【bdkq mu】EVFTA khơi dòng vốn từ EU vào các ngân hàng Việt
Quy định trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) thuộc EU được sở hữu 49% cổ phần tại các ngân hàng (NH) sẽ tạo động lực để gia tăng thu hút dòng vốn ngoại vào ngành NH,ơidòngvốntừEUvàocácngânhàngViệbdkq mu qua đó thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của ngành này. Đây là trao đổi của bà Nguyễn Anh Thơ – Phó Tổng giám đốc Công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte Việt Nam, với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa bà, EVFTA dự kiến sẽ có hiệu lực vào nửa sau của năm nay. Một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập trong EVFTA là vấn đề sở hữu tại NH. Theo đó, trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết cho phép các TCTD EU được nâng sở hữu lên tối đa 49% cổ phần tại NH thương mại cổ phần trong nước, tối đa với 2 NH. Theo bà, quy định trên sẽ tác động như thế nào đến dòng vốn ngoại vào lĩnh vực NH Việt Nam, trong thời gian tới?
- Bà Nguyễn Anh Thơ:Trong lĩnh vực NH, áp lực tăng vốn và nâng cao năng lực quản trị rủi ro nhằm đáp ứng các chuẩn mực khắt khe về an toàn vốn của Hiệp ước Basel đang đè nặng lên các NH Việt Nam hơn bao giờ hết. Sau Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo phương pháp tiêu chuẩn, các NH đang chuẩn bị tiếp cho công tác đảm bảo mức đủ vốn nội bộ theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN, với trọng tâm là các “bài kiểm tra” sức chịu đựng lên CAR. Trong bối cảnh các NH đang gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề tăng vốn, nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới đã đánh tiếng muốn đầu tư vào ngành NH Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại phần lớn các NH đều đã đạt hoặc gần chạm ngưỡng tối đa 30% theo quy định.
Khi EVFTA chính thức có hiệu lực sẽ cho phép các TCTD EU được sở hữu đến 49% cổ phần tại các NH sẽ giúp nới lỏng “room” ngoại, hiện đang là một trong những rào cản của chiến lược tăng vốn và cải thiện CAR của các NH. Tuy thỏa thuận này chỉ áp dụng cho tối đa 2 NH (trừ 4 NH thương mại cổ phần có vốn nhà nước) nhưng vẫn phát đi một tín hiệu rất tích cực, vô hình trung tạo ra một “cuộc đua” để xác định được NH nào sớm đạt được mức 49% này.
Bà Nguyễn Anh Thơ |
Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến các NH thương mại cổ phần, EVFTA còn giúp giảm đáng kể hàng rào thuế quan, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhiều ngành dịch vụ hỗ trợ, trong đó có lĩnh vực tài chính NH.
* PV: Theo bà, việc có thêm dòng vốn ngoại từ các nước phát triển EU vào lĩnh vực NH sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của bản thân các NH Việt, cũng như cho toàn ngành NH nói chung?
- Bà Nguyễn Anh Thơ: Bên cạnh khả năng cung cấp nguồn vốn chất lượng, dài hạn, rất phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh doanh, các nhà đầu tư, định chế tài chính lâu đời tại EU sẽ mang đến Việt Nam những mô thức quản lý hiện đại trong công tác quản trị NH; những chuẩn mực quốc tế về quy trình nghiệp vụ quản trị rủi ro, quản lý tín dụng, quản lý tài sản, quản lý đầu tư và kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, đi cùng với các nhà đầu tư từ EU sẽ là đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, từng trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi của ngành NH thế giới. Việc chuyển giao kiến thức, công nghệ quản lý sẽ đi đôi với triển khai một nền tảng văn hóa kinh doanh minh bạch, đa dạng, luôn chú trọng đến phát triển bền vững, phối hợp hài hòa giữa thúc đẩy kinh doanh, quản trị rủi ro và quản trị vốn.
Thực tế đã chứng minh, các NH châu Âu vào Việt Nam rất sớm như HSBC, Standard Chartered, Deutsche Bank…, thông qua việc hình thành những đối tác chiến lược với các NH trong nước, đã góp phần xây dựng một nền văn hóa quản trị NH hiện đại cũng như đóng góp cho ngành NH Việt Nam một đội ngũ chuyên viên người Việt được đào tạo bài bản, theo những chuẩn mực tiên tiến nhất và hiện đang là lãnh đạo tại nhiều NH lớn.
Khi văn hóa quản trị và chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, các NH Việt Nam sẽ liên tục cải tiến, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ và chính sách hỗ trợ khách hàng, từ đó đáp ứng nhanh chóng, hiệu quả nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua.
