【câu lạc bộ bóng đá chicago fire】Tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đến cán bộ, nhân dân và cử tri tỉnh Long An
Quốc hội họp phiên toàn thể tại Phòng họp Diên Hồng - Nhà Quốc hội
Kỳ họp này được khai mạc vào sáng ngày 23/10 và bế mạc vào chiều ngày 29/11/2023. Kỳ họp được chia làm 2 đợt, đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11 và đợt 2 từ ngày 20/11 đến ngày 29/11. Sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Sau đây, Báo Long An trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo tóm tắt kết quả kỳ họp.
Trước hết, về công tác lập pháp: Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 2 nghị quyết quy phạm pháp luật và 7 luật bao gồm Luật Căn cước; Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi).
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An chủ trì phiên thảo luận tại Tổ 7, với đại biểu các tỉnh Long An, Thái Nguyên, Kon Tum và ĐắK Nông
Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Đây là chính sách mang tính đột phá để đầu tư 21 dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm đường bộ kết nối vùng và liên tỉnh, trong đó phân cấp, phân quyền cho địa phương có điều kiện làm cơ quan chủ quản, sử dụng vốn ngân sách địa phương đầu tư các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương; giao cho 1 địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách của địa phương này hỗ trợ vốn cho địa phương khác để thực hiện các dự án liên tỉnh, liên vùng. Nghị quyết áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế có tính cấp thiết để vừa chủ động giành được quyền đánh thuế bổ sung, vừa tạo môi trường đầu tư thuận lợi để giữ chân và tiếp tục thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật gồm Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Đây là các đạo luật có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn.
Cũng tại kỳ họp này, do tính chất đặc biệt quan trọng và phức tạp của 2 dự án Luật là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Quốc hội đã quyết định lùi thời gian thông qua tại kỳ họp gần nhất để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng và tính khả thi của các luật sau khi được ban hành.
Thứ hai, Quốc hội đã tâp trung thảo luận tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2023 và thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; quyết định Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cho ý kiến về báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai, thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển KT-XH, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; Kế hoạch tài chính - ngân sách, đầu tư công 3 năm 2024 - 2026; kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và phát triển KT-XH.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại kỳ họp
Quốc hội đã thống nhất đánh giá, từ năm 2023 và đầu nhiệm kỳ đến nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn so với dự báo, nhưng nhờ có sự lãnh đạo, đúng đắn, sát sao, kịp thời của Đảng, sự chủ động, đồng hành, giám sát linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội; sự quản lý, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp, đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.
Tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng ngày một tích cực hơn, dự báo cả năm 2023 GDP tăng trên 5% và hoàn thành ít nhất 10/15 chỉ tiêu chủ yếu về KT-XH. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm, phát triển. Công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Uy tín Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, Quốc hội cho rằng, kinh tế đất nước cũng đối mặt với nhiều khó khăn như thị trường bị thu hẹp, đơn hàng sụt giảm, đứt gãy chuỗi cung ứng và biến động giá cả của các mặt hàng chiến lược, cùng với sức ép lớn về tỷ giá và ổn định vĩ mô. Còn 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, trong đó, có nhiều chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tăng trưởng như tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong năm 2023, Quốc hội đã quyết định mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển KT-X, tài chính, ngân sách Nhà nước năm 2024 đặt trong bối cảnh tổng thể gắn với các mục tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025 về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết của Quốc hội.
Thứ ba, về hoạt động giám sát tối cao. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; thảo luận tại Hội trường về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5 và bố trí một buổi thảo luận tại Hội trường về kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.
Quốc hội cũng đã tiến hành giám sát tối cao và thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề “Việc triển khai, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển KT-XH Vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”, trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc và những nguyên nhân khách quan, chủ quan; đề ra các giải pháp khả thi, thiết thực nhằm đẩy nhanh tiến độ và triển khai, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.
