【ket qua puebla】ADB: Tiến trình cải cách ngân hàng của Việt Nam chậm chạp
Đây là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về triển vọng kinh tế Việt Nam tại buổi họp báo về Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á năm 2014.
Khối lượng lớn vàng nằm ngoài hệ thống ngân hàng
TheếntrìnhcảicáchngânhàngcủaViệtNamchậmchạket qua pueblao ADB, để giúp tháo gỡ khó khăn cho DN và thúc đẩy tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm do bị kìm hãm bởi sự không chắc chắn về tình trạng nợ xấu, tốc độ cải cách ngân hàng chậm chạp và cầu tín dụng yếu ớt.
Để khắc phục những điểm dễ tổn thương của khu vực ngân hàng, Chính phủ đã tiến hành những biện pháp giải quyết các yếu kém trong bảng cân đối tài sản ngân hàng, tình trạng thiếu vốn cũng như các chuẩn mực an toàn vốn chưa đủ mạnh trong ngân hàng. Đáng kể nhất là việc thành lập Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). Với VAMC, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 3,6%, tuy nhiên NHNN cũng cho biết nếu tính cả những khoản nợ được tái cơ cấu thì tỷ lệ nợ xấu có thể lên đến 9%.
Vừa qua NHNN đã tiếp tục cắt một loạt lãi suất chủ chốt và như vậy, lãi suất theo chính sách đã ở mức khá thấp trong chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. ADB cho rằng sẽ không còn nhiều khả năng để có sự hỗ trợ từ chính sách tiền tệ. Lãi suất có thể tăng trở lại vào năm sau.
Trong 3 năm gần đây, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, tuy nhiên một số đợt người dân đổ xô mua trữ vàng và ngoại tệ cho thấy tâm lý đối với tiền đồng vẫn còn bấp bênh. Giá vàng trong nước cao hơn quốc tế cho thấy các nhà đầu tư vẫn coi vàng là một kênh quan trọng để phòng ngừa rủi ro lạm phát. Trong thống kê cán cân thanh toán, phần "sai số và bỏ sót” đã tăng tới mức ước tính 6% GDP trong năm 2013. Theo ADB, điều này có thể phản ánh khối lượng lớn vàng nằm ngoài hệ thống ngân hàng.
Cần sớm thu hẹp khoảng cách về chuẩn mực nợ xấu
Báo cáo của ADB nhận định, khả năng đưa nền kinh tế trở lại tốc độ tăng trưởng cao của những năm trước bị hạn chế bởi tiến độ thận trọng của cải cách hệ thống ngân hàng và DNNN. NHNN đã tăng cường giám sát hoạt động cho vay của các ngân hàng, sáp nhập và tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém và nới lỏng các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài vào ngân hàng trong nước. Sau một năm trì hoãn, các chuẩn mực mới về phân loại nợ và dự phòng nhằm tiệm cận các chuẩn mực quốc tế sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 6/2014.
Tuy nhiên, các chuẩn mực mới ban hành lại không yêu cầu cao như dự định ban đầu, và sự chậm trễ tiếp theo ảnh hưởng đến một số biện pháp quan trọng như yêu cầu điều chỉnh phân loại nợ dựa trên các dữ liệu từ trung tâm thông tin tín dụng.
Ngoài ra, các ngân hàng sẽ tiếp tục được linh hoạt trong tái cấu trúc các khoản nợ quá hạn và có quyền quyết định không tuyên bố chúng là nợ xấu. Để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, có thể cần đặt ra các chỉ tiêu cụ thể và thời hạn để thu hẹp khoảng cách giữa quy định của quốc gia với các chuẩn mực quốc tế.
Trong năm 2014, VAMC dự định mua tương đương 4,8 tỷ USD nợ xấu từ các ngân hàng. Một số thách thức mà VAMC đang đối mặt là xây dựng đủ năng lực để tiến hành các hoạt động tái cơ cấu nợ phức tạp và thực thi nhiệm vụ của mình với số vốn ban đầu ít ỏi 24 triệu USD. Các cơ chế hiệu quả để định giá và đấu giá nợ xấu cũng như đấu giá các tài sản thế chấp vẫn chưa được ban hành. Ngoài ra, cần sửa đổi khuôn khổ quản lý nhà nước và pháp luật phá sản để VAMC có thể xử lý nợ và tài sản thế chấp liên quan một cách kịp thời.
Khi các ngân hàng xử lý nợ xấu, họ sẽ vẫn cần bơm thêm vốn, tuy nhiên vẫn còn chưa rõ khi nào họ sẽ được tái cấp vốn và bằng cách nào. Việc tái cấp vốn cho các ngân hàng và cải cách DNNN cần được tiến hành đồng thời với việc xử lý nợ xấu.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế sẽ được thúc đẩy nhờ vào các nỗ lực đẩy nhanh việc triển khai các chương trình hỗ trợ đang diễn ra rất chậm chạp, điển hình là gói hỗ trợ tín dụng nhà ở 30 nghìn tỷ đồng.
ADB cũng lưu ý Việt Nam phải phát triển hệ thống tài chính trong nước để cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn dài hạn cho cơ sở hạ tầng trong bối cảnh độ sâu của thị trường vốn vẫn kém hơn so với nhiều nước khác trong khu vực. Các ngân hàng nước ngoài có thể là một nguồn tiềm năng cung cấp vốn vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ, nhưng đòi hỏi phải có các sản phẩm tăng cường tín dụng và bảo lãnh, như bảo lãnh của các cơ quan tín dụng xuất khẩu. Chừng nào Việt Nam còn chưa thiết lập được uy tín về PPP thì chính phủ có thể vẫn cần cung cấp các sản phẩm tăng cường tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng.
Hoàng Yến
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Quan tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên
- ·Chính phủ triển khai Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 15
- ·Bộ Công an đề xuất hàng loạt điểm mới về CCCD gắn chip
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Tuổi trẻ chung tay phòng, chống dịch Covid
- ·Thị xã Long Mỹ: Ra mắt mô hình vườn ươm thanh niên
- ·Tiếp xúc, đối thoại để thấu hiểu cơ sở hơn
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Điểm sáng thu thuế
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Hội thi Cán bộ công đoàn giỏi: Công đoàn Viên chức đoạt giải nhất
- ·Long An luôn tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp
- ·Tất bật chuẩn bị tổ chức ngày hội
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa
- ·Phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
- ·Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị lễ
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Chăm lo cho gia đình chính sách