【bảng đấu c2】Vào TPP không "mơ" có tiêu chuẩn riêng
Ngành chăn nuôi chịu sức ép lớn
Trong buổi họp báo thông tin về TPP ngày 9-10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tạo ra “cú hích” lớn.
Riêng ngành dệt may, kim ngạch có thể tăng đáng kể. Theo tính toán, cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm các loại. Như vậy, nếu kim ngạch dệt may tăng, có thể tạo ra nhiều việc làm mới.
Ngoài ra, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu. Đây là mặt tích cực của quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, giúp Việt Nam tăng giá trị nội địa cho hàng may xuất khẩu và giúp ngành may phát triển bền vững trước các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Tương tự dệt may, các mặt hàng giày dép của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tăng đáng kể xuất khẩu. Với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, cơ hội tăng xuất khẩu cũng rất lớn.
Tuy nhiên, với một số chủng loại nông sản mà Hoa Kỳ và một số nước khác trong TPP (Australia, New Zealand, Chile) có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Đây là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu.
Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì những sản phẩm này ta vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn, đó là sản phẩm sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.
Cũng theo ông Khánh, một số sản phẩm công nghiệp mà bạn hàng TPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta, thí dụ như giấy, thép, ô tô. Nhưng có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì sản phẩm của ta hướng đến phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm các nước TPP có sản xuất, thuế nhập khẩu của Việt Nam đang được duy trì ở mức cao, nhưng việc hạ thuế về 0% chủ yếu sẽ gây giảm thu thuế nhập khẩu là chính, không gây ra sức ép cạnh tranh, bao gồm: Bánh kẹo, chất tẩy rửa, đồ trang sức, sản phẩm kim loại (chủ yếu là đồ bếp), điều hòa không khí, đồ nội thất, xe mô tô phân khối lớn, rượu, thuốc lá.
TPP không tạo ra tiêu chuẩn kép
Với những khó khăn nêu trên, một số ý kiến cho rằng là một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp nhất trong các nước TPP, liệu rằng các nước sẽ dành cho Việt Nam sự linh hoạt giống như WTO hay không. Bởi lẽ, một trong những nguyên tắc đàm phán TPP được nhắc đến là vận động các nước dành linh hoạt cho Việt Nam về thời hạn thực thi và ngành hàng cam kết.
Theo ông Khánh, các nước TPP không tạo ra tiêu chuẩn kép trong TPP, tức là TPP không có tiêu chuẩn cao cho nhóm các nước có mức độ phát triển cao và tiêu chuẩn thấp cho nhóm còn lại. TPP chỉ có một tiêu chuẩn chung. Tuy nhiên, những nước có nền kinh tế phát triển hơn cam kết sẽ hỗ trợ về kỹ thuật cho nhóm nước còn lại để đáp ứng được lộ trình tham gia TPP có hiệu quả. Theo đó, Việt Nam cũng được một số nước đồng ý sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong thời gian tới.
Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp- chăn nuôi, Việt Nam sẽ phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học- công nghệ... để sản phẩm nông nghiệp đủ sức đứng vững trên sân nhà.
Với những chương trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp như việc triển khai cánh đồng mẫu lớn, nước ta cần sớm rút kinh nghiệm để nhân rộng và phát triển hợp lý trong tương lại. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp để hỗ trợ cho tiến trình cơ cấu lại.
Đáng chú ý, ông Trần Quốc Khánh cho biết: “Dù kết quả đàm phán chưa được công bố nhưng chúng tôi khẳng định ngành chăn nuôi tính từ năm nay sẽ có thời gian ít nhất 10 năm để có thể đối đầu, cạnh tranh với các nước khi thuế được giảm về 0%”.
Với các sản phẩm khác, giải pháp chủ yếu cũng là kéo dãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh.
Theo hướng đó, lộ trình cần được sử dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại vào lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và từ đó là bị động, lúng túng khi thách thức đến. Đặc biệt, cần đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi doanh nghiệp đều nhận thức được cơ hội và thách thức của TPP nói riêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới nói chung.
(责任编辑:La liga)
- ·Cách làm món thịt heo chiên sốt dứa chua ngọt thơm ngon, đậm đà
- ·Giúp trẻ ăn ngon, khỏe mạnh theo cách của chuyên gia
- ·Xuất siêu gần 2,7 tỷ USD vượt xa dự báo
- ·Phạt đến 200 triệu đồng nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón
- ·Cẩn thận lẩu hải sản giá rẻ
- ·Hà Nội đã tiêm phủ 95% vắc xin Covid
- ·Ngày 12/10, Hà Nội thêm 7 ca Covid
- ·Kinh tế Việt Nam: Nhìn 2018, lo 2019
- ·Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019: Lực lượng công an thu giữ hơn 20 tấn pháo
- ·Rà soát, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư
- ·Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân lần thứ ba tại ĐăkLăk
- ·Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp bao túi đóng hàng Việt Nam
- ·Hà Nội có 3 ca Covid
- ·Không xây thêm nhà máy mía đường, chỉ mở rộng công suất
- ·Thông tin mới nhất phiên xét xử Ông Trịnh Xuân Thanh sáng nay
- ·Quảng Trị chưa thể tiêm 200.000 liều vắc xin Covid
- ·Quạt “made in Vietnam" thu hút người tiêu dùng
- ·Lấy ra hơn 100 khối u trong bụng bệnh nhân ở TP.HCM
- ·Phát động cuộc thi báo chí viết về “Nói không với rác thải nhựa”
- ·Hà Nội ghi nhận 18 ca Covid