【soi kèo senegal】Không thể dựa vào án phạt nặng để chống tham nhũng
- Là đại biểu Quốc hội đồng thời cũng là Phó Chánh án TAND Tối cao,ôngthểdựavàoánphạtnặngđểchốngthamnhũsoi kèo senegal Chánh án Toà án Quân sự Trung ương, ông đánh giá thế nào về việc xét xử các vụ án tham nhũng hiện nay?
- Tình hình tham nhũng, như Quốc hội đã đánh giá, vẫn hết sức phức tạp. Điều đó là chắc chắn. Tôi cho rằng tòa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu vì các vụ án tham nhũng chuyển đến đều được xét xử đúng thời hạn, quy định. Nhưng để giảm tình trạng tham nhũng thì không đơn thuần chỉ khởi tố, điều tra, xét xử vì đó là biện pháp tạm thời. Để tham nhũng xảy ra rồi chạy theo điều tra, xét xử thì không ổn.
Về lâu dài, phải có những biện pháp tổng thể về kinh tế xã hội, chính sách, pháp luật… để tham nhũng không còn đất sống.
Trung tướng Trần Văn Độ. Ảnh:P.V
- Đối với 10 đại án tham nhung, vì sao quá trình xử lý lại để kéo dài?
- Về khách quan, đó là những vụ án nghiêm trọng, phức tạp nên quá trình điều tra, truy tố mất nhiều thời gian, đặc biệt có những vụ án có rất nhiều bị can. Đã phạm tội tất nhiên phải xử nhưng làm sao phải đúng người đúng tội, đúng pháp luật mà trách nhiệm chứng minh tội hình sự thuộc cơ quan tiến hành tố tụng. Vì thế phải thận trọng.
Để xảy ra những vụ án tham nhũng ở Vinashin, Vinalines… tất nhiên có sơ hở trong chính sách pháp luật. Đây là những vụ án rất nghiêm trọng, gây thất thoát nhiều tỷ đồng tiền thuế và làm người dân bức xúc, nhiều người đau lòng. Để hạn chế triệt để những vụ án lớn tôi nghĩ là khó nhưng chúng ta cố gắng hạn chế ở mức thấp nhất, đừng để xảy ra những thiệt hại quá lớn cho đất nước cũng như người dân.
- Nhiều đại biểu nói đến chuyện tòa án khi xét xử đã tuyên nhiều án treo hoặc chuyển tội danh từ tham ô, nhận hối lộ… sang thiếu trách nhiệm hay cố ý làm trái để giảm nhẹ. Ông nghĩ sao?
- Báo cáo của Chánh án TAND tối cao cũng như Viện trưởng Viện KSND đã nói rõ, lãnh đạo các cơ quan này, kể cả cơ quan điều tra, đặc biệt là ngành tòa án đã chỉ đạo chặt chẽ, có nhiều biện pháp để đảm bảo việc xét xử theo đúng pháp luật, đặc biệt trong trường hợp án treo hoặc áp dụng tội nhẹ. Chánh án TAND Tối cao đã có những chỉ đạo cụ thể, có những đợt kiểm tra với các tòa bên dưới trong những trường hợp áp dụng án treo, nhất là với tội tham nhũng để hạn chế vấn đề này.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tòa không được cho hưởng án treo vì luật không cấm điều đó. Hơn nữa người phạm tội tham nhũng phạm tội ở mức độ nào, tội ra sao... Nếu đúng điều kiện mà cho hưởng án treo thì không trái luật. Bởi thực ra tham nhũng có những trường hợp rất lớn, rất nghiêm trọng nhưng cũng có những vụ tham ô dăm ba triệu đồng, thực ra cũng là một loại chiếm đoạt tài sản, thì xem xét cho hưởng án treo cũng đúng thôi.
- Tham nhũng được nhận định ngày càng nghiêm trọng nhưng tại nhiều địa phương có khi cả năm chỉ xử được 1-2 vụ. Nguyên nhân là do đâu?
