【bxhbd anh】“Việt Nam là địa điểm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đặt trung tâm sản xuất”
Sáng ngày 28-3,ệtNamlđịađiểmvcngquantrọngđểdoanhnghiệpđặttrungtmsảnxuấbxhbd anh Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp các ông Fujimoto Masayoshi và ông Hyodo Masayuki, đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) cùng lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của KEIDANREN sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt - Nhật.
Tại cuộc tiếp, đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt và các thành viên, doanh nghiệp trong đoàn mong muốn sẽ tiếp tục đóng góp cho mối quan hệ của hai nước; đánh giá cao Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với dân số đông, một quốc gia có nguồn nhân lực cần cù, chịu khó, có thị trường tiêu thụ tiềm năng, là địa điểm vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp đặt trung tâm sản xuất tại đây.
Với những đặc điểm đó, rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam với các lĩnh vực như: đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp hỗ trợ; hợp tác trong lĩnh vực phần mềm; đào tạo; sản xuất năng lượng sạch...
Đề thực hiện những lĩnh vực này, KEIDANREN mong muốn trong thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp Nhật Bản.
Với sáng kiến Cộng đồng Phát thải bằng 0 châu Á (AZEC), Nhật Bản coi Việt Nam là một đối tác vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cũng đã đưa ra những vấn đề khi thực hiện sáng kiến này; gợi mở những lĩnh vực mới mà hai bên cùng hợp tác; đề nghị hai bên cùng xem xét những rào cản để tháo gỡ.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các thành viên KEIDANREN, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã triển khai thành công trong suốt 20 năm qua; khẳng định Việt Nam nói chung và Quốc hội Việt Nam nói riêng luôn coi trọng và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cũng như tham gia các kiến nghị chính sách cải thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng được biết ngày 27-3 vừa qua, hai Chủ tịch đã cùng chủ trì cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio.
Trong danh mục lĩnh vực hợp tác có 5 nhóm đó là chuyển đổi xanh; đổi mới sáng tạo và thúc đẩy chuyển đổi số; tăng cường chuỗi cung ứng bao gồm phát triển công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách cơ chế để hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là những lĩnh vực thiết yếu, mới; đề nghị KEIDANREN, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các cơ quan Chính phủ lên kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Làm rõ hơn cơ chế hợp tác, tính chất hoạt động, các nguồn nhân lực tham gia về tài chính, trách nhiệm của mỗi bên; đồng thời cần đánh giá tổng kết và chỉ ra nguyên nhân tại sao chương trình hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản trong phát triển 6 ngành công nghiệp không đi đến thành công để rút kinh nghiệm.
Nhấn mạnh trong các lĩnh vực này, nếu không có luật thì rất khó triển khai, Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện Quốc hội đang xem xét các dự án luật có liên quan như Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp…
Quốc hội cũng đang xem xét, sửa đổi hệ thống giáo dục; yêu cầu Chính phủ tổng rà soát về lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính. Quốc hội cũng sẽ giám sát thường xuyên việc thực hiện pháp luật từ trung ương đến địa phương.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Kinh tế Việt - Nhật cũng như KEIDANREN tiếp tục phối hợp với các cơ quan Việt Nam tăng cường các hoạt động đối thoại chính sách, cung cấp các thông tin, kinh nghiệm cho các cơ quan chức năng của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư Việt Nam, là cầu nối giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam.
KEIDANREN triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư, tiềm năng, cơ hội hợp tác đầu tư của Việt Nam đến các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng với 5 trọng điểm trong chương trình kế hoạch mà KEIDANREN và Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp.
Theo VOV.VN
(责任编辑:La liga)
- ·Đề xuất danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép và cấm lưu hành tại Việt Nam
- ·Tiếp nhận đối tượng Trịnh Đức Thọ trốn truy nã từ công an Trung Quốc
- ·Đăng ký tuyển sinh các môn năng khiếu vào Đại học Huế
- ·Bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao “made by… SV”
- ·Nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia hỗ trợ Công ty Cổ phần Sản xuất
- ·BIC tài trợ hệ thống lọc nước và khu vui chơi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Định
- ·Khủng hoảng kinh tế Đức nguy cơ 'không thể đảo ngược'
- ·WB cho vay 77 triệu USD đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam
- ·Giáp Tết, cẩn trọng những cơ sở dịch vụ thẩm mỹ làm ăn ‘bát nháo’
- ·Giá vàng hôm nay 1/10/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ tuần sau như thế nào?
- ·Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan: “Lan tỏa, làm sâu sắc hơn nữa tư duy kinh tế nông nghiệp”
- ·Hy vọng nền giáo dục nước nhà sẽ tiếp tục đi lên mạnh mẽ
- ·Video Hàn Quốc phóng thành công tên lửa dùng nhiên liệu rắn
- ·Lần đầu tiên công bố đề thử nghiệm theo bài thi
- ·Điều hành chính sách tiền tệ năm 2023 như thế nào?
- ·Trung tâm Anh ngữ Quốc tế AMA Huế giới thiệu về chương trình ilead
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hợp tác bảo vệ người lao động
- ·Ukraine tuyên bố phá kho vũ khí Nga, lính bảo vệ Mariupol kêu cứu
- ·Chân lý vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- ·Thi THPT Quốc gia 2017: Lo lắng vênh nhau về độ “khó” của đề thi