【bdkq mu】Tỷ phú Trương Văn Bền: Người vinh danh xà bông Việt
Ông Trương Văn Bền (1883 - 1956) sinh tại Chợ Lớn (Sài Gòn) trong một gia đình có truyền thống làm nghề thủ công. Vào năm 1930,ỷphúTrươngVănBềnNgườivinhdanhxàbôngViệbdkq mu sau khi lăn lộn trong các hoạt động kinh doanh khác, muốn hoạt động trong một ngành có tính cách phục vụ đại chúng. Và ông đã chọn xà bông.
Tỷ phú Trương Văn Bền, "cha đẻ" của xà bông Cô Ba
Sự nghiệp để lại cho đời sau của Trương Văn Bền chỉ vỏn vẹn bốn chữ Xà bông Việt Nam bởi sản phẩm này ra đời và tồn tại như một trong những biểu tượng tinh thần dám cạnh tranh của người Việt, như cuộc xiển dương “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” khi mà nền kinh tế nước nhà đang nằm trong tay ngoại bang.
Từ việc khơi dậy niềm tự hào dân tộc
Lớp thanh niên bây giờ không biết, nhưng những người lớn tuổi ở miền Nam nói tới xà bông “Cô Ba” với hình ảnh người phụ nữ Việt có gương mặt phúc hậu in trên bao bì chắc chắn đều nhớ. Khi bắt tay vào việc lập hãng xà bông Việt Nam với mục tiêu phục vụ đại chúng, ông Trương Văn Bền đã đưa ra sản phẩm xà bông có tên "Cô Ba".
Lý do quan trọng nhất là ý nguyện mà ông Bền bày tỏ một cách kín đáo về lòng tự hào dân tộc: nhãn hiệu xà bông của ông có in hình phụ nữ búi tóc, tiêu biểu cho người con gái Nam bộ, người tiêu dùng quen gọi là cô Ba. Cô Ba con gái thầy Thông Chánh - tên thật Nguyễn Văn Chánh, còn gọi Nguyễn Trung Chánh - là người dám cầm súng bắn chết tên biện lý Joboin, bị tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 và bị tử hình tại Trà Vinh.
Vẻ đẹp thanh khiết, dũng cảm của cô Ba
Chính người con gái có nét đẹp không ai bì kịp, với những nét duyên con gái Nam Bộ cùng lòng quả cảm, gạn dạ đã khiến Trương Văn Bền đưa hình ảnh và tên cô Ba nhằm khơi dậy trong quần chúng tinh thần bất khuất của dân tộc, đánh trúng vào tâm lý của những người thấp cổ bé miệng. Trên thương trường những năm đầu giữa thế kỷ 20 thì nó cũng như một vũ khí sắc bén để chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Đến việc đánh bật xà bông nước ngoài
Thuở đó, chỉ có các lò nấu nhỏ ở Chợ Lớn sản xuất xà phòng, giá không đắt nhưng chất lượng kém. Người Sài Gòn ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu từ Pháp - loại sản phẩm mà họ vẫn thường gọi là xà bông Marseille.Ở Việt Nam cũng có hai nhà máy làm xà bông của Pháp do ông Mazet và ông Boris làm chủ cũng được ưa chuộng. Tuy nhiên những hãng xà bông này giá rất mắc, chỉ giới thượng lưu mới dám dùng. Người bình dân chỉ biết đứng từ xa khao khát.Trương Văn Bền, ông chủ đã khai sinh ra thương hiệu xà bông “Cô Ba” – là thương hiệu đầu tiên của người Việt cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng, đã nung nấu quyết tâm đưa ra một sản phẩm phục vụ đại chúng có thể đánh bật mọi thương hiệu nước ngoài đến từ Pháp và Anh.
Không chạnh lòng buồn như nhiều người khi thấy dân chúng chỉ sính dùng hàng ngoại, ông Trương Văn Bền, với sự nhạy bén sẵn có của một doanh nhân, đã ngay lập tức nhận ra một cơ hội ngàn vàng. Một mặt, Trương Văn Bền lân la đến hai nhà máy này, tìm cách học bí quyết sản xuất xà bông. Mặt khác, ông gởi một kỹ sư giỏi qua Paris để tìm hiểu kỹ thuật làm xà bông với một kỹ sư người Pháp ở nhà máy làm xà bông Mazet. Khi kỹ sư về Việt Nam, ông bắt tay vào sản xuất mặt hàng xà bông của riêng mình, với mục tiêu hướng tới người bình dân trước tiên và sau đó là cả tầng lớp thượng lưu.
Xà bông Cô Ba đánh bại xà bông Marseille của Pháp
Năm 1932, hãng xà bông Trương Văn Bền được thành lập tại đường Quai de Cambodge (trước chợ Kim Biên bây giờ), ban đầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗi tháng. Từ khi Xà bông Cô Ba tức xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam ra đời, Cô Ba đã đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille, nhờ phẩm chất tốt, giá thành thấp. Bánh xà bông nhỏ mịn màng ấy chẳng những đánh bật được những loại xà bông ngoại lúc bấy giờ mà còn được xuất ra nước ngoài rất nhiều.
Xà bông cô Ba xuất hiện trên khắp các báo chí với lời kêu gọi: “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” và “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”. Thành công đến không ngoài dự tính. Danh tiếng xà bông cô Ba đánh bại xà bông Marseille đã nhanh chóng được biết tới trên toàn Đông Dương, thậm chí còn xuất sang Hương Cảng, qua châu Phi và Tân Đảo. Cái tên Xà bông cô Ba đã trở thành gắn bó với người Việt Nam vì chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
Ngày nay ở Sài Gòn vẫn còn hãng xà bông Trương Văn Bền, vẫn sản xuất thương hiệu xà bông Cô Ba, coi đây như một biểu tượng của một thương hiệu Việt.
Thu Trang(th)
Thương hiệu Việt sống mãi với thời gian (责任编辑:Cúp C1)
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Khởi động cuộc thi toàn cầu dành cho sinh viên đam mê công nghệ
- ·VietinBank tiên phong đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
- ·Smartphone 5G cuối năm tụt giá, chỉ còn từ 3 triệu đồng
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo bán vé máy bay Tết Nguyên đán giá 'ưu đãi' qua mạng
- ·SpaceX không bắt lại tầng đẩy Starship để 'bảo vệ ông Trump'
- ·Trung Quốc huấn luyện robot nhảy như mèo để khám phá các tiểu hành tinh
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·IPhone 16 Pro Max giảm cả triệu đồng dịp Black Friday
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Các giải pháp công nghệ đám mây giúp doanh nghiệp tăng thu, giảm chi
- ·Bắt đôi nam nữ vận chuyển hơn 4 kg ma túy ở Nha Trang
- ·Tuyên án tử hình kẻ giết người cướp của rồi lẩn trốn trong rừng ở Long An
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Trẻ em dễ bị tấn công nhất trên không gian mạng
- ·Bắt đôi nam nữ vận chuyển hơn 4 kg ma túy ở Nha Trang
- ·Google đối mặt động thái lịch sử của toà án
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Nhà thờ lắp đặt phòng xưng tội AI