【ti so wap】Đề xuất nhập gà Trung Quốc: Các chuyên gia kinh tế lo ngại gì?
“Việt Nam tự làm được sao phải nhập?ĐềxuấtnhậpgàTrungQuốcCácchuyêngiakinhtếlongạigìti so wap!”
Trước thông tin Cục Thú y Việt Nam đang thương thảo với Cục Thú y Trung Quốc để cho nhập khẩu sản phẩm gà thịt, gà giống 1 ngày tuổi vào Việt Nam, trao đổi với Chất lượng Việt Nam, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Trong kinh tế, về nguyên tắc không cần phải độc quyền tất cả, những gì Việt Nam làm tốt thì làm, còn chưa tốt thì phải nhập để cải thiện”.
Theo ông Phong, từ trước tới nay, những người dân chăn nuôi ở nước ta vẫn tạo ra được giống gà tốt nhưng nếu giống của Việt Nam không tốt bằng giống của nước ngoài thì Nhà nước cũng có thể phải lên phương án nhập khẩu thêm giống mới.
Tuy vậy, trước khi nhập khẩu gà Trung Quốc, chúng ta cần lưu ý 3 điểm cơ bản: Thứ nhất, chất lượng thực sự của giống gà đó như thế nào. Thứ 2, nguy cơ độc quyền của giống đó trong tương lai ra sao. Và thứ 3, giá thành, chi phí của giống gà này - liệu có đáng để Việt Nam nhập về hay không, trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay.
“Tôi không biết vì lý do gì Cục Thú y đề xuất như vậy nhưng Cục phải có giải trình, nếu không có biện luận, không có căn cứ hay cơ sở thì không đáng phải xem xét. Theo cá nhân tôi, chưa nên và chưa cần nhập gà giống Trung Quốc vì mình vẫn tự làm giống được. Chỉ có điều: Các đơn vị Nhà nước cần có nguồn giống tốt để đưa cho đơn vị thứ 2 nhân rộng tiếp ra” – TS.Phong nói.
TS.Phong: "Đừng để Việt Nam trở thành quốc gia nuôi gia công cho Trung Quốc!" (ảnh: Internet)
Ông Phong nhấn mạnh: Từ trước tới nay, Việt Nam đã phụ thuộc vào Trung Quốc từ thức ăn, thuốc chữa bệnh, nếu giờ nhập cả giống gà Trung Quốc nữa, vô hình chung, Việt Nam trở thành quốc gia nuôi gia công cho Trung Quốc. “Lúc đó, nếu Trung Quốc đưa giống vớ vẩn vào là mình mất thế cạnh tranh” – ông Phong nhắc nhở.
Đồng tình với quan điểm của TS.Nguyễn Minh Phong, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội thẳng thắn: Trong thời đại mở cửa, nếu Việt Nam có rào cản, hạn chế việc nhập khẩu thì tốt nhất là chưa nên nhập gà Trung Quốc, còn nếu phải tuân thủ các điều khoản theo hiệp định đã ký kết với nước bạn thì bắt buộc phải nhập nhưng nên nhập với số lượng vừa phải để cứu giúp chăn nuôi trong nước.
“Điều quan trọng là chăn nuôi Việt Nam phải vươn lên, đẩy mạnh sản xuất trong nước, đừng dựa vào độc quyền mà ỷ lại. Hội nhập luôn có 2 phía, không cho nhập sẽ gây bảo thủ trong nước nhưng nếu cho nhập thì có thể sẽ “giết chết” chăn nuôi của Việt Nam. Các cơ quan chức năng như Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cần xem xét việc này cho hài hòa, lượng nhập như thế nào, chất lượng ra sao. Chứ thời mở cửa, không thể không cho nhập được đâu!” – ông Phú bình luận.
Người chăn nuôi Việt phải tự “cứu mình” nếu không muốn "chết"
Còn nhớ vào năm 2015, Bộ Công thương đã đề xuất lên Chính phủ cho nhập khẩu 50.000 tấn đường do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sản xuất từ Lào vào Việt Nam với thuế suất 0%. Điều này từng làm dấy lên làn sóng phản đối trong Hiệp hội Mía đường Việt Nam.
Lý do phản đối là đường sản xuất tại Lào có giá thành thấp lại được ưu đãi thuế 0% sẽ khiến doanh nghiệp mía đường trong nước càng gặp khó khăn.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ cho phép Hoàng Anh Gia Lai nhập khẩu 50.000 tấn đường với thuế suất trong hạn ngạch 2,5%, bởi lẽ không thể vì “nồi cơm” của nông dân trồng mía trong nước mà không cho phép doanh nghiệp nhập đường từ Lào vào Việt Nam.
Tương tự như vậy, theo Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú, nếu những người nông dân chăn nuôi không tự mình tìm cách vươn lên đồng nghĩa với việc họ rơi vào tình thế “chờ chết”. Cũng giống như trong lĩnh vực bán lẻ, phải cho siêu thị nước ngoài tràn vào Việt Nam thì siêu thị trong nước mới “mở mắt ra”. Nếu các siêu thị nội dù tham gia bình ổn giá nhưng lại bán một chai dầu ăn với giá cao hơn siêu thị nước ngoài mấy chục nghìn đồng thì chẳng khác nào “nâng quả bóng lên cho các nhà đầu tư ngoại quốc đập”.
