【kết quả bóng đá tv】Những nội dung cơ bản của Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ (dự thảo)
Dự thảo gồm 8 chương,ữngnộidungcơbảncủaLuậtBảođảmtrậttựATGTđườngbộdựthảkết quả bóng đá tv 61 điều, quy định về Quy tắc giao thông đường bộ; Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Chỉ huy, điều khiển giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ...
Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và lấy ý kiến đóng góp đối với các dự thảo luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ Năm. Ảnh: Đ.B
Trong chương những quy định chung, dự thảo quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ; chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và cơ sở dữ liệu về TTATGT đường bộ; quy định các hành vi bị nghiêm cấm.
Về quy tắc giao thông đường bộ, dự luật có 24 điều gồm: Quy tắc chung; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện; sử dụng làn đường; vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng xe, đỗ xe; mở cửa xe; sử dụng đèn; sử dụng tín hiệu còi; nhường đường tại nơi đường giao nhau; qua phà, qua cầu phao; giao thông tại đường ngang, cầu chung đường sắt; giao thông trên đường cao tốc; giao thông trong hầm đường bộ;
Quy định quyền ưu tiên và tín hiệu ưu tiên của một số loại xe; trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng; xe kéo xe và xe kéo rơ moóc; người đi bộ, người khuyết tật, người già yếu, trẻ em tham gia giao thông; người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác; người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ; người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy tham gia giao thông.
Cảnh sát giao thông Hậu Giang xử lý một trường hợp vi phạm TTATGT. Ảnh: T.P
Theo Ban soạn thảo dự thảo luật, trên cơ sở nội luật hóa quy định trong Công ước Viên năm 1968 về giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam, kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, luật hóa một số quy định ở các văn bản dưới luật, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung, mô tả lại một số quy định phù hợp với thực tiễn.
Trong chương quy định về điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, dự thảo quy định về: Điều kiện xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe thô sơ tham gia giao thông đường bộ; cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký và biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe; quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; giấy phép lái xe; tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện; đào tạo lái xe; sát hạch lái xe; cấp và thu hồi giấy phép lái xe.
Ban soạn thảo đánh giá, so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật này đã bổ sung quy định chi tiết nhiều nội dung về đăng ký, cấp biển số xe cụ thể, rõ ràng hơn, bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, phục vụ người dân.
Về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, dự thảo Luật quy định nhiều điểm mới như: Người đủ 17 tuổi trở lên được đăng ký học lái xe; người học lái xe được lựa chọn cơ sở đào tạo lái xe, giáo viên dạy lái theo yêu câu, được đào tạo hoặc lựa chọn hình thức tự học các kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ; người được cơ sở đào tạo xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo, được lựa chọn và đăng ký với cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe để tham dự kỳ sát hạch; kết quả đào tạo, sát hạch lái xe phải thông tin công khai; sửa đổi một số hạng giấy phép lái xe để phù hợp với Công ước Viên năm 1968...
Chương IV quy định chỉ huy, điều khiển giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có 7 điều, gồm các quy định: Chỉ huy, điều khiển giao thông; bảo đảm an toàn giao thông khi có sự cố, tình huống đột xuất; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tổ chức sự kiện trên đường bộ; bảo đảm an toàn giao thông xe chở hàng siêu trường, siêu trọng, các loại chất nổ, vật phẩm dễ nổ, chất phóng xạ tham gia giao thông đường bộ; kiến nghị về an toàn giao thông đối với công trình đường bộ; phòng ngừa và giải quyết ùn tắc giao thông; trung tâm chỉ huy giao thông.
Đánh giá cụ thể, Ban soạn thảo thông tin, các nội dung trên là mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để cụ thể hóa những biện pháp, cơ chế tổ chức giao thông an toàn, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông và khắc phục các bất cập là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.
Về chương giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, luật cụ thể về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông; phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo, cứu nạn, cứu hộ tai nạn giao thông; điều tra, giải quyết, thống kê tai nạn giao thông.
Đây là những nội dung mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, bởi vì công tác giải quyết tai nạn giao thông liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ của người dân và liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan cần phải luật hóa để bảo đảm sự thống nhất, bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên có liên quan trong vụ tai nạn giao thông.
Với hoạt động tuần tra, kiểm soát, dự thảo có 4 điều, quy định về nội dung, hình thức và lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát; dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát; phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông.
So sánh cho thấy đó cũng là những điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử phạt vi phạm; thay đổi phương thức tuần tra, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật.
Không thiếu chương quy định về quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ, dự thảo chương này quy định về: Nội dung quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ; trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ; trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an; trách nhiệm quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp.
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ; Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực này; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý; UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ tại địa phương.
Vấn đề giấy phép lái xe và đấu giá biển số xe ô tô Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý về nội dung của các chương, điều, khoản, kết cấu của dự thảo Luật; nhiều đại biểu quan tâm đến những quy định mới như điểm của giấy phép lái xe, đấu giá biển số xe ô tô. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các bộ, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an chỉnh lý nội dung chi tiết của dự thảo Luật, như: Phạm vi điều chỉnh, các hành vi bị nghiêm cấm, quy tắc giao thông, điều kiện phương tiện tham gia giao thông và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, tổ chức chỉ huy điều khiển giao thông, giải quyết tai nạn giao thông, tuần tra, kiểm soát, ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo đảm TTATGT; chỉnh lý lại kết cấu của các chương, điều cho hợp lý và khoa học hơn. So với dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 10, dự thảo hiện tại không quy định về hình thức cấp biển số xe ô tô thông qua đấu giá, do liên quan đến các quy định về quyền sở hữu tài sản của người dân, Bộ Công an đã báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 73 về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô, thi hành từ ngày 1/7/2023 và được thực hiện trong 3 năm. Về trừ điểm của giấy phép lái xe, dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XIV xác định đây là biện pháp quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì đây là một hình thức xử lý vi phạm hành chính, nên cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy, dự thảo Luật hiện tại không quy định về nội dung này. Bộ Công an đang đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội đối với Nghị quyết thí điểm về trừ điểm giấy phép lái xe đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Dự thảo Luật hiện tại không quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các bộ, ngành, nội dung này sẽ do Chính phủ quy định tại các nghị định liên quan. |
K.L tổng hợp
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Lòng trắc ẩn có cần mặc cả?
- ·Dự án trường đua 100 triệu USD của Đại Nam chưa xong thủ tục cấp phép?
- ·Quãng Ngãi sắp ban hành hàng loạt ưu đãi đầu tư
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Dấu ấn hạ tầng Đà Nẵng
- ·Vinatex chọn E&Y thực hiện Gói thầu tư vấn về quản trị doanh nghiệp
- ·Hà Nội có thêm 9 dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán, đa phần đều giá cao
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·Cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp: Góp phần tạo thuận lợi cho người dân
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Cảnh báo tình trạng giả cảnh sát hình sự cướp tài sản
- ·Lãnh đạo tỉnh Bình Định xúc tiến đầu tư tại Lào
- ·Bít “lối đi tự mở” trên đường ĐT744
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo trước, trong và sau bầu cử
- ·Giá chung cư khu vực phía Nam đang nóng dần
- ·TP.Thuận An: Tội phạm về trật tự xã hội tăng gần 33%
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Nguồn cung bất động sản thiếu cân đối khiến người dân ngày càng khó sở hữu nhà ở