【xem bong đá trực tiêp】Phụ huynh thành phố ngược xuôi tìm chỗ học, chỗ chơi khi con vào hè
Vừa chớm nghỉ hè được 1-2 ngày,ụhuynhthànhphốngượcxuôitìmchỗhọcchỗchơikhiconvàohè xem bong đá trực tiêp chị Vinh (Hà Đông, Hà Nội) đã hỏi lịch học ngoại khoá khắp nơi cho con trai vừa hết lớp 2. Thực ra, việc học gì, chơi gì, ở đâu… đã được chị lên kế hoạch từ trước khi nghỉ hè 2-3 tháng. Nhưng sát ngày, chị muốn hỏi lại thời gian để sắp xếp sao cho hợp lý giữa các lớp.
Mặc dù lực học của con chỉ ở mức khá nhưng chị Vinh quan niệm hè là để vui chơi, trải nghiệm nên chị không chọn cho con đi học thêm các môn như học chính khoá ở trường. Cả 3 lớp học hè của con trai chị đều là học kỹ năng, năng khiếu theo tinh thần vừa học vừa chơi.
“Hè này, tôi ưu tiên lớp học bơi cho con đầu tiên bởi vì Covid-19 đã khiến tôi phải hoãn lớp học của con đến tận giờ”.
Chị Vinh chọn một lớp học bơi gần nhà, thời gian linh động. Nhưng vì con nhát nước nên mỗi buổi học, bố phải đi cùng để động viên, hướng dẫn thêm. Cũng vì đi cùng bố nên con chị chỉ đi được vào chiều tối khi bố đã tan làm.
Khoá học thứ 2 mà chị đăng ký là lớp tiếng Anh, 4 buổi/ tuần, cũng vào buổi chiều tối. “Lớp tiếng Anh này theo một phương pháp riêng nên phải học 4 buổi/tuần để đảm bảo thời gian con tiếp xúc với ngoại ngữ liên tục. Lớp học theo dạng trò chơi, kể chuyện, hát hò vui vẻ nên con rất thích thú”.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tuần 4 buổi, cứ 5h chiều chị lại phải dừng công việc để cho con tắm rửa, ăn nhẹ rồi chở qua lớp. Lớp ở gần nên chị về nhà ngay để nấu cơm tối. Chồng chị sẽ phải nán lại cơ quan muộn hơn để 7h về qua lớp đón con luôn.
Lớp học thứ 3 của con chị chỉ học 1 buổi/tuần vào chiều thứ 7, kéo dài 2 tiếng. Lớp hội hoạ này cách nhà chị tới 10km nhưng vì không tìm được lớp nào có phương pháp ưng ý hơn nên vợ chồng chị vẫn cố gắng đưa đón. Cho con vào lớp xong, 2 vợ chồng lại ra quán cà phê ngồi đợi con học 2 tiếng, coi như phút thảnh thơi cuối tuần.
“Hè thật đấy nhưng lịch học như này là ngày nào cũng đưa đón con không kém gì học ở trường. Nhưng con đều thích thú đi học, chứ không phải ép buộc gì cả nên bố mẹ vẫn cố gắng cho con trải nghiệm trong 2 tháng hè”.
Ngoài các lớp học này, chị Vinh cũng tranh thủ cho con về quê chơi với ông bà, đi du lịch xa gần vài chuyến. Chị nói: “Ngày xưa, thời của mình, hè đến là ở nhà tự bày trò chơi với nhau, chứ làm gì có nhiều hoạt động, lớp học hay ho như bây giờ. Nên là mình cũng cố gắng cân bằng sở thích của con và các kỹ năng cần thiết để chọn lớp học cho con trải nghiệm”.
Nói về việc sắp xếp thời gian cho con dịp nghỉ hè, chị bảo 2 tháng hè là vợ chồng chị phải dành thời gian cho con nhiều hơn bình thường. Ngoài các lớp học ngoại khoá, con ở nhà từ sáng đến chiều tối - ăn, học, chơi - đều phải có người đôn đốc, sắp xếp sao cho hợp lý để vừa khoa học, vừa vui vẻ.
Khác với chị Vinh, vì không có ai ở nhà cùng con nên dịp hè này chị Thu chọn khoá học thêm cho con ở trường. Tức là nghỉ hè nhưng con vẫn sáng đến lớp, chiều về, trưa ăn ngủ tại trường. Nội dung các môn học chỉ xoay quanh 3 môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh là chính.
Mặc dù không thích phương án này lắm nhưng vì không có ai trông con nên vợ chồng chị đành chịu. Chị Thu chia sẻ, ở lớp con chị cũng nhiều nhà chọn phương án này vì không có ai trông con, thành ra bọn trẻ không có nghỉ hè.
Cũng cho con đi học bán trú như chị Thu nhưng chị Cao Thịnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại chọn hình thức trại hè - một hoạt động khá phổ biến hiện nay của các trường và các đơn vị như trung tâm tiếng Anh, trung tâm kỹ năng sống.
Trại hè mà con chị theo học là do chính ngôi trường mà con đang theo học tổ chức theo hình thức có nhiều chủ đề: thể thao, kỹ năng sống, văn hoá - nghệ thuật, tiếng Anh…
“Con có thể chọn học trại hè tối thiếu 2 tuần nhưng vì quá thích các chương trình nên con chọn học cả 2 tháng. Đây hoàn toàn là ý nguyện của con”.
Bà mẹ này cho biết, trước khi học trại hè, con được nghỉ ngơi khoảng 1 tuần để về quê. “Từ tuần sau là con đi học từ sáng đến chiều tối như trong năm học”.
Theo tìm hiểu, chi phí các chương trình trại hè, lớp học thêm bán trú, các hoạt động ngoại khoá bán trú… hiện nay ở Hà Nội thường dao động từ 6-7 triệu đồng/tháng cho tới 12-13 triệu đồng/tháng. “Mức chi phí này không kém so với học phí học chính khoá là mấy, nếu là học trường tư”.
“Nhiều người nói rằng nghỉ hè mà bắt con đi học nhiều thế, làm con mất tuổi thơ, rồi so sánh với ngày xưa nghỉ hè được tự do rong chơi, nghịch ngợm. Nhưng tôi nghĩ, mỗi thời mỗi khác. Bây giờ có rất nhiều hoạt động học mà chơi bổ ích, thú vị mà bản thân các con rất thích.
Nếu bố mẹ sắp xếp được thời gian đưa đón, chọn hoạt động phù hợp với năng lực, sở thích của con thì đó sẽ là trải nghiệm tốt, chứ không nhất thiết hè là phải ở nhà, phải về quê như chúng ta cách đây 20-30 năm” - chị Vinh chia sẻ.
Bà mẹ này cho rằng, trước khi đăng ký cho con học gì, bố mẹ nên hỏi ý kiến các con về mong muốn, sở thích trước khi quyết định. Nếu làm được điều đó thì việc học hè hay tham gia các hoạt động ngoại khoá khác không phải là “làm mất tuổi thơ” của con.
Đăng Dương
(责任编辑:La liga)
- ·Kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia: KHCN và ĐMST là động lực chính
- ·Deputy PM: strengthening macro
- ·PM hosts head of Lao Government Office
- ·Material prosperity must be accompanied by fulfilling spiritual life: PM Phúc
- ·Điểm mặt những dịch vụ y tế được giảm giá mạnh từ ngày 15/7
- ·Deputy Prime Minister Phạm Bình Minh visits UK
- ·Việt Nam, UN ink MoU on deployment of field hospital in South Sudan
- ·Foreign friends pay homage to former Party chief Đỗ Mười
- ·Công ty thực phẩm ở Hoa Kỳ thu hồi sản phẩm đậu phộng trên toàn thế giới
- ·Việt Nam’s UN delegation honours late Party leader Đỗ Mười
- ·Gần 100 tấn ngao chết trắng ở Thanh Hóa: Lý giải hiện tượng tảo nở hoa
- ·PM hosts head of Lao Government Office
- ·Việt Nam extends sympathy to Indonesia over tsunami
- ·Netherlands helps train Việt Nam to tackle torture
- ·Bộ trưởng Bộ GD
- ·Deputy Prime Minister Phạm Bình Minh visits UK
- ·Party chief: Việt Nam supports Cuba’s revolutionary cause
- ·12th PCC to open eighth session
- ·Chính phủ yêu cầu kiểm tra an toàn, chất lượng hồ chứa, đập thủy điện
- ·PM hosts head of Lao Government Office