【thứ hạng của hatayspor】Giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp thủy sản?
Thứ nhất về lãi suất ngân hàng và các khoản phí của ngân hàng quá cao,ảipháptháogỡkhókhănhỗtrợsảnxuấtkinhdoanhchodoanhnghiệpthủysảthứ hạng của hatayspor theo VASEP, doanh nghiệp (DN) thủy sản chủ yếu là sản xuất hàng xuất khẩu thường vay USD. Từ quý 3/2022, nhiều ngân hàng đã thông báo và áp dụng ngay sau đó việc tăng lãi suất vay USD từ 2,1-2,8% lên 3-3,3%, thậm chí đến 4,5%, và hiện tại đa phần đang ở mức cao 4,1-4,9%, có những DN cao hơn 5% trong bối cảnh sụt giảm của sản xuất-xuất khẩu thủy sản.
Một vấn đề đáng quan ngại nữa là việc “siết tín dụng”, hạn chế cho vay dưới mức tín dụng được cấp, các khoản vay mới chỉ được giải ngân tương ứng với khoản vay cũ khi phải trả nợ trước đó.
Các khoản phí của Ngân hàng: lãi suất đã cao như đề cập trên, tuy nhiên nếu tính cả các khoản phí như phí chuyển tiền từ nước ngoài về (0,05%), phí thanh toán L/C (0,1%), phí ký hậu Bill (10 USD), phí xử lý chứng từ (10 USD), phí chấp nhận L/C trả chậm (50 USD),…
Việc áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập là không hợp lý, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm đầu khi mới đầu tư. Trong khi các DN sản xuất là đối tượng cần được hỗ trợ về vốn để đầu tư, phát triển nhưng lại phải chịu áp mức trần này.
Vốn-tín dụng-lãi suất vay đang là áp lực lớn & căng thẳng nhất hiện này với ngành hàng. VASEP mong Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước quan tâm xem xét: Điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4% và lãi suất vay VNĐ xuống dưới 7% để hỗ trợ cho DN xuất khẩu; Cho các DN thủy sản được giãn nợ 4-6 tháng cho các khoản vay đến lịch phải trả trong Quý 2-3/2023 và tiếp tục được vay theo hạn mức trong bối cảnh giảm XK của 6 tháng đầu năm để các DN có thể thu gom ổn định nguồn nguyên liệu của nông-ngư dân và chế biến, trữ hàng chuẩn bị cho XK ở các quý tiếp theo trong năm 2023;
Hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên – bao gồm thủy sản, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thủy sản và DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ SXKD và tạo cơ sở thúc đẩy sinh kế cho chuỗi nông-ngư dân phía trước; Sửa đổi lại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để hủy bỏ quy định coi giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, giúp DN không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN.
VASEP kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; kéo dài các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất và miễn, giảm các loại phí, lệ phí cho đến hết 2023.
VASEP cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục quan tâm và xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Gói kích cầu dành cho các DN xuất khẩu thực sự mua dự trữ nguyên liệu từ nay để xuất khẩu sau 3-6 tháng nữa trong năm 2023 và quý 1/2024, ứng phó với tình trạng đơn hàng xuất khẩu không có trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện kích cầu sớm sẽ khiến người nuôi thủy sản có tâm lý yên tâm tiếp tục thả nuôi thay vì treo ao trong giai đoạn hiện nay.
Theo VASEP, sau giai đoạn dịch Covid-19, nhiều chi phí đầu vào tiếp tục tăng và giữ mức cao khiến chi phí sản xuất, kinh doanh tăng cao trong khi giá bán nhiều sản phẩm thủy sản chủ lực tăng không đáng kể mà còn đang chịu áp lực giảm giá từ khách hàng, hệ lụy tác động tiêu cực đến người nuôi, ngư dân và nhà máy chế biến xuất khẩu, rất cần được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua chính sách thuế, phí và mức đóng BHXH để giảm chi phí hoạt động, chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
VASEP kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; kéo dài các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất và miễn, giảm các loại phí, lệ phí cho đến hết 2023.
Liên quan chính sách về các khoản đóng góp bắt buộc của doanh nghiệp đối với người lao động: Kiến nghị giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho DN đến hết 2023; Nghiên cứu sửa đổi, đề xuất giảm mức đóng BHTN từ 1% xuống còn 0,5% và tạm dừng đóng BHTNLĐ và bệnh nghề nghiệp đến hết năm 2023; Giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% xuống tối đa 1% quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH; Kiến nghị cho các doanh nghiệp giãn nộp BHXH từ 3-6 tháng trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi Việt Nam.
Đề nghị BHXH Việt Nam: giãn thời gian đóng BHXH bắt buộc “thời hạn nộp BHXH hàng tháng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng" – quy định của BHXH VN đang gây áp lực rất lớn công tác lao động-tiền lương cuối tháng của các DN sử dụng nhiều lao động, tăng khối lượng đối chiếu/điều chỉnh tăng giảm đóng BHXH ở kỳ sau (sau khi DN tính trả lương cho NLĐ).
