【bang xep hang bong da na uy】Chuẩn bị dự án sơ sài khiến giải ngân ách tắc
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019.
Chậm giải ngân phần lớn do nguyên nhân chủ quan
Phát biểu tại hội nghị,ẩnbịdựánsơsàikhiếngiảingânáchtắbang xep hang bong da na uy Bộ trưởng nhất trí với rất nhiều nguyên nhân khách quan từ quy định pháp luật hiện hành dẫn đến chậm trễ giải ngân như quy trình, thủ tục, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và việc giao kế hoạch vốn còn chưa phù hợp; thủ tục điều chỉnh kế hoạch còn thiếu linh hoạt... Song, Bộ trưởng cũng cho rằng phần lớn vẫn xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan như việc chuẩn bị các điều kiện triển khai dự án chưa kỹ càng, tính chủ động, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, chủ dự án còn thấp, năng lực nhà thầu hạn chế,... "Chúng ta làm dự án thì nhanh, thông qua nhanh, nhưng khi triển khai dự án thì vướng mắc, ngược lại với các quốc gia khác khi làm dự án", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chỉ ra vấn đề.
Để khắc phục tình trạng này, năm 2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có rất nhiều chỉ đạo quyết liệt để thúc đẩy giải ngân thông qua việc ban hành các chỉ thị và nhiều văn bản chỉ đạo điều hành và gần đây là Công điện số 1042/CĐ-TTg ngày 21/8/2019, trong đó có sự tham mưu của Bộ Tài chính.
Bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ và chương trình, kế hoạch được giao, ngay từ những tháng đầu năm 2019, Bộ Tài chính đã thực hiện một loạt các giải pháp để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2019.
Cụ thể là, chủ động rà soát sửa đổi cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, đơn giản hóa thủ tục kiểm soát chi với nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau; rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán,… Có các văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương triển khai việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án; nhập hết kế hoạch vốn đầu tư lên hệ thống Tabmis để làm cơ sở kiểm soát, thanh toán vốn ngay từ đầu năm 2019.
Đồng thời, tổ chức các hội nghị, tọa đàm trực tuyến với bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tại các điểm cầu trên cả nước; hội nghị trực tuyến toàn quốc, tọa đàm với các nhà tài trợ dự án ODA và vay ưu đãi. Các hội nghị đã tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong công tác giải ngân thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và đề xuất Thủ tướng Chính phủ các biện pháp về giao vốn, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thẩm định vay, tiến độ rút vốn...
Cùng với đó, thường xuyên báo cáo các tình hình giải ngân, chi tiết từng bộ, ngành địa phương theo từng nguồn vốn. Tổ chức các đoàn kiểm tra, trên cơ sở đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN của các bộ, ngành, địa phương và đề xuất giải pháp tăng cường giải ngân.
Tuy vậy, lãnh đạo ngành Tài chính cũng nhìn nhận tình hình dù có chuyển biến nhưng vẫn rất chậm và như Thủ tướng đã nói, gây nhiều tác hại cho nền kinh tế.
Tập trung vào một đầu mối công tác quản lý nợ công
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trong những tháng cuối của năm 2019, tại hội nghị này, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn nữa để triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 1042 đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị thực hiện dự án, tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; tích cực thực hiện công tác lập hồ sơ, thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán. Xây dựng quy chế báo cáo giải ngân của từng dự án để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tiến độ giải ngân. Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng, tính sẵn sàng trong khâu chuẩn bị các dự án sử dụng vốn ngoài nước.
