【lịch thi đấu bóng đá liga】Áp dụng IFRS 9: Các thách thức cần vượt qua đối với tổ chức tín dụng
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về công cụ tài chính (IFRS 9) thay thế chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 và đã được áp dụng rộng rãi bởi các định chế tài chính trên toàn cầu kể từ ngày 1/1/2018.
IFRS 9 đưa ra mô hình tổn thất tín dụng dự kiến (Expected Credit Loss-ECL),ÁpdụngIFRSCáctháchthứccầnvượtquađốivớitổchứctíndụlịch thi đấu bóng đá liga áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng, theo đó các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất trong tương lai, khác với thực tiễn hiện hành là chỉ trích lập dự phòng cho các tổn thất đã phát sinh (Incurred Loss Mode) theo quy định trong IAS 39.
Theo Dự thảo lộ trình áp dụng IFRS đang được Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt, dự kiến IFRS sẽ được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam từ sau năm 2025. Do vậy, nhiều tổ chức tài chính trong nước cho rằng lên kế hoạch triển khai IFRS 9 ở thời điểm hiện tại là chưa cấp thiết.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế của PwC trong tư vấn triển khai áp dụng IFRS 9 tại các nước trên thế giới cho thấy, so với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn và cần nhiều thời gian hơn cho công tác chuẩn bị, triển khai và áp dụng IFRS 9 do mức độ ảnh hưởng của chuẩn mực này đến lợi nhuận của tổ chức tín dụng, quy trình quản lý rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo nhân sự.
|
Một số vấn đề mà mà tổ chức tín dụng cần phải xem xét khi lên kế hoạch áp dụng bao gồm thời gian, dữ liệu, mô hình tổn thất tín dụng, hệ thống phần mềm, quy trình và kiểm soát.
Đầu tiên, nếu không có kế hoạch và lộ trình triển khai cụ thể, khả thi, các tổ chức tín dụng có thể gặp thách thức lớn về thời gian. Nếu thời gian áp dụng dự kiến là năm 2022, thì các chính sách và quy trình nội bộ, hệ thống, mô hình của tổ chức cần phải trong trạng thái sẵn sàng muộn nhất từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Các tổ chức tín dụng được Bộ Tài chính lựa chọn áp dụng trong giai đoạn thử nghiệm (2022 – 2025) sẽ gặp áp lực về thời gian khi áp dụng các chuẩn mực này.
Hơn nữa, các dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng mô hình tổn thất tín dụng dự kiến khá chi tiết và có thể kéo dài qua một chu kỳ kinh tế và nhiều năm. Việc truy xuất lại các dữ liệu quá khứ một cách đồng bộ có thể gặp nhiều khó khăn, không chỉ về mặt thời gian do các tổ chức tín dụng có thể trải qua những lần thay đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi hoặc xây dựng và nâng cấp hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ.
Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là xây dựng mô hình và tích hợp ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô vào mô hình rủi ro tín dụng. Phát triển mô hình để ước tính tổn thất tín dụng là một khái niệm còn mới mẻ tại Việt Nam. Thêm vào đó, yêu cầu xác định ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô dự báo đối với dự phòng tổn thất thông qua áp dụng mô hình cũng là một thách thức. Các tổ chức tín dụng có thể cần tìm đến sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia bên ngoài trong giai đoạn triển khai, kết hợp với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nội bộ nhằm đảm bảo mô hình tiếp tục được vận hành một cách hữu hiệu giai đoạn sau triển khai.
Một yếu tố cần chú trọng nữa là hệ thống phần mềm, do lượng thông tin cần xử lý, phân tích để đưa ra lựa chọn mô hình thích hợp và tính toán dự phòng tổn thất tín dụng là khá chi tiết và phức tạp. Các tổ chức tín dụng do vậy cần xem xét triển khai phần mềm phù hợp nhằm đảm bảo tính chính xác và kịp thời của thông tin tổn thất tín dụng cho các mục đích báo cáo quản trị và báo cáo tài chính.
Cuối cùng là xây dựng và cập nhật các quy trình và kiểm soát để hỗ trợ duy trì tính hữu hiệu của mô hình giai đoạn sau triển khai. Cụ thể là các quy trình và kiểm soát liên quan đến phân loại tài sản tài chính, nhận diện và cập nhật thông tin về dấu hiệu suy yếu của các khoản vay, tích hợp các thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô, rà soát phân tích biến động chi phí dự phòng, v.v.
Có thể thấy rằng, thời gian chuẩn bị và mức đầu tư ban đầu cho chuyển đổi báo cáo tài chính theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và triển khai IFRS 9 là không nhỏ, nhưng đây là khoản đầu tư cần phải có giúp nâng tầm các tổ chức tín dụng Việt Nam trong lộ trình hội nhập toàn cầu, gia tăng niềm tin của các tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào báo cáo tài chính cũng như chất lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam./.
(*): Trần Mỹ Gấm – Trưởng phòng cao cấp Dịch vụ Kiểm toán và Đảm bảo, Công ty PwC Việt Nam
Trần Mỹ Gấm (*)
(责任编辑:La liga)
- ·Dự án bất động sản nào ở Thủ Đức đáng để đầu tư?
- ·MU sắp nổ 'bom tấn' chuyển nhượng Manuel Ugarte
- ·CAHN thắng Buriram, vì sao tuyển Việt Nam được hưởng lợi?
- ·Hướng dẫn mới về hồ sơ khai lệ phí trước bạ nhà, đất
- ·Hà Nội phát hiện và thu hồi 31 thẻ luồng xanh hết hạn
- ·Quảng Nam: Chi cục Thuế Núi Thành đối thoại với doanh nghiệp
- ·Ngành Hải quan tiếp tục kiểm soát chặt phế liệu nhập khẩu
- ·Ngành giày dép Việt Nam cần giành thế chủ động
- ·Hơn 450 doanh nghiệp quốc tế quy tụ tại Triển lãm ProPak Vietnam 2024
- ·Bao đay NK từ Ấn Độ được hưởng thuế ưu đãi 0%
- ·Bắc Ninh xử phạt gần 1.300 trường hợp vi phạm về PCCC
- ·Thái Nguyên khẳng định vị thế trung tâm kinh tế vùng trung du miền núi phía Bắc
- ·Thí điểm hoàn thuế điện tử: Ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu và đầu tư
- ·Hơn 180.000 hồ sơ được giải quyết bằng Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Khắc phục triệt để tình trạng thiếu xăng dầu, vật tư y tế
- ·Tập huấn chính sách thuế mới cho gần 400 doanh nghiệp FDI
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 22/8
- ·Tổng cục Hải quan công bố số điện thoại đường dây nóng
- ·VBF 2023: Nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh và tăng trưởng bền vững
- ·Kết quả bóng đá CAHN 2