【lịch thi đấu đá banh】Số hóa giúp các ngân hàng tiết giảm tới 70% chi phí
Tuy nhiên,ốhóagiúpcácngânhàngtiếtgiảmtớichiphílịch thi đấu đá banh sự phát triển và ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng cũng đi kèm không ít thách thức đòi hỏi thay đổi từ cả khuôn khổ pháp lý, vốn đầu tư lớn, chất lượng nguồn nhân lực, cũng như năng lực kiểm soát, xử lý rủi ro... trong hoạt động ngân hàng thời kỳ số hóa. Đây là chia sẻ của ông Phạm Xuân Hòe – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
PV: Thưa ông, cách mạng công nghiệp 4.0 đang hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi diện mạo các ngân hàng (NH), các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính trên thế giới. Vậy ở Việt Nam, ngành NH đang ở đâu trên tiến trình chuyển đổi số, thưa ông?
Ông Phạm Xuân Hòe:Các chuyên gia về công nghệ thông tin cho rằng, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực NH đi qua 3 nấc thang: Số hóa (chuyển đổi các quy trình thủ công, truyền thống sang quy trình số, trực tuyến qua máy tính và internet); chuyển đổi kỹ thuật số (số hóa toàn bộ doanh nghiệp để gia tăng trải nghiệm của khách hàng, hỗ trợ khách hàng những gì họ cần và muốn) và tái tạo số (kết hợp công nghệ và nền tảng kỹ thuật số chưa từng có trước đây để tạo doanh thu và kết quả thông qua các chiến lược, sản phẩm và trải nghiệm sáng tạo).
Ông Phạm Xuân Hòe |
Theo cách phân đoạn này, hầu hết các NH ở Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số (giai đoạn 2). Theo đó, hiện nay, phần lớn các NH Việt Nam đã triển khai NH số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, trong khi chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số NH tiên phong.
Tựu chung lại có thể thấy, hiện nay, các NH thương mại Việt Nam khá tích cực trong việc số hóa các hoạt động NH của mình với 2 cách tiếp cận điển hình. Một là, tập trung tăng cường trải nghiệm khách hàng, thu hút khách hàng bằng cách mở rộng tương tác với khách hàng thông qua các minigame (trò chơi nhỏ). Xu hướng thứ hai là các NH cũng lấy khách hàng làm trung tâm nhưng đã tập trung vào việc số hóa quy trình vận hành và quy trình xử lý nội bộ trong NH…
PV: Vậy đâu là những cơ hội và thách thức từ việc số hóa NH, thưa ông?
Phạm Xuân Hòe:Trước hết về cơ hội có thể thấy, việc số hóa NH có thể làm thay đổi diện mạo của các NH và tạo ra nhiều giá trị mới như làm tăng trải nghiệm khách hàng; chất lượng vận hành, dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn; giảm chi phí vận hành; nhiều dịch vụ sáng tạo hơn; an toàn bảo mật cao hơn…
Một kết quả khảo sát tại các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam của NHNN cho thấy, số hóa giúp các NH tiết kiệm đến 60 - 70% chi phí và một khi đã tiếp cận với số hóa, các NH có xu hướng tiếp cận ngày càng sâu hơn với dịch vụ NH số, tích hợp đa chiều trong cung ứng dịch vụ tài chính trọn gói…
Minh họa cho các lợi ích này có thể thấy, nhiều NH trên thế giới đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ ưu việt cho khách hàng, tăng trải nghiệm cho khách hàng khi thực hiện số hóa NH, chẳng hạn như: mua bảo hiểm du lịch trên ví điện tử, ứng dụng NH cảm ứng, tài khoản tiền gửi liên kết với ví điện tử, ứng dụng NH sử dụng mã bảo mật mềm, mở tài khoản từ xa, các dịch vụ thanh toán nhanh theo thời gian gần như thực, ứng dụng webchat và chatbox nhằm tự động hóa quá trình chăm sóc khách hàng, sử dụng robot tư vấn viên trong tư vấn đầu tư…
Bên cạnh những cơ hội, lợi ích khi thực hiện chuyển đổi số, các NH cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Trước hết đó là, khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ, còn khuyết thiếu hoặc chồng chéo nên chưa đáp ứng được yêu cầu tạo thuận lợi để hệ thống NH thích ứng với bối cảnh số hóa. Đây là thách thức lớn và đáng quan tâm nhất ở Việt Nam. Theo một khảo sát của Viện Chiến lược NH, có tới 84% ý kiến từ các TCTD cho rằng khó khăn, thách thức lớn cho quá trình số hóa NH là hành lang pháp lý thiếu và không đồng bộ.
