【vitoria guimaraes vs】TPHCM tập trung các giải pháp phòng chống dịch, phục hồi sản xuất kinh doanh
TPHCM đang tập trung các giải pháp phòng chống dịch, phục hồi kinh tế. Ảnh T.D |
Tập trung 3 nhóm hỗ trợ doanh nghiệp
Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, Thành phố đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế, trong đó có nghiên cứu, tiếp thu các định hướng từ dự thảo hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Trung ương. Chỉ thị 18 về phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế cũng đã tiếp thu những nội dung cập nhập nhất trong bản dự thảo mà sau này trở thành Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Theo đó, TPHCM sẽ có cơ chế giám sát, cảnh báo và có cơ sở dữ liệu khoa học làm nền tảng phục vụ việc ra quyết định để điều chỉnh theo hướng nới lỏng hay siết chặt các biện pháp ở từng địa bàn, từng thời điểm cho phù hợp.
TPHCM sẽ tập trung củng cố hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, theo hướng phát triển y tế cộng đồng, y tế điều trị và y tế phục hồi, gắn với hoàn thiện và phát huy mô hình điều trị 3 tầng cũng như tiêu chí an toàn phòng, chống dịch. Mục tiêu là đảm bảo năng lực phản ứng y tế khi có tình huống dịch bệnh.
Về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM sẽ tập trung vào 3 nhóm: vốn lao động, cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
TPHCM cũng tập trung hỗ trợ sản xuất, dịch vụ chủ lực có giá trị sản xuất, xuất khẩu lớn và đóng góp vào ngân sách, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhóm bị tổn thương nặng sau thời gian giãn cách.
UBND TPHCM đã chỉ đạo các đơn vị rà soát từng dự án, công trình, đảm bảo tiến độ, khối lượng, phấn đấu giải ngân 95% tổng số vốn đầu tư công. Thành phố cũng sẽ triển khai các nhóm giải pháp thu ngân sách hợp lý, đảm bảo tỷ lệ thu đạt cao nhất có thể. Dự kiến trong tháng 11 và 12, TPHCM tiến hành đấu giá 3.970 căn nhà và 8 lô đất của Khu đô thị mới Thủ Thiêm để theo kết luận, chỉ đạo của Trung ương.
Cải tạo, đảm bảo chỗ ở tốt hơn cho công nhân
Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Trần Hoàng Quân cho biết, về công tác nhà ở, từ đầu năm 2021, Sở Xây dựng đã có kế hoạch về phát triển nhà ở theo kế hoạch nhiệm kỳ 2021-2025 và kế hoạch hàng năm. Trong nhiệm kỳ này, TPHCM sẽ xây dựng 50 triệu m² nhà ở với 366.000 căn nhà. Trong đó, gần 30.000 nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp trên địa bàn TPHCM.
Sở Xây dựng đang rà soát nhu cầu và hiện trạng nhà thuê trọ cho công nhân để có cơ chế hỗ trợ cải tạo, chỉnh trang lại. Theo số liệu khảo sát, hiện nay, trên địa bàn TPHCM có 99.108 hộ cho thuê với hơn 723.000 phòng, số người thuê là 1.699.000 người, trong đó có 886.000 công nhân.
Năm 2020, TPHCM đã ban hành hướng dẫn cho người dân xây nhà trọ, trong đó đưa ra tiêu chí lớn nhất là đảm bảo cứu hộ, cứu nạn và phòng cháy chữa cháy. Qua đợt dịch này, Sở Xây dựng sẽ bổ sung tiêu chí đảm bảo phòng tránh dịch lây lan. Các nhà trọ không đủ điều kiện sẽ đề xuất chính sách hỗ trợ.
Về nhà trên kênh rạch, trong nhiệm kỳ 2016-2020, TPHCM đã xây dựng chương trình giải tỏa nhà trên kênh rạch. Đến nay, TPHCM đã giải tỏa trên 2.000 căn, hiện còn 20.000 căn. TPHCM đã có cơ chế chính sách để kêu gọi và hợp tác đầu tư để nâng cấp nhằm cải thiện môi trường sống cho dân và cải thiện nhà lụp xụp.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng TPHCM đang trình đề án xây dựng nhà ở xã hội, từ đó cho thuê - thuê mua. Đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp để thuê ở.
Báo cáo tại kỳ họp, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, toàn thành phố có gần 2.000 trẻ mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19. Bên cạnh đó, 381 người cao tuổi sống neo đơn do mất con, mất người trực tiếp nuôi dưỡng. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM đã tham mưu trình UBND TPHCM về chương trình huy động nguồn lực chăm lo, hỗ trợ cho người cao tuổi neo đơn và trẻ mồ côi do Covid-19 với 9 chính sách cụ thể. Đó là chăm sóc sức khỏe tinh thần, tư vấn tâm lý; sức khỏe thể chất, hỗ trợ sữa, dinh dưỡng, lương thực, thực phẩm; hỗ trợ nơi ở và đồ dùng; giáo dục, đỡ đầu học tập đến năm 18 tuổi; định hướng nghề nghiệp và học nghề; kỹ năng sống; bảo vệ pháp lý, kế thừa tài sản của người cao tuổi, trẻ em, sổ tiết kiệm, nhà, đất, xe và tài sản có giá trị khác; nhận nuôi dưỡng người neo đơn; thực hiện các hình thức chăm sóc thay thế. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản Việt Nam –Trung Quốc
- ·Khai giảng lớp đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục
- ·Báo Bạc Liêu đạt bìa báo Xuân Giáp Thìn đẹp nhất
- ·Nghị lực vượt khó
- ·Di chúc của Bác
- ·Nghị lực của cô trò nghèo
- ·Chủ động phòng, chống cháy nổ
- ·Khởi tố đối tượng giao cấu với người dưới 13 tuổi
- ·Hải Dương: Va chạm với xe tải chở đất, người phụ nữ đi xe đạp chết thảm
- ·TMP nỗ lực đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững
- ·Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2019 là 6,8%
- ·Thầy trò “chạy nước rút”
- ·Chống khai thác IUU: Đã làm tốt, cần làm tốt hơn nữa
- ·Nguyện xứng danh Bộ đội Cụ Hồ
- ·Nạn livestream lậu: World Cup 2018 có thể biến mất tại tất cả các màn hình to nhỏ
- ·Kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học năm 2018: Vừa mừng, vừa lo
- ·Phòng ngừa từ xa, khắc phục nhanh và thực chất
- ·Đại tá Phạm Anh Chương giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Cà Mau
- ·Tên lửa 'quét sạch vũ khí' của Nga tại Syria sẽ tiếp tục được ‘lên đời’
- ·Kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển