【soi kèo trận indonesia】Tin tức mới cập nhật hôm nay: Châu Âu sẽ họp khẩn về tình hình Hy Lạp
Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 7/7/2015 trong nước
Sa Pa lạnh bất thường 12,ứcmớicậpnhậthômnayChâuÂusẽhọpkhẩnvềtìnhhìnhHyLạsoi kèo trận indonesia7 độ
Theo tin tức mới cập nhật trên báoTuổi Trẻ Online, ghi nhận của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, sáng 6/7, nhiệt độ tại Sa Pa (Lào Cai) giảm xuống còn 12,7 độ C. Đây là hiện tượng bất thường, hiếm khi xảy ra vào tháng 7.
Một số vùng núi cao như Sìn Hồ (Lai Châu) nhiệt độ xuống 16,5 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Pha Đin (Sơn La) đều xuống 17,2 độ C. Ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - cho biết nguyên nhân làm nhiệt độ tại Sa Pa và một số vùng núi cao lân cận giảm sâu là do đợt không khí lạnh yếu tràn xuống nước ta từ tối 4/7.
Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết Sa Pa lạnh bất thường 12,7 độ C
Đợt không khí lạnh này gây mưa, giảm nhiệt độ và kết thúc nắng nóng tại miền Bắc, miền Trung. Sa Pa do nằm sâu trong khối không khí lạnh nên nhiệt độ giảm thấp. Tuy nhiên, nhiệt độ hạ xuống còn 12,7 độ là hiếm gặp.
Ông Hải cho biết vào ngày 6/7/1971 cũng do ảnh hưởng của không khí lạnh nên nhiệt độ ở Sa Pa giảm xuống mức 14,9 độ C. “Thông thường, tháng 7 và 8 hàng năm không có không khí lạnh. Thỉnh thoảng có một đợt không khí lạnh xảy ra trong tháng 8. Còn không khí lạnh làm nhiệt độ giảm mạnh trong tháng 7 là bất thường, rất hiếm khi xảy ra” - ông Hải cho biết thêm rất khó lý giải nguyên nhân sâu xa của diễn biến thời tiết bất thường này.
Có thể tình trạng biến đổi khí hậu đang gây những hiện tượng thời tiết cực đoan dị thường như cảnh báo của các nhà khoa học về khí tượng trên thế giới. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết ngày 6/7, nắng nóng chỉ còn xảy ra cục bộ ở một số nơi ở khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Như vậy đợt nắng nóng trên diện rộng từ cuối tháng 6 sẽ kết thúc trên cả nước.
TPHCM lọt top các đô thị có nền kinh tế lớn nhất thế giới
Thanh Niên Onlineđưa tin, tăng trưởng của các thành phố ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang lèo lái nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam có TPHCM lọt vào top 100 thành phố có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo Bloomberg hôm 6/7, kết quả nghiên cứu từ Viện Brookings cho hay các thành phố của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang lèo lái nền kinh tế toàn cầu. 100 đô thị lớn nhất thế giới có tổng GDP năm 2014 đạt 22.000 tỉ USD, đóng góp 20% GDP thế giới. Nếu các thành phố này hợp thành một quốc gia duy nhất, nước đó sẽ có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
TPHCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế cả nước
Một vài trong số 100 trung tâm đô thị lớn nhất trên gồm: các thành phố đang mở rộng ở bờ Tây châu Mỹ như Vancouver (Canada), San Francisco (Mỹ) và Lima (Peru), các thành phố đang phát triển rất nhanh ở châu Á và châu Đại Dương như Auckland (New Zealand), Jakarta (Indonesia), Hồng Kông, Thượng Hải (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản).
Cụ thể, 49 thành phố trong danh sách nằm ở Trung Quốc. Các đô thị nước này cũng có mức tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người cao nhất. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có tổng cộng 19 thành phố góp mặt. Đông Nam Á và Mỹ La tinh mỗi khu vực có 7 thành phố có tên. Với Đông Nam Á, Indonesia có Jakarta, Philippines có Manila, Thái Lan có Bangkok, Malaysia có Kuala Lumpur còn Việt Nam có TP HCM. Cuối cùng, Bắc Mỹ có 12 thành phố và 6 địa điểm còn lại là ở Úc và New Zealand.
Báo cáo viết: “Trung Quốc tiếp tục mở cửa và tăng trưởng, Đông Nam Á trỗi dậy còn Bắc Mỹ tăng trưởng bởi ngành công nghệ. Đó là tất cả những gì giúp các đô thị này phát triển. Các lực đẩy này cùng với nỗ lực thúc đẩy quan hệ xuyên Thái Bình Dương của các chính phủ hình thành tiềm năng tăng trưởng và thịnh vượng ở các thành phố của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.
Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 7/7/2015 quốc tế
Châu Âu sẽ họp khẩn về tình hình Hy Lạp
Theo VTV, Chủ tịch Nghị viện châu Âu, ông Martin Schulz cho biết, hội nghị của lãnh đạo các nước Eurozone sẽ thảo luận về "chương trình hỗ trợ nhân đạo cho Hy Lạp". Những ngày sắp tới sẽ là những ngày then chốt với Hy Lạp. Thời gian hiện đang rất gấp rút, bởi ngày 20/7, Hy Lạp sẽ tiếp tục phải phải trả khoản nợ đáo hạn trị giá 3,5 tỷ Euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Câu trả lời “Không” trong cuộc trưng cầu dân ý không có nghĩa là người Hy Lạp muốn ra khỏi khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Vấn đề là sau cuộc trưng cầu dân ý, các định chế tài chính châu Âu sẽ xử lý với gói nợ khổng lồ của Hy Lạp như thế nào. Cả châu Âu và Hy Lạp đang quan tâm tới hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Một người ủng hộ bỏ phiếu 'Không' trong cuộc trưng cầu dân ý vẫy cờ Hy Lạp trước trụ sở Quốc hội nước này, tại Thủ đô Athens
Chủ tịch Nghị viện châu Âu, ông Martin Schulz cho biết, hội nghị của lãnh đạo các nước Eurozone sẽ thảo luận về "chương trình hỗ trợ nhân đạo cho Hy Lạp". Ông Schulz kêu gọi Chính phủ Hy Lạp đưa ra những đề xuất có ý nghĩa để tránh bước vào một giai đoạn rất khó khăn.
Nhiều lãnh đạo các nước châu Âu đã bày tỏ sự thất vọng với kết quả trưng cầu dân ý. Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cho biết, với kết quả trưng cầu dân ý này, Hy Lạp đã phá hủy những cây cầu cuối cùng giữa châu châu Âu và Hy Lạp để hướng tới một thỏa hiệp. Chủ tịch Eurozone Jeroen Dijsselbloem cho rằng kết quả cuộc trưng cầu dân ý là rất đáng tiếc cho tương lai Hy Lạp.
Kết quả “Không” ở Hy Lạp cũng tác động mạnh tới thị trường tài chính toàn cầu. Đồng Euro ngay lập tức giảm giá giá 0,4 % so với USD. Các chỉ số chứng khoán ở thị trường châu Âu và châu Á giảm điểm mạnh từ 1% đến 2%.
Campuchia muốn xác thực bản đồ phân định biên giới
Theo VnExpress, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 6/7 đề nghị Liên Hợp Quốc cung cấp những bản đồ gốc tổ chức này lưu trữ để kiểm tra tính xác thực của bản đồ Phnom Penh đang sử dụng để xác định biên giới với các nước láng giềng. Theo ông Hun Sen, cố quốc vương Norodom Sihanouk đã gửi bản đồ Bonne, tỷ lệ 1:100.000, do Cơ quan Địa lý Đông Dương phát hành và được quốc tế công nhận trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1969 tại Liên Hợp Quốc.
Ông Hun Sen khẳng định đề nghị trên là để thể hiện sự thận trọng và đúng đắn của Campuchia trong việc phân định biên giới giữa nước này với các quốc gia láng giềng. Động thái trên diễn ra sau khi đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) nhiều lần cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam vẽ ra trong những năm 1980.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon
Ông Un Sam An, nghị sĩ đảng CNRP, đã giẫm chân lên và có lời lẽ xuyên tạc bản đồ quốc gia, được Liên Hợp Quốc công nhận, dùng trong hoạt động phân định biên giới giữa Campuchia với Việt Nam. "Tại thời điểm này, tôi muốn xác nhận rằng bản đồ cơ sở được sự chấp thuận của quốc hội, cho phép chính phủ Campuchia sử dụng trong các cuộc đàm phán biên giới chính thức với Việt Nam", CEN dẫn lời phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan nói.
Hôm 28/6, khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng CNRP tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý, thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Campuchia có đường biên giới chung dài 1.270 km với Việt Nam và hai nước hiện đã hoàn thành 80% quá trình phân định.
Trang Mạc(T/h)
Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật ngày 24/4/2015(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng 1 tuần rồi lại đón không khí lạnh
- ·Giữa lúc cam, quýt giá tăng dựng đứng, nhiều loại trái cây nhập khẩu lại rẻ bất ngờ
- ·Hội thảo tiếp cận công nghệ cơ khí hiện đại tại Hải Phòng
- ·Bà Rịa – Vũng Tàu: Gấp rút hỗ trợ gia hạn thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp
- ·Xả súng kinh hoàng tại đồn cảnh sát Ấn Độ
- ·Sắp diễn ra Hội chợ làng nghề Việt Nam năm 2017
- ·Giá Bitcoin hôm nay 10/3: Tăng mạnh, lên ngưỡng 42.000 USD
- ·Giải thưởng Chính VinFuture 2024 vinh danh nghiên cứu về 'học sâu'
- ·Hôm nay, Bộ GT
- ·Hải quan tăng cường kiểm tra giám sát đối với hàng hóa là chất thải
- ·Hoàng Anh Gia Lai tụt dốc, Bầu Đức thất thu 104 tỷ đồng
- ·Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chung
- ·Phố bia Tạ Hiện đông kín khách, các hàng quán nhộn nhịp sau 21h
- ·Giải thưởng Chính VinFuture 2024 vinh danh nghiên cứu về 'học sâu'
- ·Hơn 80% 'nam thanh nữ tú' Việt Nam từng say xỉn
- ·Tổng cục Thuế tổ chức 2 khung giờ đến cơ quan để tránh Covid
- ·Giá vàng hôm nay 23/3: Tín hiệu khó lường từ Fed, vàng quay đầu giảm
- ·Ngân hàng không giới hạn
- ·1.600 người tất bật thi công nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Chỉ số sản xuất công nghiệp Nghệ An tăng bình quân 10,81%