Bên cạnh đó, trong quá trình số hóa, các NH cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ trong kinh doanh từ nhiều đối thủ mới như các NH ảo, các công ty công nghệ tài chính lớn và các hoạt động NH nằm ngoài phạm vi các NH. Cùng với đó, những rủi ro an ninh mạng, các cuộc tấn công mạng lớn cũng là một quan ngại hàng đầu mà các TCTD phải đối mặt. Chẳng hạn như, trên thế giới đã có trường hợp những tội phạm công nghệ cao có thể tạo ra những con robot đánh cắp tiền trong tài khoản khách hàng và ngay lập tức có thể chuyển qua hàng nghìn tài khoản khác nhau. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế cũng là một quan ngại trong hệ thống các TCTD khi thực hiện chuyển đổi số…
PV: Từ thực trạng trên, theo ông, để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi số ngành NH cần phải làm gì?
Ông Phạm Xuân Hòe:Tôi cho rằng, trước hết về phía Nhà nước, cần có quan điểm mở tạo hành lang pháp lý cho đổi mới sáng tạo, cân bằng giữa quản lý an toàn với đổi mới sáng tạo (đi liền với rủi ro). Đặc biệt, Chính phủ cũng cần sớm xây dựng các khuôn khổ pháp lý thử nghiệm trong lĩnh vực NH, mới đây Chính phủ cho phép triển khai thí điểm Mobile money mới chỉ là khởi đầu…
Cùng với đó, đề nghị Chính phủ sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia để tạo điều kiện kết nối mở cho các TCTD truy xuất theo thẩm quyền được duyệt; có hành lang pháp lý đầy đủ về chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện các hệ thống hạ tầng kỹ thuật số quan trọng hỗ trợ giao dịch thương mại, tài chính trong kỷ nguyên số như hạ tầng bưu chính viễn thông, hạ tầng mạng, hạ tầng thanh toán quốc gia…
Về phía các TCTD, các NH cần định hình chiến lược kinh doanh khi chuyển đổi số hóa theo kịch bản phù hợp với năng lực của NH mình. Ngoài ra, các TCTD cũng cần chú trọng thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp về quản trị rủi ro, an ninh, bảo mật, đảm bảo dữ liệu người tiêu dùng và tăng cường đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực thích ứng với thời kỳ số hóa…
PV: Xin cảm ơn ông!
Ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến Hiện nay, ngành Ngân hàng đang ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính như internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ thông minh nhân tạo (AI), học máy (ML), phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán (DLT), điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng (APIs)… |
Mạnh Nguyễn (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Được đền bù đất, chia tiền cho những ai?
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 6/10/2023: Đồng Euro tăng kênh ngân hàng, giảm ngoài chợ đen
- ·Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới hỗ trợ nhân đạo tại Tuyên Quang
- ·Nối dài những chuyến xe Tết
- ·Hệ thống lọc nước đầu nguồn: Giải pháp từ Việt Hàn cho nguồn nước sạch và an toàn
- ·Quảng Ninh: Lại bắt ô tô vận chuyển hơn 1,8 tấn ba kích không rõ nguồn gốc
- ·Xả súng gây nhiều thương vong tại Mỹ
- ·Thiếu hơn 45.000 giáo viên, Việt Nam vượt Mỹ về xếp hạng giáo dục
- ·Bộ trưởng GTVT: Sẽ xây dựng chính sách đột phá trong đầu tư hạ tầng
- ·Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp
- ·Thanh tra giao thông có quyền dừng xe vi phạm không?
- ·“Mỗi năm trung bình có từ 1.600
- ·Hà Lan phạt Netflix gần 5 triệu USD vì cách xử lý dữ liệu người dùng
- ·Các hợp đồng chuyển từ sổ tiết kiệm sang gói bảo hiểm của Manulife đều minh bạch
- ·Giá vàng nhẫn tăng kỷ lục, nên mua hay bán?
- ·Quốc hội Mỹ đề xuất dự luật tạm thời để ngăn việc đóng cửa một phần chính phủ
- ·Nga chiếm thêm thành phố phía đông Ukraine, kêu gọi Kiev hạ vũ khí
- ·Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
- ·Được các nhà hảo tâm giúp đỡ tôi thấy ấm lòng hơn
- ·Những 'ngôi nhà tự sát' nằm chênh vênh trên rìa vách đá dựng đứng ở Bolivia