【lịch thi đấu ck c1】Bến Tre: Tăng đào tạo nghề nâng cao chất lượng nhân lực phát triển kinh tế
Đào tạo nghề cho trên 52 nghìn lao động nông thôn
Báo cáo Sở Lao động,ếnTreTăngđàotạonghềnângcaochấtlượngnhânlựcpháttriểnkinhtếlịch thi đấu ck c1 Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bến Tre cho thấy, trong 10 năm qua, có trên 52,5 nghìn lao động nông thôn tại Bến Tre được đào tạo nghề thông qua Chương trình đào tạo nghề, theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trong đó hơn 32,3 nghìn người được đào tạo nghề phi nông nghiệp, chiếm 61,54%; hơn 20,2 nghìn người được đào tạo nghề nông nghiệp, chiếm 38,46%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nâng lên từ 38% (năm 2009) lên 60,6% (năm 2022), đặc biệt, lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ từ 13,79% (vào năm 2009) nâng lên là 32,62% (đến tháng 6/2022), giúp các địa phương đạt tiêu chí tỷ lệ lao động qua đào tạo trong xây dựng nông thôn mới.
Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh Bến Tre, sau học nghề, lao động nông thôn nắm bắt được kiến thức, công nghệ mới, tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Cụ thể, có trên 80% số lao động học các nghề nông nghiệp biết áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế sản xuất; hơn 80% học viên có việc làm; qua đó, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người, giúp tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 1,62%/năm.
Bên cạnh những thuận lợi, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh cũng gặp phải nhiều tồn tại và hạn chế. Theo ông Nguyễn Trúc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, hạn chế trong công tác đào tạo nghề nông thôn tại địa phương là do số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp hoạt động trên địa bàn còn khiêm tốn nên việc đặt hàng, phối hợp đào tạo và gắn kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Thêm vào đó, đa số giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn là giáo viên thỉnh giảng hoặc giáo viên giảng dạy với hình thức truyền nghề nên việc biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình còn gặp khó khăn. Việc tổ chức dạy nghề nông nghiệp chưa phù hợp với thời vụ, chu trình phát triển của cây trồng, vật nuôi...
Nghề làm mây tre đan. Ảnh: QA |
Hướng đổi mới công tác đào tạo nghề
Ông Đoàn Hải Nam – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bến Tre, cho biết để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, thời gian tới, địa phương sẽ sắp xếp, tổ chức mạng lưới giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức. Đồng thời, tỉnh sẽ thực hiện phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, trình độ, năng lực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tỉnh tập trung đào tạo các ngành nghề thuộc các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ... Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đầu tư, hoàn chỉnh trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong tỉnh, khu vực, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động.
Ngoài ra, Bến Tre cũng đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, hình thành hệ thống đào tạo đa dạng phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên, người lao động.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 24 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 14 cơ sở công lập, 10 cơ sở thuộc doanh nghiệp và tư thục. Ngành chức năng đã xây dựng, thẩm định 50 chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm phi nông nghiệp và nông nghiệp, trong đó có 32 nghề phi nông nghiệp ở trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên.
Mới đây, UBND tỉnh Bến Tre cũng đã ban hành Kế hoạch số 6475/KH-UBND về Phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Bến Tre từ năm 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, giai đoạn 2022-2025, tỉnh sẽ tổ chức đào tạo 44.000 lao động, chia theo trình độ: cao đẳng 4.940 người; trung cấp nghề 4.020 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 35.040 người.
Tiếp đó, giai đoạn 2026-2030, tỉnh sẽ tổ chức đào tạo 70.000 người, trong đó đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp là 10.000 người, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 45.000 người.
Triển khai đào tạo lại cho lao động nông thôn Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong năm 2022, tỉnh Bến Tre đã triển khai thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động mất việc làm do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Hiện, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh được 7.787 người, trong đó: trình độ cao đẳng 817 người, trung cấp 1.019 người, sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 là 5.951 người (đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 2.613 người) - ông Đoàn Hải Nam – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bến Tre. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Khan hiếm xăng dầu lại lan rộng
- ·Đồng chí Nguyễn Văn Phích thăm đồng bào Khmer tại huyện Giồng Riềng
- ·Long An triển khai Kế hoạch an toàn thực phẩm và 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm' năm 2024
- ·Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng biên tập ảnh báo chí
- ·Báo cáo không chính xác yếu tố hình thành giá thuốc, Dược phẩm Duy Tân bị phạt 100 triệu đồng
- ·Nỗ lực xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, minh bạch, liêm chính, kiến tạo
- ·Trao giải báo chí Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VIII năm 2024
- ·Ấm áp những ngọn nến tri ân
- ·Xuân 2023 – Nghĩ về kỳ tích và nguồn cội!
- ·Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị Bộ Chính trị kỷ luật
- ·Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm việc mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử
- ·Ngành Tuyên giáo đạt nhiều kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2024
- ·Nghiên cứu thành lập, vận hành trung tâm xử lý tin giả
- ·Liên minh Hợp tác xã các tỉnh tây nam sông Hậu ký giao ước thi đua năm 2024
- ·24 tác phẩm được trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- ·Công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đối với Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang
- ·Tập huấn Kỹ năng sản xuất video cho báo điện tử trên thiết bị di động
- ·Chùm ảnh tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản thăm và làm việc tại VietinBank
- ·Năm 2025, không đưa khối ngành dọc vào thi đua chuyển đổi số của tỉnh