【dewa united fc】Nỗ lực hành động bảo đảm an ninh nguồn nước
Nguồn tài nguyên nước đa dạng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN |
Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 13 sông lớn; 392 sông, suối liên tỉnh và 3.045 sông, suối nội tỉnh. Về lưu vực sông, Việt Nam có 108 lưu vực sông, gồm: 8 lưu vực sông lớn (sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Hồng - Thái Bình, sông Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Mê Công); 25 lưu vực sông liên tỉnh và 75 lưu vực sông nội tỉnh.
Tổng lượng nước trung bình nhiều năm của Việt Nam khoảng 935,9 tỷ m3/năm. Tổng lượng nước bình quân trên đầu người khoảng 9.589 m3 /người/năm, cao hơn so với tiêu chuẩn của khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu chỉ xét nguồn nước nội sinh của Việt Nam thì chỉ đạt 4.421 m3 /người/năm, thấp hơn so với trung bình của Đông Nam Á (4.900 m3 /người/năm).
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, trên cả nước có khoảng 40.200 công trình khai thác, sử dụng nước (29.860 công trình khai thác nước mặt: 6.750 hồ thủy lợi, gần 600 hồ thủy điện, 3.659 đập dâng, còn lại là các công trình cống, trạm bơm và các công trình khác; khoảng 10.346 công trình khai thác nước dưới đất). Đối với các hồ đập thủy lợi nhỏ, phần lớn do các xã, hợp tác xã, nông trường đầu tư xây dựng từ những năm 1970 đến 1980, trong điều kiện thiếu kinh phí, trình độ kỹ thuật hạn chế nên chất lượng thiết kế, thi công chưa phù hợp, không có hồ sơ thiết kế, thiếu kinh phí bảo trì nên bị hư hỏng, xuống cấp, suy giảm năng lực, hiệu quả phục vụ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Tổng lượng nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam khoảng 504,4 tỷ m3, chiếm 60% tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm. Mùa cạn kéo dài 7-9 tháng chỉ chiếm khoảng 28%. Rừng đầu nguồn bị suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông. Tác động của biến đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước, dự báo đến năm 2030 lượng nước có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tăng về mùa mưa, giảm trong mùa khô.
Bình quân trong vòng 50 năm qua, nhu cầu nước đã tăng gấp 3 lần do sự gia tăng dân số, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa. Dự báo đến năm 2030 nhu cầu sử dụng nước cho các ngành khoảng 122,47 tỷ m3 /năm, đến năm 2050 khoảng 131,7 tỷ m3 /năm.
Do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình hình hạn hán, thiếu nước thời gian qua ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang có xu thế gia tăng, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra thiếu nước ngọt cục bộ và thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương.
Tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với khai thác thượng nguồn nên xâm nhập mặn đã liên tục xảy ra đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điển hình như mùa khô 2015-2016, 2019-2020 và mặn cục bộ đầu năm 2024 vừa qua, xâm nhập mặn đang có xu thế sớm hơn và mạnh hơn so với trước đây. Trong mùa khô năm 2024, lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long qua Tân Châu, Châu Đốc trên sông Tiền và sông Hậu tính hết tháng 4/2024 khoảng 75 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 8%. Riêng trong tháng 5/2024, khoảng 11 tỷ m3 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 19%. Xâm nhập mặn cao nhất vào trung tuần tháng 3/2024 và xâm nhập mặn (4g/l) sâu vào các sông (sông Tiền, sông Hậu) khoảng 50-65km.
Ưu tiên làm “sống lại” các dòng sông
Nhằm giải quyết vấn đề hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 và các văn bản dưới luật về an ninh nguồn nước cần được triển khai hiệu quả. Từ năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ công bố Kịch bản nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh. Kịch bản nguồn nước là căn cứ để điều hòa phân bổ nguồn nước và các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhằm chủ động nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của nhân dân nhằm nâng cao tính chủ động của từng địa phương trong việc ứng phó với tình huống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn với ưu tiên cao nhất đảm bảo nước sinh hoạt của nhân dân.
Bộ triển khai thực hiện các quy hoạch tài nguyên nước đã được ban hành và khẩn trương xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ phê duyệt 5 Quy hoạch tổng hợp cho các lưu vực sông: Cả, Trà Khúc, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Kôn - Hà Thanh trong năm 2024 nhằm đảm bảo việc quản lý tài nguyên nước thông qua công cụ quy hoạch ở tất cả các lưu vực sông lớn, quan trọng ở Việt Nam.
Trong năm 2025, Bộ trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa theo hướng vận hành linh hoạt, hướng tới việc vận hành theo thời gian thực khi hạ tầng kỹ thuật bảo đảm đáp ứng các điều kiện, yêu cầu vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực nhằm bảo đảm an toàn cho công trình, hạ du, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước cho các mục đích sử dụng. Đồng thời, trong thời gian tới thực hiện rà soát, đảm bảo 100% hồ chứa thuỷ điện lớn đang vận hành được kiểm soát, giám sát trực tuyến; khoảng 700 hồ chứa thủy điện, thủy lợi được xác định và công bố dòng chảy tối thiểu sau đập trong năm 2024.
Phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết” đã đến lúc phải xem là một trong những vấn đề cần được ưu tiên triển khai trong những năm tới. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; ưu tiên phục hồi các “dòng sông chết” nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm “sống lại” các dòng sông.
Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thiện pháp luật về cấp nước đô thị, nông thôn đảm bảo đồng bộ, tránh chồng chéo đảm bảo việc cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, đặc biệt cấp nước sinh hoạt vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Các địa phương cần khai thác, sử dụng nước trong hệ thống công trình thủy lợi, cấp nước đô thị đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tránh thất thoát lãng phí nguồn nước, đặc biệt trong điều kiện hạn hán, thiếu nước, biến đối khí hậu; rà soát, xây dựng hoàn chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích xây dựng công trình chuyển nước, trữ nước, cấp nước sinh hoạt, góp phần bảo đảm cân đối được nguồn nước ngọt ở quy mô từng hộ, thôn/xóm, xã, huyện, đặc biệt cho vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước.
Vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề lớn của quốc gia, nhất là với một quốc gia với 60% lượng nước phụ thuộc vào nước ngoài và là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất trên thế giới. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, tạo cơ chế, nguồn lực để thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu nhất là việc phục hồi các dòng sông, nguồn nước đang bị ô nhiễm, suy thoái. Hướng tới chủ động về nguồn nước trong mọi tình huống, dự báo, điều tiết nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ kiến nghị Quốc hội xem xét bảo đảm mức chi cho bảo vệ môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; kiến nghị Chính phủ xem xét, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư nguồn lực cho các tỉnh, thành phố xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung, trước mắt tập trung cho giai đoạn 2025 - 2030…;
Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia cần triển khai đồng bộ, hiệu quả để gắn liền với yêu cầu nâng cao độ chính xác, tính kịp thời và độ tin cậy của công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo đó, đến năm 2025, mật độ trạm bình quân trên toàn mạng lưới đạt mức ngang bằng với các nước phát triển khu vực Đông Nam Á (khí tượng bề mặt đạt 1.100 km2/trạm; trạm đo mưa độc lập 121 km2/trạm; bức xạ 21.000 km2/trạm; định vị sét 15.000 km2/trạm; thủy văn 1.520 km2/trạm/lưu vực; hải văn 112 km/trạm dọc theo bờ biển, ra đa biển 250 km/trạm dọc theo bờ biển). Tỷ lệ tự động hóa trên toàn mạng lưới trạm đạt trên 40% đối với trạm khí tượng bề mặt; 50% đối với trạm quan trắc mực nước; 100% đối với các trạm đo mưa độc lập; 20% đối với các trạm đo lưu lượng nước).
Đến năm 2030, mật độ bình quân trên toàn mạng lưới đạt mức ngang bằng với các nước phát triển khu vực châu Á (khí tượng bề mặt đạt 840 km2/trạm, đo mưa độc lập 80 km2/trạm, bức xạ 18.000 km2/trạm, định vị sét 14.000 km2/trạm, ozone - bức xạ cực tím 82.000 km2/trạm, thủy văn 650 km2/trạm/lưu vực, hải văn 70 km/trạm dọc theo bờ biển, ra đa biển 200 km/trạm dọc theo bờ biển, trạm phao 650km/trạm dọc theo bờ biển). Tỷ lệ tự động hóa trên toàn mạng lưới trạm đạt trên 95% đối với các trạm khí tượng, trạm đo mực nước, đo mưa, 32 đo gió trên cao, tối thiểu 40% đối với các trạm đo lưu lượng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị các bộ, ngành và địa phương phối hợp tổ chức rà soát các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có công trình xử lý nước thải tập trung để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, yêu cầu các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường...
(责任编辑:La liga)
- ·Sở Công Thương Long An hỗ trợ kinh phí xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
- ·Chứng khoán 27/5: Thị trường bất ngờ bùng nổ, tiền vào ào ạt
- ·Chậm trả cổ tức: Cần có chế tài với cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp
- ·Huế: Lập hồ sơ đệ trình di sản Ký ức thế giới
- ·Đắng lòng con thơ hỏi: Mẹ ơi, bao giờ con chết?
- ·Nga nói Mỹ tiêu chuẩn kép về vấn đề ICC
- ·Lật lại vụ ám sát 'Tâm hồn vĩ đại' Mahatma Gandhi của Ấn Độ
- ·Phát hiện nhiều điểm khó hiểu trong vụ rơi trực thăng chở tổng thống Iran
- ·Inox Kim Nguyên: Xưởng đóng xe bánh mì chất lượng cao
- ·Tòa án Mỹ kết tội một ông bố bỏ mặc con chết đói
- ·Phá thai vì không muốn có con
- ·DTA bị nhắc nhở do chậm công bố thông tin
- ·Hành trình sa ngã của quan lớn cảnh sát Trung Quốc mê gái trẻ, thích tiền ‘bẩn’
- ·6 cách ở tiết kiệm nhất khi đi du lịch
- ·Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
- ·TPCP: Phiên đấu thầu thành công tuyệt đối duy nhất trong tháng 4
- ·Video pháo binh Nga liên tục ‘trút lửa’ vào quân đội Ukraine ở Avdiivka
- ·Quy hoạch báo chí, xuất bản phải đột phá, phù hợp xu thế
- ·Tổng Bí thư chủ trì họp Ban Bí thư đánh giá việc tổ chức Tết Quý Mão
- ·Chứng khoán 11/6: Không cần trụ, VN