会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng hạng nhất bóng đá anh】Bộ Tài chính đề xuất chính sách thay thế khi bãi bỏ Điều 35 về xuất nhập khẩu tại chỗ!

【bảng xếp hạng hạng nhất bóng đá anh】Bộ Tài chính đề xuất chính sách thay thế khi bãi bỏ Điều 35 về xuất nhập khẩu tại chỗ

时间:2024-12-23 19:58:37 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:897次
Xem xét đưa hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng nghĩa Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ Tổng cục Hải quan phản hồi 3 hiệp hội về xuất nhập khẩu tại chỗ
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh). Ảnh: Q.H
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh). Ảnh: Q.H

Thống nhất công tác quản lý nhà nước về hải quan

Bộ Tài chính đã đánh giá, tổng kết việc thực hiện quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ từ năm 1998 đến nay.

Báo cáo nêu rõ, chỉ có Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thực hiện một số hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ như: xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu.

Luật Hải quan năm 2001 và các Luật khác không quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hoạt động mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài nhưng được chỉ định giao nhận hàng hoá tại Việt Nam.

Tuy nhiên, căn cứ các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) nêu trên thì hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ đã được thực hiện từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hoá.

Từ năm 2015 đến nay, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, nội hàm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Để công tác quản lý nhà nước về hải quan được thống nhất, căn cứ bản chất giao dịch của hàng hoá, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Thực tế chỉ bãi bỏ điểm c, khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam). Cơ quan Hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ quy định điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Trường hợp bãi bỏ toàn bộ quy định tại khoản 1 Điều 35 thì thủ tục hải quan đối với hoạt động quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 đã có hướng dẫn cụ thể tại các điều tương ứng tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sẽ được hướng dẫn rõ hơn khi xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đảm bảo đầy đủ thủ tục để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện; việc quy định tại Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành không trái với quy định hiện hành, đủ cơ sở pháp lý để Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.

Có thời gian chuyển giao

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất giải pháp chính sách thay thế khi không thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức sau để thực hiện phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao nhận hàng hoá tại Việt Nam.

Cụ thể, trường hợp hàng hóa mua, bán có nguồn gốc từ nội địa: thực hiện như hoạt động mua bán giữa hai doanh nghiệp nội địa, nộp thuế GTGT, các loại thuế khác như đối với hoạt động mua bán nội địa.

Trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu, phát sinh giao dịch mua, bán với thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam chỉ định giao, nhận hàng hoá tại Việt Nam.

Doanh nghiệp nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hoá vào kho ngoại quan/khu vực hải quan riêng. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu từ kho ngoại quan/khu vực hải quan riêng như nhập khẩu từ nước ngoài. Chính sách thuế áp dụng theo từng loại hình tương ứng.

Trường hợp doanh nghiệp không phải là DNCX nếu phát sinh hoạt động mua, bán hàng hoá theo chỉ định của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có thể chuyển đổi thành DNCX vì theo quy định của pháp luật hiện hành thì trao đổi hàng hoá giữa nội địa và DNCX là quan hệ xuất nhập khẩu, nếu có yếu tố thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam chỉ định giao nhận hàng hoá thì trao đổi hàng hoá giữa doanh nghiệp nội địa và DNCX không bị ảnh hưởng khi bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Trường hợp doanh nghiệp không lựa chọn theo 3 hình thức dẫn trên, khi có nhu cầu mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao nhận hàng hoá tại Việt Nam thì thực hiện như hoạt động mua bán nội địa. Doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được miễn thuế, nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định. Khi thực hiện mua bán nội địa thì thực hiện nộp các loại thuế như GTGT, thuế nhà thầu… theo quy định.

Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ trong giai đoạn chuyển giao, doanh nghiệp có thời gian sắp xếp kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn, tránh gián đoạn trong việc cung ứng hàng hóa cho sản xuất, Bộ Tài chính cũng kiến nghị bổ sung nội dung chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định về việc bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản, điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và quy định thương nhân nước ngoài phải đáp ứng điều kiện không có hiện diện tại Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương để tránh có cách hiểu khác nhau như hiện nay.

Nội dung bổ sung như sau: “2. Bãi bỏ Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.

Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam được tiếp tục thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ trong thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực và phải đáp ứng điều kiện thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương.”

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Sức mạnh nằm ở lòng dân, ở niềm tin
  • Tin vắn 11
  • Mỗi ngày Việt Nam có 100 người tử vong vì thuốc lá
  • Áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Luzon của Philippines
  • Tạo dựng thế hệ doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý trẻ, năng động, bản lĩnh, hội nhập
  • Tin vắn 13
  • Khi nam giới làm công tác dân số
  • Hơn 23 tỷ đồng giúp đỡ nạn nhân da cam
推荐内容
  • Thúc đẩy liên kết Vùng
  • Tài xế ngủ gật, xe tải lật nhào
  • Mỗi ngày Việt Nam có 100 người tử vong vì thuốc lá
  • Xót thương cho số phận nghiệt ngã của người phụ nữ "chân voi"
  • Phòng, chống COVID
  • Thông tin tiếp về vụ “Cấp đất trên giấy ở xã Tân Hưng”