- Tôi không rõ số liệu thế nào chứ 100% các vụ án hình sự được cơ quan điều tra, viện kiểm sát chuyển tòa đều xử cả. Vấn đề ở đây có lẽ là phát triển khả năng khởi tố điều tra. Ở đây ngoài trách nhiệm cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra thì còn trách nhiệm xã hội, trách nhiệm báo chí… trong phát hiện tham nhũng để cơ quan điều tra, truy tố vào cuộc. Những người làm công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận tố cáo công dân… đều góp phần đấu tranh, phát hiện tham nhũng.
- Vì sao tại Việt Nam chưa từng có một tội phạm tham nhũng nào bị tuyên án tử hình trong khi đó, bên cạnh chúng ta, Trung Quốc án tử hình cho tội tham nhũng nhiều?
- Cái đó là do quy định của pháp luật nhưng nói Trung Quốc tử hình nhiều là không đúng vì họ tử hình tử hình treo (tuyên tử hình 2 năm không thi hành thì chuyển thành tù chung thân) và tất cả các vụ án như vậy họ đều chuyển thành chung thân. Ví như, trong vụ án liên quan tới Bạc Hy Lai, có án tử hình nhưng không thi hành nên không thể so sánh được.
Ở Việt Nam, Bộ luật Hình sự của chúng ta quy định rất nghiêm và tòa xét xử, hình phạt của ta cũng tuyên rất nặng, số người bị kết án, vào tù cũng rất cao (khoảng 80%) trong khi ở các nước chỉ khoảng 50%. Ngăn chặn tội phạm phát sinh, phát triển quan trọng hơn là hướng vào việc xét xử. Ví như để con hư rồi đánh đập thì không ăn thua, quan trọng là dạy bảo sao để con không hư.
Báo cáo của Bộ Công an trước Quốc hội ngày 28/10 cho hay, tội phạm tham nhũng vẫn tiếp tục gia tăng. Các hành vi tham ô, môi giới hối lộ và nhận hối lộ được phát hiện ở nhiều lĩnh vực, tập trung vào lĩnh vực quản lý tài sản công, đầu tư công quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản. |
Theo VnExpress
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mỹ phẩm, nước hoa có thể tăng nguy cơ ngứa phát ban
- ·Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựng
- ·Tập hợp tiêu chuẩn ISO về các thành phố trên thế giới
- ·Mỹ điều tra nguyên nhân ca tử vong và nhiều người bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine Covid
- ·Mạng xã hội Facebook có lợi cho sức khỏe tinh thần của người trưởng thành
- ·Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng PAC và amoniăc công nghiệp
- ·Tra cứu âm lịch hôm nay ngày 25 12 2024
- ·Hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN tạo nền tảng nâng cao chất lượng hàng hóa
- ·Hồ sơ CTCP Kỹ thuật nhiệt Mèo Đen sắp lên sàn UPCoM
- ·Tại sao những kẻ trộm mộ thường đoản thọ
- ·Bệnh nhân ung thư đại tràng sẽ gần 'tử thần' hơn nếu không đề phòng loại vi khuẩn này
- ·Blockchain
- ·ISO/TS 20559: Hướng dẫn mới để sử dụng hiệu quả các biển báo an toàn
- ·Bộ Công Thương đính chính hàng loạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- ·Lật tẩy những chiêu trò sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm ‘rởm'
- ·Siêu máy tính dự đoán Adelaide United vs WS Wanderers, 15h35 ngày 27/12
- ·[eMagazine] Tiêu chuẩn trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- ·Cổ nhân dạy: Gương không đặt 3 nơi, gia đình mạnh khỏe
- ·Dùng dữ liệu thao túng hành vi người dùng, Google và Facebook bị chỉ trích
- ·ISO 3834 giúp Công ty cổ phần Thang máy Thiên Nam chuẩn hóa chất lượng dịch vụ sản phẩm