【nhận định trước trận đấu】Saudi Arabia quyết tâm thay đổi
Hàng loạt sắc lệnh hoàng gia mới được công bố đã phản ánh những ưu tiên mới theo kế hoạch mang tên "Tầm nhìn 2030", được Thái tử Mohammed ben Salman Al Saoud công bố cách đây hai tuần. Chuyên gia nhận định Chính phủ đang rất nghiêm túc và kế hoạch trên đang đi đúng hướng.
Việc thu nhập từ dầu mỏ bị sụt giảm trong hơn hai năm qua đã thúc đẩy nỗ lực của Thái tử Al Saoud. Bản chất của "Tầm nhìn 2030" là việc bán ra khoảng 5% cổ phẩn của tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco để hỗ trợ việc thành lập quỹ đầu tư Chính phủ lớn nhất thế giới với trị giá khoảng 2.000 tỷ USD. Lợi nhuận từ quỹ này có thể thay thế cho các nguồn thu từ dầu mỏ. Chính phủ đã chọn Khaled al-Falih, Chủ tịch tập đoàn Aramco, làm người đứng đầu Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên khoáng sản mới.
Việc thành lập một bộ mới lớn hơn phản ánh mong muốn của Chính phủ trong việc phát triển các nguồn năng lượng khác bên cạnh dầu khí. Quốc gia sa mạc này có tiềm năng sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời và sức gió. Saudi Arabia cũng muốn thúc đẩy nền công nghiệp từ hóa dầu sang phòng thủ, trong khi ngành khai mỏ được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong ngành kinh tế. Tháng trước, ông al-Falih đã trở thành Chủ tịch Công ty khai thác mỏ nhà nước Ma’aden, công ty được ưu ái đưa ra thị trường chứng khoán của vương quốc này.
Một số thay đổi khác bao gồm việc Bộ Điện và Nước đã được thay thế bằng Bộ Môi trường, Nước và Nông nghiệp. Do không có nguồn nước cục bộ, vương quốc sa mạc này đã nỗ lực để có thể tiếp cận các vùng đất hải ngoại để phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra, hai bộ Lao động và Xã hội cũng được hợp nhất trong bối cảnh Saudi Arabia đang nỗ lực cải thiện tay nghề của công dân và tạo thêm nhiều việc làm. Trong khi đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp đã được đổi tên thành Bộ Thương mại và Đầu tư trong lúc Saudi Arabia tìm cách tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài cũng như nỗ lực trở thành một cường quốc đầu tư toàn cầu.
Các chuyên gia khẳng định kế hoạch cải cách của Saudi Arabia rất triển vọng, nhưng lộ trình thực hiện cần phải được cụ thể hơn. Thách thức lớn nhất của Saudi Arabia là tệ quan liêu, tình trạng thiếu các cơ sở đào tạo lực lượng lao động để thay thế người lao động nước ngoài có trình độ và sự phụ thuộc quá mức của người dân nước này vào sự hào phóng của chính phủ.
(责任编辑:La liga)
- ·Cô gái lưng gù, bệnh tim có “thâm niên”… trốn viện
- ·Quảng Ninh tìm nhà đầu tư cho hai dự án hơn 1.900 tỷ đồng
- ·Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu chức Chủ tịch tỉnh Quảng Trị
- ·Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử
- ·100 tấn gạo Hạt Ngọc Trời trao tặng đồng bào miền Trung
- ·Phó chủ tịch Thái Bình làm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- ·Cảnh giác sốt đất ảo ăn theo quy hoạch sân bay ở Bình Phước
- ·Sử dụng biện pháp kinh tế để bảo vệ môi trường
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 06/2015
- ·Nới dần cửa đầu tư vào hạ tầng sân bay cho tư nhân
- ·Hành trình gian nan 11 lần phẫu thuật để giữ lại cái chân
- ·Lượng căn hộ mở bán mới ở Hà Nội thấp nhất trong vòng 5 năm
- ·Nhà hẹp mặt tiền, bên trong rộng bất ngờ ở TP HCM
- ·Giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA, bảo đảm tối đa lợi ích của Việt Nam
- ·Sốc khi chồng đòi 'yêu' em trai
- ·Nhà được bao phủ bởi nhiều lớp gạch thô và cây xanh
- ·Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden khẳng định quyết tâm tái tranh cử
- ·Làm việc có ích cho dân
- ·Từ 1/9 nhận đăng ký vé tàu Tết đối tượng chính sách
- ·Người Việt tại Nga chia ngọt sẻ bùi cùng đồng bào trong nước