会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【meizhou hakka vs】Mưu sinh nơi đầu sóng!

【meizhou hakka vs】Mưu sinh nơi đầu sóng

时间:2024-12-23 21:17:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:567次

Báo Cà Mau(CMO) 11 giờ đêm, gió vẫn thổi mạnh, chiếc tàu đánh cá không mấy lớn của anh Tuấn Anh, ấp Kinh Đào Đông, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển chòng chành lướt sóng hơn 10 hải lý (khoảng 20 km) đưa chúng tôi ra tận đáy hàng khơi. Lúc này, bạn chòi đang thả đáy để kịp sáng hôm sau kéo đáy. Đây là những người chịu vất vả, nguy hiểm nhất của nghề đóng đáy. Mỗi con nước là mỗi “cuộc chiến” của họ với biển vừa để bảo toàn tính mạng, vừa đem về những mẻ cá tôm đầy ắp.

Nhìn chúng tôi ngồi trong cabin tàu với vẻ mặt lo lắng, anh Tuấn Anh vội nói: “Mấy hôm nay sóng dữ lắm, dân đi biển sành như tụi tôi còn chịu không nổi huống chi là người mới biết đi biển”. Dù vậy, ngoài kia, những người bạn chòi vẫn bình thản, bước nhanh trên những sợi dây của hàng đáy, kéo phăng những cái đục để đưa lên tàu sản vật của biển khơi.

"Cuộc chiến" không cân sức

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề làm bạn chòi, anh Trần Văn Nở, ấp Kinh Đào Đông, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, nói như đùa: “Nhiều khi sóng lên nguy hiểm lắm. Có lúc ở chòi thấy tình hình không xong là phải soạn đồ lội trước. Chỉ số ít chòi có phao bảo hiểm thôi, còn lại đa số chỉ có can nước uống hằng ngày. Nếu thấy thời tiết xấu quá thì đổ phân nửa nước trong can đi và ôm chặt để phòng thân”.

Dù khá mệt do phải ngồi trên chiếc tàu uốn lượn theo từng đợt sóng nhưng tôi cũng kịp nhìn thấy giữa biển khơi những cái chòi như tổ chim được che bằng máy tol, xung quanh là cao su đã rách rưới do gió biển quật vào. Với diện tích bề ngang chỉ vỏn vẹn 3,6 m2, treo lơ lửng trên 1 cây kè (nọc chòi) nhưng nó lại là “tổ ấm”, là nơi trú ngụ của 1-2 bạn chòi. Họ ăn uống, ngủ, nghỉ tại đây để canh hàng đáy và đổ đục vào mỗi con nước.

Những mẻ đục đầu tiên được bạn chòi đổ và đưa lên tàu. Ảnh: HỒNG NHUNG

Nỗi sợ lớn nhất của người làm đáy hàng khơi được các anh tiết lộ chính là sợ gãy nọc chòi. Khi đó bạn chòi sẽ phải rớt xuống biển trong điều kiện tính mạng không có gì... bảo hộ. Anh Tuấn Anh bộc bạch: “Chòi phải thiết kế làm sao có trọng lượng nhẹ. Xung quanh chỉ che bằng tấm cao su mỏng manh. Để lỡ khi có sự cố xảy ra rớt xuống biển, anh em trong chòi có thể đạp tung cao su chui ra ngoài, không bị kẹt. Trước đây có nhiều trường hợp chòi dựng bằng vách tol, khi sập nhiều anh em không ra ngoài được”.

Mỗi bạn chòi giữ 6 miệng đáy, “tiền công” cho việc này chính là số cá tôm ở 2 miệng đáy bất kỳ trong số đó. Thu nhập phụ thuộc vào biển, tính mạng của họ cũng phó mặc cho biển khơi. Anh Nở trải lòng: “Mỗi con nước cũng thu được vài triệu đồng, có khi 1-2 triệu đồng, khi 5-7 triệu đồng. Dẫu biết nghề này nguy hiểm nhưng phải chịu vậy thôi”.