Ông Phú cho rằng: "Tới đây, xăng dầu cũng mở cửa hết chứ không dừng lại ở chuyện mấy con gà".
Ông Phú nhấn mạnh: “Phải có cạnh tranh mới có phát triển và người tiêu dùng mới được hưởng lợi, chứ còn độc quyền là còn chết. Tới đây, xăng dầu cũng mở cửa hết chứ không dừng lại ở chuyện mấy con gà. Nếu dân Việt cứ làm ăn ma mãnh, tiêm chất độc vào nuôi gia súc thì coi như nền chăn nuôi của Việt Nam “chết” luôn, buộc phải để cho nước ngoài vào để phục vụ cho tử tế.
Nhưng khi nước ngoài vào, điều quan trọng là bộ lọc của cơ quan chức năng ở cửa khẩu phải tốt, không phải cứ nhìn thấy xe gà là cho đi ngay. Các cơ quan chức năng phải phối hợp đồng bộ, chứ tôi thấy, trong nước đang làm ăn manh mún, cục bộ, làm ăn như mình theo kiểu tiểu nông, giữ không ra giữ, mở không ra mở”.
Ông Phú cho rằng: Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương phải kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa nếu cho nhập khẩu gà Trung Quốc. Bởi “trước đây, trong việc kinh doanh lợn, có thời gian Bộ Công thương cho hạ giá thuế nhập khẩu lợn quá nhanh, chăn nuôi trong nước “chết”, hay quy định cư dân biên giới khi mua bán, trao đổi hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2.000.000 đồng/1 người/1 ngày/1 lượt, cho dân miền núi miễn thuế coi như giết chết hàng Việt”.
Trước đó, như báo chí đã đưa tin, trong một hội thảo song phương giữa Cục Thú y Việt Nam và cơ quan thú y Trung Quốc, phía Việt Nam đã đề xuất cho nhập khẩu chính ngạch sản phẩm gà thịt và gà giống 1 ngày tuổi của Trung Quốc vào Việt Nam. Ngược lại, phía Trung Quốc sẽ mở cửa cho thịt heo (lợn) và thịt bò từ Việt Nam. Vấn đề này đã khiến cả người tiêu dùng và người chăn nuôi trong nước lo ngại.
Các chuyên gia trong ngành chăn nuôi phản đối gay gắt trước thông tin Việt Nam sẽ mở cửa cho gà Trung Quốc nhập vào Việt Nam. Bởi việc chăn nuôi gà ở nước ta những năm qua luôn trong tình trạng “lận đận”, bấp bênh, cạnh tranh khốc liệt, nay lại thêm thông tin có thể cho nhập khẩu chính ngạch gà thịt từ Trung Quốc, người chăn nuôi Việt Nam coi như… tới đường cùng.
Người tiêu dùng thì đặt nhiều câu hỏi: Tại sao Cục Thú y không nghĩ cách bán gà cho nông dân Việt Nam mà lại đường đường chính chính bán gà cho nông dân Trung Quốc! Một số ý kiến băn khoăn, lo lắng: Một khi chính sách được thông qua, sẽ có các đối tượng sẽ lợi dụng chính sách này để hợp pháp hóa các sản phẩm nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới và việc tạm nhập tái xuất vốn rất bát nháo hiện nay.
Trong khi đó, Bộ NN&PTNT Việt Nam phân trần, đây có thể chỉ là đề xuất của một cá nhân nào đó trong ngành, chưa được Bộ thông qua.
>> Thảm án mẹ sát hại 2 con ở Hải Dương: Tin mới nhất về em bé còn sống sót
Dương Phương Ngọc
Kinh hoàng cô gái bị chồng cắt mũi và bạo hành nhiều lần(责任编辑:World Cup)
- ·Khỉ cắn người: Bé 8 tuổi bị khỉ cắn đứt dây thần kinh
- ·Gần 1.600 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Hải quan Đà Nẵng trong quý 3
- ·TP. Đà Nẵng: Giám sát chặt việc xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu
- ·Làm rơi chứng minh thư, bỗng trở thành chủ 1,6 tấn ngà voi nhập lậu
- ·Trung Quốc: Cha nhét con gái sơ sinh vào vali đem bán vì nghèo
- ·Biểu giá điện sinh hoạt mới: Cao nhất 3.015 đồng/kWh
- ·Giá vàng hôm nay 21/4: Giá vàng thế giới tăng trở lại
- ·Bầu Đức: Nữ tướng cùng sát cánh 17 năm xin từ nhiệm
- ·Cuối năm 2014, Hà Nội chỉ có 20 điểm, tụ điểm mại dâm
- ·Hải quan Hải Phòng: 8 tháng thu hơn 50.000 tỷ đồng gần bằng cả năm 2018
- ·Trộm chó bằng súng bắn điện bị 14 dân quân rượt bắt
- ·Giả chứng nhận xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, SPS Việt Nam cảnh báo khẩn
- ·Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng mạo danh Tập đoàn Masan
- ·Lưu ý khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023
- ·Truyện 'Thỏ trắng và Hổ xám' nội dung thô tục: Thiếu bộ lọc chuẩn cho ấn phẩm thiếu nhi?
- ·Trên 5.800 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng
- ·Lợi nhuận khủng, bảo hiểm nhân thọ bồi thường 'nhỏ giọt'
- ·Nam Định: Công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng
- ·Tai nạn xe container văng mất thùng hàng vì đường lún
- ·Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan