【ket qua hang nhat viet nam】Tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai
(CMO) Chuẩn bị cho kỳ họp thứ Tám, HĐND tỉnh khóa X sắp diễn ra, sáng nay 25/11, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra (lần 2) các nội dung trên lĩnh vực sẽ được trình tại kỳ họp. Đến dự có bà Lê Thị Nhung, Phó chủ tịch HĐND tỉnh và ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Bà Vũ Hồng Như Yến, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh điều hành hội nghị thẩm tra.
Phần thẩm tra Dự thảo Nghị quyết ban hành danh mục dự án cần thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự.
Ông Phan Vân Minh, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, đến nay chỉ có 6/70 dự án, công trình thuộc diện thu hồi đất năm 2022 đã được HĐND tỉnh ban hành 4 Nghị quyết, với diện tích đã thực hiện 2,74/738,74ha, đạt tỷ lệ 0,37%. Theo ông Minh, con số chưa thực hiện, thấy thì nhiều, nhưng là đang làm chứ không phải chưa, mà nguyên nhân tập trung vào việc phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, bổ sung nguồn vốn, trong đó có 16 dự án chưa tìm được chủ đầu tư…
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, qua rà soát, trên địa bàn hiện có 13 công trình, dự án thuộc danh mục cần thu hồi đất 2023 (43,25 ha); 1 dự án xin điều chỉnh quy mô diện tích thu hồi và tổng mức chi giải phóng mặt bằng để tiếp tục triển khai thực hiện.
Bà Vũ Hồng Như Yến, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách khẳng định kết quả hoàn thành dự án, công trình thuộc diện thu hồi đất năm 2022 là thấp nhất từ trước đến nay. “Cái nào nằm trong vốn đầu tư công thì trình, đối với nguồn vốn doanh nghiệp thì xem họ có kế hoạch bố trí vốn hay không, cái nào thuộc diện thu hút đầu tư thì phải xem tính khả thi hay không mới trình HĐND tỉnh xem xét, quyết nghị thu hồi đất nhằm tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai”, bà Yến nhấn mạnh.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế, HĐND tỉnh cho rằng chậm triển khai các dự án, công trình đã có quyết định thu hồi đất năm 2022 là do cách thức tổ chức thực hiện, chưa chủ động, “nước dâng tới đâu thì chạy theo tới đó”.
Nêu quan điểm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi thẳng thắn cho rằng không đưa danh mục cần thu hồi đất một cách tràn lan nữa, mà cái nào đã được bố trí vốn (đầu tư công) thì trình để quyết nghị. Cần đánh giá sát tình hình thực hiện đã qua để công tác thực hiện tới đây một cách chặt chẽ, hiệu quả, nhất là các dự án thu hút đầu tư, mời gọi đầu tư…
Theo các đại biểu, cần đảm bảo sự chặt chẽ, tính khả thi trong thực hiện các dự án, công trình cần thu hồi đất ngay từ ban đầu, tránh tác động đến đời sống người dân, lãnh phí nguồn tài nguyên đất khi dự án kéo dài do không có nguồn đầu tư, phải thu hồi. (ảnh minh hoạ)
Hội nghị đồng thời thẩm tra Dự thảo Nghị quyết “Quy định các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Chia sẻ về quá trình thực hiện nội dung soạn thảo văn bản này, ông Nguyễn Văn Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng đây là vấn đề mới, nếu được thực hiện thì Cà Mau sẽ tiên phong, “tiếp sức” thực hiện cho cả 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia, góp phần quan trọng và tạo động lực rất lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Ông Quân đánh giá, quy mô thực hiện các dự án, mô hình đã qua còn nhỏ lẻ, phân tán, không tập trung; các chuỗi liên kết sản xuất mới bước đầu hình thành nên sự liên kết chưa chặt chẽ, quá trình thực hiện còn lúng túng. “Việc xây dựng chính sách pháp lý để chi hỗ trợ sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao, bền vững”, ông Quân khẳng định.
Việc quy định mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sẽ tạo nền tảng, động lực rất lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, bền vững, góp phần quan trọng cho xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Cũng trong sáng nay, Ban Kinh tế - Ngân sách tiến hành thẩm tra Dự thảo Nghị quyết phân bổ định mức chi bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Chiều nay, Ban tiếp tục thẩm tra 2 báo cáo: Tình hình thực hiện dự toán ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; Tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, và các Dự thảo Nghị quyết: Dự toán ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2023; Phân bổ dự toán ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2023; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025; Kế hoạch đầu tư công năm 2023./.
Trần Nguyên
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng
- ·Phóng viên thời công nghệ 4.0
- ·Lễ ra quân chống rác thải nhựa sẽ diễn ra tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm
- ·Thâm hụt ngân sách của Thụy Sỹ có thể lên tới 6%
- ·Bộ Giáo dục: Bài thi trắc nghiệm ở Hòa Bình có dấu hiệu bị can thiệp để tăng điểm
- ·Vân Dung: 'Vắng tiếng pháo, mất 60% không khí Tết'
- ·Phấn đấu thời gian XNK bằng mức trung bình của ASEAN
- ·Sản phẩm gợi dục gây sốc lễ hội cho học sinh ở Hà Nội
- ·Tổng thống Mỹ Donald Trump viết nhầm tên vợ khiến cư dân mạng xôn xao
- ·Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành 2016
- ·Doanh nghiệp giấy kêu khó, Chính Phủ yêu cầu thay đổi phương thức kiểm tra chuyên ngành
- ·ILO: Dịch COVID
- ·5 tháng, thiệt hại 856 tỷ đồng do thiên tai, cháy nổ
- ·Khoa vẽ tranh khỏa thân tại Thái Lan
- ·Thúc đẩy xuất khẩu nông sản: Muốn xây thương hiệu, phải tạo lòng tin
- ·Việt Nam trúng cử Hội đồng UNESCO
- ·Quảng Ninh: Ông Nguyễn Văn Thắng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Cuối năm 2019, triển khai hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử trên toàn quốc
- ·Bộ trưởng Bộ GD
- ·Khai thuế GTGT đối với hoá đơn bị bỏ sót