Quốc hội đã dành 2,5 ngày tiến hành chất vấn Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 với 21 lĩnh vực thuộc 4 nhóm nội dung: Kinh tế tổng hợp; kinh tế ngành; nội chính, tư pháp; văn hóa, xã hội.
Qua chất vấn cho thấy, về cơ bản, các nghị quyết của Quốc hội đã được các cơ quan triển khai nghiêm túc, có trách nhiệm, tạo được chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cụ thể ở hầu hết các lĩnh vực, góp phần quan trọng phát triển KT-XH đất nước.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chất vấn, trong đó xác định rõ địa chỉ, phạm vi thời gian và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện quyết liệt, có hiệu quả những vấn đề đã cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước, vừa kịp thời khắc phục hiệu quả các hạn chế, yếu kém, vừa phải tạo được chuyển biến thực chất, căn cơ và lâu dài trong từng lĩnh vực được chất vấn.
Đại biểu Trần Quốc Quân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An đóng góp dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)
Quốc hội cũng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Công tác lấy phiếu tín nhiệm được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy trình, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, bảo đảm dân chủ, minh bạch, công tâm và khách quan.
Kết quả có 2/44 người có tỷ lệ phiếu “tín nhiệm cao" trên 90% là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Quốc hội; có 39/44 người có tỷ lệ phiếu “tín nhiệm cao" đạt từ 50% trở lên; có 6/44 có tỷ lệ phiếu “tín nhiệm thấp" từ 10% trở lên, cao nhất là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là những ngành, lĩnh vực “nóng”, còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế, được xã hội và cử tri quan tâm.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tinh thần trách nhiệm cao, Đoàn ĐBQH tỉnh Long An đã tích cực tham gia có hiệu quả các nội dung chương trình nghị sự, góp phần quan trọng vào thành công chung của kỳ họp.
ĐBQH trong Đoàn đã tích cực nghiên cứu tham gia nhiều ý kiến tại các phiên thảo luận ở tổ và hội trường, trong đó có 17 lượt ý kiến đóng góp đối với các dự án luật; 4 lượt ý kiến phát biểu về KT-XH.
Đoàn đã tập trung kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, khắc phục tình trạng thiếu vật liệu san lấp, nhằm thúc đẩy sự liên kết trong phát triển giữa Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Quan tâm chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào khai thác sử dụng một số dự án giao thông có sức lan tỏa lớn theo đúng lộ trình và kế hoạch đã đề ra, như tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Long An, Quốc lộ 62 .
Đồng thời, cần tập trung đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp theo Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030"; sớm có định hướng về công tác quy hoạch, phát triển vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, chất lượng cao gắn với thế mạnh từng khu vực và từng địa phương. Ngoài ra, đại biểu trong Đoàn còn tích tham gia chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
Đoàn ĐBQH tỉnh Long An rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý cử tri đối với hoạt động của Quốc hội và Đoàn ĐBQH tỉnh trong thời gian tới./.
Kiến Quốc
(责任编辑:World Cup)
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Video trực thăng Nga 'sống sót' dù bị gãy đuôi
- ·Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi
- ·Ông Zelensky vấp phải phản ứng không ngờ ở Quốc hội Thụy Sỹ
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Giá vàng hôm nay 30/5: Dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tuần mới
- ·Quản lý thị trường “tấn công” hàng giả, kém chất lượng, hàng hiệu... giá rẻ
- ·Hải Phòng: Khen thưởng thành tích bắt giữ kim cương
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Hà Lan cung cấp miễn phí kem chống nắng cho người dân
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·VietinBank tiếp tục tung nhiều ưu đãi miễn phí ngân hàng số
- ·Giá vàng hôm nay ngày 6/5: Vàng thế giới quay đầu giảm giá
- ·Người đàn ông múa trên mép cửa sổ ô tô chạy giữa đường cao tốc Mỹ
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·SHB tặng đến 85% phí bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng
- ·Thư ký báo chí của ông Biden bị cảnh cáo vì vi phạm luật
- ·Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Vai trò của phụ nữ trong xây dựng mái ấm hạnh phúc