"Khâu chuẩn bị của chúng ta rất sơ sài. Tuy thủ tục rườm rà, thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án lâu nhưng do nội dung dự án sơ sài nên khi triển khai thực hiện có nhiều vướng mắc như các bộ đã nêu", Bộ trưởng lưu ý.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các cơ quan chủ quản chủ động cùng các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về đấu thầu mua sắm, về thuế; hoàn hiện hồ sơ để ký kết hợp đồng cho vay lại; làm ngay thủ tục kiểm soát chi, gửi đơn rút vốn để Bộ Tài chính kịp thời gửi nhà tài trợ. Theo dõi sát tiến độ từng dự án để kịp thời có đề xuất điều chuyển, điều chỉnh kế hoạch vốn cho phù hợp. Các cơ quan cho vay lại đặc biệt là Ngân hàng Phát triển phối hợp với các cơ quan chủ quản phải chủ động tháo gỡ các vướng mắc về thẩm định cho vay lại, thẩm định tài sản đảm bảo, ký hợp đồng cho vay lại.
Sau 1 năm triển khai Luật Quản lý nợ công, Bộ Tài chính sẽ đánh giá lại để rà soát lại cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện trong đầu tư phát triển từ NSNN vốn nước ngoài.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án giao hết kế hoạch vốn năm 2019. "Như báo cáo đã nêu, nếu đến nay vẫn chưa giao nổi thì không thể triển khai được. Mà để giao được phải có hồ sơ, nên chúng ta cứ luẩn quẩn. Nếu không nhận diện, chỉ rõ ra thì không thể có giải pháp được. Bộ nọ cứ kêu bộ kia thì rất khó khăn", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định.
Đồng thời, đánh giá khả năng giải ngân các nguồn vốn đầu tư công năm 2019 để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hoặc quyết định theo thẩm quyền phương án điều chuyển vốn từ các dự án chậm tiến độ thực hiện sang dự án khác có nhu cầu, giải ngân tốt. "Chúng ta có 50, 60 nghìn tỷ đồng mà không tiêu được. Nhiều nơi rất cần vốn, mà chúng ta để như này rất bí", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Một kiến nghị nữa Bộ Tài chính nêu tại hội nghị này là Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công năm 2019 theo hướng tập trung vào một đầu mối công tác quản lý nợ công; đơn giản hóa các thủ tục hành chính bao gồm quy trình bổ sung kế hoạch vốn hàng năm, cơ chế điều chỉnh, điều chuyển kế hoạch vốn cũng như cơ chế hạch toán và chuyển nguồn vốn.
Hoàng Yến
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tiền trợ cấp thất nghiệp, nhận thế nào?
- ·Liên minh châu Âu tập trung ngân sách cho 2 lĩnh vực ưu tiên
- ·Vingroup ủng hộ thêm 100 tỷ đồng tài trợ phòng chống dịch Covid
- ·Xuất khẩu Nhật Bản tăng mạnh nhất trong hơn một thập kỷ
- ·Không giỏi 'chuyện ấy' bằng tình cũ, tôi bị chê
- ·Samsung ra mắt màn hình “đôi” linh hoạt, tăng tính đa nhiệm
- ·Báo cáo việc làm tháng 5 không làm thay đổi chính sách tiền tệ của Fed
- ·Hoạt động sản xuất của châu Á tiếp tục tăng trưởng
- ·Nhà thuốc Minh Thi 2 uy tín và chất lượng cao tại quận 7, TP.HCM
- ·Dự kiến tăng thuế XK sắn lát và cồn ethanol
- ·Giá phân bón giảm mạnh
- ·Starbucks ra mắt phiên bản mới cà phê xay
- ·Máy ảnh zoom lớn cao cấp của Sony có giá 26,9 triệu đồng
- ·Giới thiệu gần 200 tài liệu về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam
- ·VPI dự báo giá xăng tiếp tục giảm trong kỳ điều hành ngày 12/12
- ·Thực hiện đồng bộ 3 giải pháp đảm bảo chương trình năm học 2019
- ·G7 xem xét tái phân bổ SDR trị giá 100 tỷ USD giúp nước nghèo
- ·Thương mại Iran
- ·Long An hơn 700ha cây trồng bị mất trắng do mưa, lũ và triều cường
- ·Trưng bày chuyên đề Đảng Cộng sản Việt Nam