【kết quả bóng đá midtjylland】Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
1. Đặt vấn đề
Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ việc thực hiện “Đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực” và đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục vẫn còn những hạn chế về nhận thức và tổ chức thực hiện,ảiphápnângcaochấtlượngnguồnnhânlựcViệtNamtrongbốicảnhcuộkết quả bóng đá midtjylland như: Đổi mới tư duy, hoạt động giáo dục và đào tạo còn chậm, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa ổn định. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa cao. Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa bảo đảm tính đồng bộ và liên thông giữa các trình độ, các phương thức giáo dục và đào tạo.
Nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo vẫn thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất - kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; Chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng người học; Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng xã hội, kỹ năng sống và khả năng tự học, kỹ năng sáng tạo,... Chính vì vậy, cần có giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0 là việc rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến tháng 6/2022, nguồn nhân lực của Việt Nam ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số. Quy mô dân số cả nước ước đạt 97,58 triệu người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 54,6 triệu người, chiếm gần 65% so với quy mô dân số cả nước.
Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn người gia nhập lực lượng lao động. Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triệu người so với năm 2019, chủ yếu là do sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1 triệu người). Trong số lực lượng lao động năm 2022, lực lượng lao động tăng từ 27,87 triệu người (năm 1986), đến nay là 51,4 triệu người (quý 2/2022); tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 49% (năm 2014), nay là 67% (6 tháng đầu năm 2022).
- Về chỉ số phát triển con người (HDI): Trong giai đoạn 2016 - 2020, HDI của cả nước và hầu hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng qua các năm. HDI của cả nước tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,687 năm 2017; 0,693 năm 2018; 0,703 năm 2019 và 0,706 năm 2020. Theo đó, Việt Nam từ Nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó đã gia nhập Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020. Thứ hạng HDI của Việt Nam trong các quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới tăng từ vị trí 118 năm 2018 lên 117 năm 2019 và có thể tiếp tục được cải thiện trong năm 2020 khi UNDP cập nhật Bảng xếp hạng.
Cụ thể, HDI của cả nước và hầu hết các địa phương đều tăng, nhưng tốc độ tăng thấp. Năm 2020, HDI của cả nước đạt 0,706, chỉ tăng 0,024 so với năm 2016 với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 0,9%. HDI của cả nước tuy đã chuyển từ Nhóm 3 lên Nhóm 2 nhưng mới ở mức thấp của Nhóm 2.
Trong Bảng xếp hạng HDI thế giới, thứ hạng của Việt Nam cải thiện không nhiều và trong khu vực Đông Nam Á vẫn xếp thứ 7/11 quốc gia [3]. Điều này cho thấy, chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung, đào tạo nhân lực nói riêng, chưa đóng vai trò chủ đạo trong phát triển nhân tố con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Về cơ cấu trình độ nhân lực được đào tạo: Trình độ học vấn của nhân lực Việt Nam liên tục được cải thiện qua từng năm. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã tăng hơn gấp 2 lần sau khoảng 20 năm, từ 10,3% (năm 2000) lên 22,8% (năm 2019). Giai đoạn 2009 - 2019, trình độ học vấn của nguồn nhân lực Việt Nam đã được nâng cao; phân bổ lực lượng lao động theo trình độ học vấn tăng mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp.
Không chỉ trình độ học vấn được nâng cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Việt Nam cũng không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ dân số có chuyên môn kỹ thuật đã tăng lên đáng kể so với năm 2007, tăng 6,3 điểm phần trăm, từ 17,7% (năm 2007) lên 24% (quý II/2020). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 4,9% (năm 2007) lên 11,1% (quý II/2020). Điều này cho thấy trong những năm qua, giáo dục đại học và trên đại học của Việt Nam đã có những thay đổi lớn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cần chú trọng và nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nghề để có được nguồn nhân lực có kỹ năng tốt phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, lao động không chính thức và phổ thông vẫn chiếm chủ yếu. Lực lượng đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, khoảng 24,5% năm 2020 (so với kế hoạch đặt ra là 40%). Trong khi nhân lực đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
- Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam vẫn thấp so với các nước trong khu vực. Theo Tổng cục Thống kê: Tính theo giá hiện hành, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 84,4 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 7.398 USD) và đến năm 2021 đạt 171,3 triệu đồng/lao động, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2016.
Năm 2019, năng suất lao động Việt Nam đạt 110,5 triệu đồng/lao động (tương đương 4.792 USD). Lao động Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần vào gia tăng năng suất lao động. Mặc dù, gia tăng NSLĐ của Việt Nam chủ yếu là gia tăng năng suất nội ngành, song sự chuyển dịch lao động cũng đóng góp khoảng 1/3 gia tăng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế. So với các quốc gia trong khu vực ASEAN, thời gian qua, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao. Tính chung giai đoạn 2011 - 2019, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2017 (PPP 2017) của Việt Nam tăng trung bình 5,1%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines hay Indonesia.
Tuy vậy, năng suất lao động Việt Nam hiện vẫn rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực: Chỉ bằng 8,4% mức năng suất của Singapore, 23,1% của Malaysia, 41,5% của Thái Lan, 55,5% của Indonesia và 62,8% của Philippinse; chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 1,8 lần). Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2021, lao động Singapore đóng góp vào GDP cả nước 73,7 USD trong 1 giờ lao động, trong khi lao động Việt Nam đóng góp khoảng 7,3 USD/giờ vào GDP.
(责任编辑:World Cup)
- ·Vụ xe Mazda mới đi đã lỗi: Cục Quản lý cạnh tranh ra tối hậu thư
- ·Đi máy bay trực thăng tặng quà Noel
- ·Nhiều giải pháp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là bộ tài liệu đặc biệt quan trọng
- ·Lưu ý khi mua xe ô tô cũ: Kiểm tra tổng quan xe
- ·Quyết tâm cao ngay từ đầu năm
- ·Mối tình đầu giúp lấy lại niềm tin
- ·Giá vàng hôm nay 29/11: Vàng nhẫn được mua cao hơn vàng miếng nửa triệu đồng
- ·Mẹo trị mụn đầu đen đơn giản từ một số loại rau củ quả
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cảng biển Liên Chiểu sẽ là điểm sáng tạo bứt phá
- ·Trò lừa đảo mang tên 'ông chú Viettel'
- ·Long An: Các khu công nghiệp thu hút gần 1.000 dự án FDI
- ·Long An: Các khu công nghiệp thu hút gần 1.000 dự án FDI
- ·Hội nghị đối tác 'LHC Partner Summit 2024' khai mở cơ hội đầu tư mới
- ·Làm rõ cách dùng sữa cho người cao tuổi
- ·Đồng hành với người trẻ “Mang Tết về nhà”
- ·Bút chiến giữa thời bình (Bài 2)
- ·Lãnh đạo tỉnh Long An thăm, chúc tết Chi hội Tin lành Thuận Mỹ
- ·Ngọc Trinh mặc đẹp đi xem phim kinh dị
- ·Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại thị xã Kiến Tường