【bong đa lưu】Công Thương địa phương chủ động hội nhập
Ông Lộc Kim Liễn - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang: Tăng cường tuyên truyền về hội nhập
Tuyên Quang đã tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông nhằm phổ biến sâu rộng tới doanh nghiệp,ôngThươngđịaphươngchủđộnghộinhậbong đa lưu tổ chức kinh tế-xã hội về hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa Tuyên Quang với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Nhờ việc được hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường, doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã mở rộng khai thác, thâm nhập một số thị trường xuất khẩu mới như: Nga, Belarus, Hàn Quốc, Nhật Bản. Doanh nghiệp cũng hiểu hơn, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nhằm đón nhận cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại.
Tuy nhiên, việc từng bước hội nhập kinh tế quốc tế của Tuyên Quang còn gặp một số khó khăn do các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu… Để khắc phục những khó khăn trên, giúp doanh nghiệp vững chân hơn trong quá trình hội nhập kinh tế, Tuyên Quang sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước; nâng cao năng lực và dịch vụ phục vụ xuất khẩu; tăng cường mở rộng hợp tác với các nước, địa phương, tập đoàn kinh tế trong khu vực và thế giới; tiếp tục thực hiện phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Ông Hoàng Văn Hùng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa: Tận dụng tốt các thời cơ
Để tận dụng tốt thời cơ từ các FTA, đặc biệt FTA có hiệu lực từ năm 2015 và TPP, tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều giải pháp thiết thực, thể hiện trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII. Cụ thể: Kiện toàn Ban Hội nhập kinh tế quốc tế và chỉ đạo Chương trình xuất khẩu của tỉnh. Cùng với đó, ngành Công Thương đã tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn, định hướng cho doanh nghiệp về hội nhập, nhất là quy định về các hiệp định để doanh nghiệp nắm bắt; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để đón làm sóng đầu tư FDI và đầu tư trong nước. Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, ưu tiên xây dựng hạ tầng Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp Lam Sơn- Sao Vàng, sân bay Thọ Xuân và các trục giao thông kết nối vùng kinh tế; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư dự án sản suất theo chuỗi giá trị, nhất là dự án sản xuất sản phẩm nguyên liệu đầu vào cho dệt may, da giày; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, đổi mới công nghệ, áp dụng quản trị tiên tiến, kết nối cung – cầu để giảm chi phí, giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm hàng hóa; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Ông Nguyễn Minh Văn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nam Định: Nâng cao khả năng cạnh tranh
Năm 2015, cũng như giai đoạn 2011-2015, ngành Công Thương Nam Định đã chủ động và tích cực triển khai hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Sở Công Thương với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh, đã phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung triển khai hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng và triển khai các đề án nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng hóa; củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, mạng lưới phân phối.
Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn cho giai đoạn sau. Bên cạnh các công tác chuyên môn, Sở tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế với từng nội dung chuyên đề cụ thể, hình thức đa dạng, phong phú, nhiều tầng, nấc và đi trước một bước, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Ông Nguyễn Duy Nhượng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu
Khó khăn trong hội nhập của ngành Công Thương Sơn La hiện nay là đa số doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập; số lượng lao động trình độ cao ở khu vực kinh tế dịch vụ và nông nghiệp còn thấp. Công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế chưa tổ chức phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa. Nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp về hội nhập còn hạn chế. Đội ngũ làm công tác hội nhập quốc tế còn thiếu và yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao.
Năm 2016, Sở Công Thương Sơn La tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế và cam kết quốc tế tới cán bộ, doanh nghiệp và người lao động; phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh.
Ông Nguyễn Ngô Quyết - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên: Hội nhập thành công khi chủ động
Việc ký kết, đàm phán thành công các FTA đa phương và song phương, đặc biệt Hiệp định TPP đã mở ra mở ra cơ hội lớn đối với nền kinh tế nước ta nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Cùng với đó, thách thức cũng không nhỏ nếu chúng ta không có đủ khả năng để tận dụng hết cơ hội và làm chủ “cuộc chơi” này.
Với tỉnh Thái Nguyên, ngoài nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp địa phương, ngành Công Thương chủ động triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Theo đó, Thái Nguyên tổ chức thành công nhiều hội nghị gặp mặt, tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với đại diện một số quốc gia có quan hệ hợp tác lâu dài với tỉnh như: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đức, Nhật, Anh, Indonesia, Phần Lan, Canada, Ấn Độ...; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế cho người dân và doanh nghiệp đến từng vấn đề cụ thể, từng ngành hàng cụ thể, các vấn đề kỹ thuật.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng phối hợp với các chuyên gia kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm; hiểu và nắm bắt được nội dung của TPP, từ đó xác định cơ hội cũng như thách thức của riêng mình.