Quyết lòng bám nghề

60 tuổi, cái tuổi đáng lý ra đã được nghỉ ngơi, nhưng mỗi con nước về ông Bảy Nam (Lê Văn Nam) vẫn cần mẫn kéo những ổ đục ở ngoài khơi. Quê gốc tỉnh Trà Vinh, về xã Đất Mũi lập nghiệp từ năm 1990, ông từng là chủ tàu, bạn ghe, bạn chòi khi mới 18 tuổi. Từng con sóng ngọn gió ngoài kia ông dường như đã thuộc. Khi nào biển êm, khi nào con nước trúng, tất cả không làm khó được ông. Dù vậy, ông vẫn phải mang trên mình nhiều thương tích với 6 khớp đốt xương sống bị giãn do một lần kéo đục, đến nay vẫn âm ỉ trong người, tuy vậy ông vẫn quyết lòng bám nghề.

Sau khi kéo đục xong, tôm cá được đưa vào đất liền để phân loại và bán lại cho các mối lái.Ảnh: H.N

Ông Bảy Nam tâm tình: “Mỗi tháng ở chòi 20 ngày, giờ sóng gió cũng quen rồi. Ai không quen không ở được đâu. Hôm nay gió thổi quá, sóng mạnh, đợi ngày mai bớt gió lại đi”.

Cái chòi như tổ chim treo lơ lửng trên một cái cọc là nơi trú ngụ của những bạn chòi làm nghề đáy hàng khơi.Ảnh: H.N

Xoè đôi bàn tay chai sạm, lớp chai dày cộm, bàn chân cũng không khá hơn do phải đi trên dây nhưng ông Bảy Nam bình thản: “Ai làm nghề này cũng bị chai như vậy. So với mấy người cùng độ tuổi với tôi ngày xưa tính ra tôi còn chai ít hơn, chứ mấy người kia kéo đục đến nỗi các ngón tay co cụm lại, phải lật lại bàn tay để rửa mặt chứ không thể rửa bằng lòng bàn tay được, chân cũng chai y như vậy. Đó là do mình kéo dây luộc, đi trên dây suốt. Có khi đi biển vào đất liền, đôi bàn chân có cảm giác nhẹ lâng, 1-2 ngày sau mới quen lại”.

Gió thổi mạnh, từng đợt sóng nhấp nhô, ngày mai ông Bảy lại lên tàu cùng những bạn chòi tiếp tục “cuộc chiến” với biển khơi.../.

Chính trị viên Đồn Biên phòng Đất Mũi, Thượng tá Huỳnh Hữu Lâm cho biết: “Nghề đóng đáy này rất nguy hiểm, nhất là những anh em bạn chòi, nhưng đem lại thu nhập khá cao cho bà con, giải quyết việc làm cho nhiều người, mỗi chủ đáy có thể tạo việc làm cho từ 15-20 lao động. Hiện nay, trên địa bàn có 20 tàu cá hoạt động nghề này. Đã qua cũng xảy ra sự cố từ nghề đóng đáy, như năm 2017 có 2 sự cố sập chòi đáy do sóng và nước lớn, cũng may đã huy động kịp thời lực lượng để cứu vớt.

Hồng Nhung 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức
  • SeABank vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ
  • Những 'ngôi làng Taobao' chết dần
  • Microsoft nói dối người dùng suốt 3 năm qua
  • Khẩu trang bất lương
  • Facebook: Cỗ máy ép người dùng… ra tiền
  • Lưu ý cho người dùng Việt khi bảo hành iPhone 14 chính hãng
  • Tân cảng Sài Gòn chuyển đổi số để phục vụ doanh nghiệp
推荐内容
  • Tổng cục QLTT hỏa tốc triển khai phòng chống dịch nCoV
  • Thêm một trào lưu nguy hiểm lan truyền trên TikTok khiến bác sĩ lo ngại
  • Thương hiệu điện thoại Oppo có thể biến mất hoàn toàn tại châu Âu
  • Microsoft nói dối người dùng suốt 3 năm qua
  • Thành lập Hội đồng thẩm định thanh tra kinh doanh xăng dầu
  • Phạm nhân đang ngồi tù vẫn lừa được 11 triệu USD nhờ một chiếc điện thoại