会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh bd phan lan】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 23/6/2016!

【bxh bd phan lan】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 23/6/2016

时间:2024-12-26 10:35:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:794次

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàbxh bd phan lano những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Tuổi Trẻ, trong động thái nhắc nhở ngoại giao đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) với Trung Quốc, EU cho rằng tất cả các nước phải được quyền tự do đi lại trên Biển Đông. Quan điểm này được Ủy ban Châu Âu (EC) nêu ra ngày 22/6 trong một dự thảo văn bản mới về chính sách của EU với Trung Quốc trong 5 năm tới.

EU đã có động thái nhắc nhở ngoại giao đầu tiên với Trung Quốc về tình hình Biển Đông hiện nay

EU đã có động thái nhắc nhở ngoại giao đầu tiên với Trung Quốc về tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh minh họa

Nhắc nhở này được EU đưa ra sau khi các máy bay chiến đấu Trung Quốc ngăn chặn một máy bay quân sự Mỹ tại Biển Đông tháng trước. Dù Ủy ban châu Âu tránh lên án trực tiếp Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn của họ, nhưng cảnh báo rằng liên minh này sẽ phản đối “các hành động đơn phương có thể làm thay đổi hiện trạng và gây gia tăng căng thẳng”.

Điều này rõ ràng đề cập tới mối quan ngại của EU về hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo của Trung Quốc tại Biển Đông. Dự thảo chính sách của EU với Trung Quốc trong 5 năm tới viết: “EU muốn hoạt động tự do hàng hải và tự do trên không được duy trì tại Biển Đông và biển Hoa Đông”. Các quốc gia thành viên EU sẽ phải thông qua dự thảo này.

Trước nay EU thường nói họ giữ quan điểm trung lập với các tranh chấp tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước châu Á khác. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu cho rằng: “Việc có một số lượng lớn hàng hóa thương mại đường biển quốc tế đi qua khu vực đó cho thấy, tự do hàng hải và tự do đường không là điều quan trọng hàng đầu với EU”.

Theo đó “EU sẽ vận động Trung Quốc đóng góp tích cực vào sự ổn định của khu vực… và ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên pháp luật”. Giới quan sát quốc tế bình luận, bất kể cách dùng câu chữ rất cẩn trọng trong văn bản này của Ủy ban châu Âu, những căng thẳng giữa khối này và Trung Quốc vẫn không ngừng tăng thời gian qua. Đặc biệt là sau khi Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đề nghị EU cần phải tiến hành các cuộc tuần tra “thường xuyên và rõ ràng” tại Biển Đông.

Các tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động trái phép tại Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam

Các tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động trái phép tại Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh Reuters

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Tin Tức (kênh thông tin của Chính phủ do TTXVN phát hành), hôm nay ngày 23/6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ lần đầu tiên cùng với một loạt quan chức cấp cao nước này tới thị sát quần đảo Natuna trên Biển Đông để khẳng định chủ quyền.

Trước đó vào ngày 19/6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh và Jakarta không tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng tồn tại chồng chéo tuyên bố chủ quyền ở một phần Biển Đông. Sau đó 3 ngày, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã lên tiếng phản bác nói rằng vùng biển này thuộc phạm vi lãnh thổ của Indonesia.

Bà Retno Marsudi nhấn mạnh: “Những tuyên bố chủ quyền chỉ có thể được đưa ra dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và Indonesia không có tuyên bố chủ quyền chồng chéo dưới bất cứ hình thức nào với Trung Quốc”.

Cùng ngày 22/6, hãng tin Reuters của Anh dẫn nguồn tin là một quan chức cấp cao Indonesia tiết lộ hôm sau (tức ngày 23/6), Tổng thống Joko Widodo sẽ có chuyến thị sát đầu tiên đối với quần đảo Natura trên Biển Đông nhằm thể hiện chủ quyền của Indonesia. Tổng Thư ký Nội các Indonesia Pramono Agung cho biết thêm cùng đi thị sát với Tổng thống Joko Widodo còn có Bộ trưởng An ninh, Bộ trưởng Ngoại giao và lãnh đạo một số cơ quan quân sự.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo lần đầu cùng các quan chức cấp cao thị sát Biển Đông

Tổng thống Indonesia Joko Widodo lần đầu cùng các quan chức cấp cao thị sát Biển Đông. Ảnh Reuters

Về nguyên nhân của chuyến thị sát, theo ông Pramono Agung, là bởi “quần đảo Natura thuộc lãnh thổ của Indonesia”, “là người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống muốn đảm bảo quần đảo Natura là một bộ phận chủ quyền của Indonesia”.

Mặc dù không liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc, nhưng Jakarta phản đối “đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh tự vẽ "liếm" đến tận một phần vùng biển quanh quần đảo Natuna. Trước đó ngày 20/6 vừa qua, tàu chiến Indonesia đã bắn cảnh cáo vào các tàu cá Trung Quốc trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna và bắt giữ một con tàu cùng 7 thuyền viên.

Tình hình chiến sự Syria mới nhất: IS bị quét khỏi nguồn cung dầu mỏ ở Raqqa(VietQ.vn) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất hôm nay gồm ‘Thổ Nhĩ Kỳ tăng vũ khí phòng không dọc biên giới Syria’, ‘IS bị quét khỏi khu vực giàu dầu mỏ ở Raqqa’,…

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Tin tức mới nhất: Ông lão 100 tuổi vẫn đi làm đều đặn hàng tuần
  • Hướng dẫn khai báo hải quan khi thuế giá trị gia tăng tiếp tục giảm 2%
  • Giá vàng hôm nay 7/7: Vàng SJC giảm 100.000 đồng/lượng
  • Dần chấm dứt xuất khẩu thô các mặt hàng
  • Việt Nam cử đoàn công tác đặc biệt tới hỗ trợ người Việt ở Nepal
  • Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo
  • Hoàn thiện chính sách về hải quan
  • Xuất khẩu cá tra: Tăng sản lượng, giảm hiệu quả?
推荐内容
  • Đạn pháo thông minh của Nga diệt hạm chỉ với 1 viên đạn
  • “Trái ngọt” thu ngân sách của ngành Hải quan
  • Dòng tiền vào mạnh, cổ phiếu Novaland lập đỉnh 6 tháng
  • Ngành Hải quan: 11 tháng thu ngân sách đạt 401.221 tỷ đồng
  • Vụ án hy hữu: Xông vào nhai mũi người lạ vì tưởng...đồ chơi
  • WCO: Hải quan và doanh nghiệp hợp tác để xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu bền vững