Ngoài ra, việc cho phép gia tăng dòng vốn ngoại còn thể hiện nỗ lực, cam kết của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng, tăng cường uy tín và vị thế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
* PV: Bên cạnh những tác động tích cực từ việc nới “room” ngoại cho nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực NH khi EVFTA có hiệu lực, theo bà, việc mở cửa cho nhà đầu tư ngoại sẽ tạo nên những thách thức cạnh tranh như thế nào trong ngành NH?
- Bà Nguyễn Anh Thơ:Việc EVFTA chỉ áp dụng cho tối đa 2 NH trong vòng 5 năm tạo nên nhiều thách thức cho các NH Việt Nam trong hành trình chứng tỏ năng lực của mình. Những NH có nội lực vững chắc, chiến lược kinh doanh bền vững sẽ nhận được sự quan tâm, đánh giá tích cực từ phía nhà đầu tư. Không loại trừ khả năng một số NH sẽ có những chiến dịch bài bản để nâng cao chất lượng bảng cân đối kế toán, cải thiện tính sinh lợi, kiện toàn năng lực quản lý rủi ro và quản lý vốn để lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư.
Trong giai đoạn 5 năm từ khi hiệp định chính thức có hiệu lực, trong nội bộ ngành NH sẽ sớm thấy được sự phân hóa rõ rệt, nổi bật lên những NH tốt, luôn phấn đấu để giữ vững vị trí tốp đầu trong cuộc đua thu hút nguồn vốn ngoại khan hiếm và chất lượng từ EU. Việc cạnh tranh không chỉ gói gọn trong việc tăng cường những chỉ số tài chính cơ bản như tỷ suất sinh lợi, biên lợi nhuận (NIM), CAR, quản lý chi phí, giảm nợ xấu mà còn đến từ những nhân tố phi tài chính như đóng góp cho cộng đồng, tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên, chinh phục sự hài lòng của khách hàng, đầu tư về công nghệ số và bảo mật thông tin...
* PV: Để có thể thu hút được dòng vốn ngoại từ các nhà đầu tư EU, theo bà, các NH Việt Nam cần phải làm gì?
- Bà Nguyễn Anh Thơ: Do yêu cầu rất chặt chẽ từ các cơ quan quản lý tại EU về an toàn vốn cũng như phòng chống tội phạm tài chính, những nhà đầu tư từ EU khi quyết định đổ vốn vào các NH Việt Nam sẽ có xu hướng chọn lọc rất khắt khe, tập trung vào những tiêu chí sau: tính minh bạch cao; nền tảng quản trị rủi ro và quản trị vốn lành mạnh; tính sinh lợi ổn định, có thế mạnh nổi bật trong phân khúc khai thác như mảng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển bền vững; văn hóa đa dạng và hòa nhập...
Để không bỏ lỡ cơ hội thu hút dòng vốn ngoại từ các nhà đầu tư EU, các NH Việt cần tăng cường đầu tư không chỉ nhằm tuân thủ chính sách, luật định, mà cần tập trung vào nâng cao năng lực quản trị rủi ro và quản trị vốn, cải thiện hiệu quả hoạt động dựa trên rủi ro thông qua những công cụ, hệ thống tiên tiến, tiệm cận với các chuẩn mực thế giới. Đây sẽ là những nỗ lực dài dạn, tốn kém nhưng xứng đáng, có ý nghĩa không chỉ với riêng ngành NH mà còn tác động tích cực đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam.
* PV: Xin cảm ơn bà!
Diệu Thiện (thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá vàng hôm nay 12/9/2024: Vàng miếng, vàng nhẫn SJC rủ nhau 'bất động'
- ·ASEAN leaders endorse Comprehensive Recovery Framework
- ·World Bank ready to cooperate with Việt Nam in different fields: Managing Director of Operations
- ·2020 ASEAN National Committee holds 6th session meeting
- ·Khốn đốn vì dám từ chối tình yêu của sếp
- ·VN, India share communication experience amid COVID
- ·PM inspects preparations for 37th ASEAN Summit
- ·ASEAN 37 continues highlighting the importance of ASEAN centrality
- ·Quy định về việc phân công quyền Chủ tịch nước
- ·VNA opens exhibition room in central Việt Nam
- ·Bạn gái nói chia tay trước ngày cưới
- ·PM Phúc said VN does not devaluate currency, urges objective assessment from the US
- ·NA discusses draft resolution on UN peacekeeping operations
- ·ASEAN and RoK relations to be further elevated with upcoming summit
- ·Lo lắng quá khứ “yêu nhanh, sống thoáng” bị chồng biết
- ·Thai diplomat praises ASEAN Summit results
- ·Record number of documents adopted at 37th ASEAN Summit against COVID
- ·ASEAN, UN officials gather at ministerial meeting
- ·Đề xuất khoảng 9 tỉ USD làm đường sắt TP.HCM
- ·International conference discusses co