Ông Mai Văn Sướng - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang: Khai thác thế mạnh của địa phương
Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng. Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa được nhận định sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Do đó, thời gian qua, Sở Công Thương đã tuyên truyền đến nhân dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng những phương tiện thông tin đại chúng như: Cổng thông tin điện tử, Chuyên mục Công Thương phát sóng trên Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Hà Giang, Báo Hà Giang, Bản tin Công Thương Hà Giang; tờ rơi tuyên truyền, tiết mục tiểu phẩm văn nghệ tại phiên chợ hàng Việt… Ngoài ra, Sở Công Thương cũng tổ chức 2 lớp tập huấn kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho học viên là cán bộ sở, ban, ngành, phòng kinh tế thành phố, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện và lãnh đạo một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Qua các hoạt động tuyên truyền này, nhân dân, cán bộ và doanh nghiệp trên địa bàn phần nào hiểu được xu thế của kinh tế thế giới; khó khăn, thách thức và cơ hội của nền kinh tế Việt Nam nói chung, doanh nghiệp nói riêng khi hội nhập. Từ đó, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; từng bước tạo dựng và duy trì liên kết vùng bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế, nắm bắt tốt nhất cơ hội của mình.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ: Doanh nghiệp chủ động tiếp cận thông tin
Để thông tin hội nhập đến với người dân và doanh nghiệp, năm 2015, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức 2 đợt tập huấn về hội nhập. Đại điện Bộ Công Thương được mời đến các buổi tập huấn để tuyên truyền thông tin chính thống về các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu… cũng như cơ hội và thách thức của FTA đối với người dân và doanh nghiệp.
Thông qua các buổi tập huấn, nhận thức của người dân và doanh nghiệp có nhiều thay đổi. Bản thân doanh nghiệp đã chủ động tham gia các buổi tập huấn; chủ động tiếp cận và tìm hiểu thông tin tuyên truyền về hội nhập. Hơn ai hết, doanh nghiệp hiểu rằng họ chính là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất và cũng phải đối mặt với nhiều thách thức nhất.
Trong bối cảnh thông tin tuyên truyền về hội nhập rất đa dạng như hiện nay, thời gian tới, công tác tuyên truyền tiếp tục được Sở Công Thương đẩy mạnh vì thông tin chính thống là yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tận dụng những cơ hội từ hội nhập. Bằng sự chủ động của doanh nghiệp và hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, tôi cho rằng, chúng ta sẽ theo kịp được yêu cầu, đòi hỏi trong quá trình hội nhập sâu rộng. n
Ông Hoàng Chí Hiền - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai: Phát huy vai trò cầu nối giao thương
Lào Cai có vị trí chiến lược, giữ vai trò cầu nối giao thương giữa Việt Nam với thị trường Tây Nam Trung Quốc; cửa ngõ kết nối Trung Quốc với thị trường các nước ASEAN. Để phát huy vai trò cầu nối này, tỉnh Lào Cai chủ động triển khai công tác hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập về kinh tế quốc tế nói riêng. Tỉnh đã ban hành Đề án “Phát triển thương mại- dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2011-2015”. Theo đó, Lào Cai thành lập ban chỉ đạo về hội nhập quốc tế để triển khai đề án trên với kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Nhờ đó, công tác hội nhập quốc tế được thực hiện tích cực, hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu qua địa bàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại và nhiều lĩnh vực khác.
Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp chuyên môn, ngành Công Thương Lào Cai luôn chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền hội nhập quốc tế, trong đó xây dựng chuyên mục về hội nhập quốc tế phát định kỳ mỗi tuần trên sóng phát thanh và truyền hình địa phương; tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về hội nhập quốc tế cho cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
- ·Vũ Kim Hạnh, 'mẹ đỡ đầu' hàng Việt
- ·Phù phép 200 triệu lít xăng lậu màu trắng thành màu vàng
- ·Hà Nam: Hướng tới mục tiêu tự cân đối thu, chi ngân sách
- ·Phương pháp thông dụng phân biệt các loại vải thun bạn nên biết
- ·Nâng cao năng lực sản xuất cho ngành cơ khí
- ·Hải quan thành lập tổ công tác các tỉnh biên giới phía Bắc hỗ trợ xuất nhập khẩu
- ·Tết Đinh Dậu, 558 hộ dân đảo Sơn Hải được sử dụng điện lưới quốc gia
- ·Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành 'đại gia'
- ·Tập huấn về giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài
- ·Yếu đuối, hèn nhát… tôi không dám bỏ chồng
- ·Bộ Tài chính sẽ sớm tích hợp hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ
- ·Công nhận kho ngoại quan của Công ty Pan Hải An, Hải Phòng
- ·TP. Hồ Chí Minh: Hải quan Cát Lái đặt mục tiêu thu ngân sách tăng 5%
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc giữa tháng 8
- ·Tăng cường giám sát hải quan đối với vận chuyển hàng hóa
- ·Cơ quan thuế Long An và Tiền Giang có tân cục trưởng
- ·Một số địa phương thu ngân sách giảm do ảnh hưởng dịch Covid
- ·Phát hoảng những nàng dâu “hành” mẹ chồng
- ·Quảng Ngãi: Đẩy mạnh các dự án lưới điện nông thôn