Hiện nay các DN phải đối mặt với thách thức từ vấn đề lao động: khi các đơn hàng giảm mạnh, tồn kho nhiều, áp lực chi phí tài chính cao – nhiều DN đứng trước thách thức phải thu hẹp SX, giảm giờ làm, sa thải nhân công; Thách thức từ tăng chi phí của DN: chi phí nguyên vật liệu, lãi vay, logistic, điện, bao bì, nhân công… Và những bất cập trong việc cấp phép và hướng dẫn thủ tục DN lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà để sử dụng cho sản xuất của DN (chế biến, trang trại nuôi tôm-cá) và không phát lên lưới điện chung.
Một số kiến nghị chính của VASEP cho vấn đề này là: Chính phủ chỉ đạo tiếp tục cho DN vay từ ngân hàng chính sách xã hội để trả lương ngừng việc cho NLĐ, tránh việc sa thải NLĐ.
Chính sách giảm 2% thuế VAT được cộng đồng doanh nghiệp mong chờ nếu được triển khai với toàn bộ nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho DN khi nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn. Kiến nghị mở rộng phạm vi áp dụng giảm 2% với tất cả hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất VAT 10% và không loại trừ.
Cho phép và hướng dẫn thủ tục để DN thủy sản có thể lắp đặt điện mặt trời áp mái không phát lên lưới (Zero export) để sử dụng cho sản xuất của DN (chế biến, trang trại nuôi tôm-cá).
Hiện nay, Nhà nước đang áp dụng các tiêu chuẩn mới về thẩm duyệt và nghiệm thu công trình PCCC trong DN. Các quy định về điều kiện đảm bảo phòng cháy chữa cháy này chưa phân loại theo mức độ rủi ro, chưa phân biệt về mặt quy mô và chức năng vận hành của từng công trình, điều kiện quá khắc nghiệt và làm tăng chi phí quá mức cho doanh nghiệp; một số quy định đưa ra yêu cầu ngặt nghèo, không có tính khả thi trong thực tế.
VASEP kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất giải pháp theo hướng: Rà soát, sửa đổi các quy định về phòng cháy chữa cháy để phân loại mức độ rủi ro về phòng cháy chữa cháy đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh; áp dụng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo mức độ rủi ro; giảm tối đa các chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp;
Đối với các nhà máy đã quy hoạch xây dựng từ trước, thiếu hoặc chưa bảo đảm quy định các công trình về PCCC, như bể PCCC, quy định lắp báo cháy tự động trong các kho đông lạnh…: cần cân nhắc sự phù hợp, có lộ trình áp dụng để tạo điều kiện cho DN hoạt động và khắc phục; Đối với các đơn vị đã được thẩm duyệt và nghiệm thu PCCC theo tiêu chuẩn cũ: kéo dài thời gian được hoạt động tối thiểu từ 2-3 năm để DN có thời gian và kinh phí nâng cấp, sửa chữa, thay thế hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn mới đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
Vướng mắc trong Thủ tục đầu tư, cấp phép xây dựng dự án cũ của DN. Về vấn đề này, VASEP kiến nghị Đơn giản hóa thủ tục (Điều 41: Điều chỉnh dự án đầu tư, Luật Đầu tư (sửa đổi) ban hành 17/6/2020) đối với dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản đã được cấp GCN đầu tư trước đây, đang hoạt động nay đầu tư nâng công suất/đổi mới công nghệ (không phát sinh nhu cầu giao đất/thuê đất).
Phương Nam
(责任编辑:Thể thao)
- ·Việt Nam có cơ hội lớn vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo ngay trong năm 2020
- ·Đại diện 27 nước cùng bàn về vấn đề 'Khởi nghiệp, Tài chính và Đổi mới sáng tạo'
- ·EVNSPC giới thiệu App CSKH tại Hội thảo An toàn thông tin trong chuyển đổi số
- ·Rò rỉ mới nhất về Samsung Galaxy S25: Không có khe SIM?
- ·Vụ bạo hành trẻ ở trường Mầm Xanh: Cục Trẻ em nói gì
- ·Kiến nghị lùi thời hạn tắt sóng 2G
- ·Cách tải video TikTok để xem mọi lúc mọi nơi
- ·Dân TP.HCM thức xuyên đêm, xếp hàng mua iPhone 16 series
- ·Sau nhiều năm thua lỗ, Uber lần đầu báo lãi nhờ thương vụ bán mình cho Grab tại Đông Nam Á
- ·Trung tâm dữ liệu AI khiến tiền điện, nước trong khu vực tăng vọt
- ·Tin áp thấp nhiệt đới mới nhất sáng 12/8: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sắp có mưa cực lớn
- ·Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước ngày tắt sóng
- ·Đại diện 27 nước cùng bàn về vấn đề 'Khởi nghiệp, Tài chính và Đổi mới sáng tạo'
- ·Nokia HMD 105 4G
- ·Những dự án bất động sản ‘khủng’ nào đang thế chấp tại VAMC?
- ·Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với GenAI
- ·iPhone 16 thành chủ đề nóng nhất mạng xã hội Việt Nam sau 12 giờ giao hàng
- ·Các loại máy chà sàn liên hợp nổi bật tại Kumisai
- ·Bộ Y tế đề nghị cấm sử dụng “khí cười” ở nơi vui chơi giải tríx
- ·Trái đất sẽ có Mặt trăng thứ 2 trong mùa thu này