhà nước về VHNT, ngồi bên sông Hương, gần loạt tượng mà một trại điêu khắc quốc tế tạo nên, một nhóm sinh viên hỏi tôi:
- Chú ơi, tại sao không cho dựng tượng Mùi cõng Diệu Linh khi cứu cô ở Cồn Hến?
Tôi xúc động trước câu hỏi ấy: Mùi-Diệu Linh đã len sâu vào tâm hồn các em.
Cũng xin “bật mí” một cái dại của tôi trong DSPL. Tôi đã lấy vài tên người thân đặt cho nhân vật: Cúc (con chị Hạnh-anh Hòa), cán bộ chi viện cho thành phố là tên vợ tôi và Diệu Linh là tên con gái đầu lòng của tôi. Trong hoạt động công khai của Diệu Linh, việc thật-giả, giả-thật với kẻ địch (ví dụ với Trần Long, trung đoàn trưởng lính Sài Gòn, cấp trên của Bảo, lại yêu Diệu Linh tha thiết) gần như phải xử lý thường xuyên. An ninh quân đội đã nhiều lần nghi ngờ Diệu Linh là Việt Cộng. Đã có lúc tôi tính “cho” Diệu Linh bị bắt, bị tra tấn (đúng với thực tế hơn), nhưng tôi chợn quá, “thương” con quá, nên thường xử lý bằng cách cho…Trần Long đang si mê Diệu Linh can thiệp với lý do: Diệu Linh là diệu thiên tả như nhiều sinh viên Huế lúc đó, chứ không phải Việt Cộng. Êm!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Sẵn sàng cho đại hội Mặt trận thị xã
- ·Nhiều việc tốt làm quà dâng lên ngày truyền thống
- ·Hướng đến mục tiêu phụ nữ tiến bộ hơn, hạnh phúc hơn
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Tết Chol Chnam Thmay: Sung túc
- ·Viết về chính trị phải càng trăn trở…
- ·Ban Bí thư kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng 3 cán bộ
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Công an Hà Nội kỷ luật 14 cảnh sát giao thông 'làm luật'
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Công điện khẩn về ngăn chặn nhập lậu gia cầm vào Việt Nam
- ·Hành trình của tình người
- ·Khi bí thư chi bộ, trưởng ấp vận động Nhân dân
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Chú trọng tuyên truyền lịch sử đảng bộ địa phương
- ·Tặng con giống cho hội viên phụ nữ làm kinh tế
- ·Siết chặt khâu thẩm định, cấp phép, ngăn chặn người nước ngoài thâu tóm đất
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: 'Tôi bị thị phi'