【ket qua maroc】Kinh tế chia sẻ: Cần cuộc cách mạng về tư duy chính sách
>>Kinh tế chia sẻ có nguy cơ bị các tập đoàn nước ngoài thâu tóm
Kinh tế chia sẻ có thể ảnh hưởng đến an ninh,ếchiasẻCầncuộccáchmạngvềtưduychínhsáket qua maroc tự chủ của nền kinh tế
Trong dự thảo báo cáo này, CIEM đã đưa ra 10 tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ (KTCS) chính tới nền kinh tế Việt Nam, bao gồm từ tác động về đầu tư, nguồn lực, thị trường, tính minh bạch, cơ cấu kinh tế, chính sách thuế, quan hệ lao động… cho đến thể chế, tính an ninh, tự chủ của nền kinh tế.
Theo đó, KTCS giúp huy động phương tiện, tài sản nhàn rỗi vào sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển; thúc đẩy lĩnh vực đổi mới sáng tạo; mở rộng và tăng nhanh các giao dịch kinh tế trên thị trường, bổ sung kênh kinh doanh mới bên cạnh kênh truyền thống; mở rộng cơ hội kinh doanh, thị trường, đa dạng hoá và tăng chủng loại sản phẩm, hàng hoá dịch vụ; thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu suất, nâng cao tính minh bạch của thị trường; thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế….
Mặt khác, theo TS. Lưu Đức Khải - Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội (CIEM), KTCS cũng có những tác động tiêu cực, tiềm ẩn rủi ro như là huy động đầu tư quá mức; nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm các doanh nghiệp KTCS trong nước, lũng đoạn và chi phối thị trường KTCS; cạnh tranh không công bằng giữa kinh doanh truyền thống và KTCS; nảy sinh xung đột lợi ích trong xã hội gây mất việc làm ở khu vực kinh tế truyền thống, lãng phí tài sản đã đầu tư của các doanh nghiệp truyền thống, gây bất bình đẳng trong xã hội… KTCS còn có những rủi ro về chính sách và pháp lý với các chủ thể tham gia thị trường KTCS; rủi ro về công nghệ, rủi ro trong giao dịch môi trường ảo và rò rỉ thông tin; rủi ro từ những biến tướng khó lường, khó kiểm soát của KTCS…
Về tính độc lập, tự chủ và an ninh kinh tế, KTCS nhờ dựa vào đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy hình thành doanh nghiệp công nghệ, nên có thể nâng cao năng lực độc lập, tự chủ về công nghệ cũng như tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, góp phần nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Tuy nhiên, KTCS cũng có thể làm gia tăng mức độ phụ thuộc vào bên ngoài của nền kinh tế, tiềm ẩn rủi ro về an ninh, an toàn trong nền kinh tế, nhất là khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Ngoài ra, KTCS có thể làm gia tăng các hoạt động kinh tế bất hợp pháp, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và an sinh xã hội.
Một lĩnh vực rất được quan tâm của KTCS là việc làm. KTCS hỗ trợ việc làm, tăng quy mô việc làm trong nhiều ngành dịch vụ. Đồng thời, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, thời gian làm việc cũng như tiền lương của người lao động theo hướng tích cực. Quan hệ lao động theo đó cũng thay đổi theo hướng có lợi hơn cho người lao động.
Tuy vậy, KTCS cũng gây nên những rủi ro như người lao động có kỹ năng thấp sẽ trở nên yếu thế, dễ bị tổn thương hơn, lao động cao tuổi khó gia nhập thị trường. Các quan hệ lao động lúc này cũng trở nên phức tạp, khó kiểm soát hơn và nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi pháp luật về quan hệ lao động phải nhanh chóng điều chỉnh.
Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng là điều kiện tiên quyết
Theo ông Nguyễn Hoa Cương - Viện phó CIEM, nhiều nguồn lực cho KTCS không phải nguồn lực sẵn có, mà là nguồn lực huy động, sử dụng đòn bẩy tài chính để tham gia KTCS. Chẳng hạn, nhiều người vay tiền mua ô tô để chạy Grabcar, vay tiền mua nhà để kinh doanh Airbnb… Từ đó, có thể gây những rủi ro, bất ổn cho hệ thống tài chính, cho những người tham gia KTCS khi sử dụng những đòn bẩy này bởi tính bất ổn cao. Đây là một yếu tố dễ gây tổn thương cho người lao động.
Ông Phạm Xuân Hoè phát biểu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: PV |
Thảo luận tại hội thảo, nhiều ý kiến cơ bản đồng tình với những tác động lớn của KTCS đối với các hoạt động kinh tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang đẩy nhanh yêu cầu số hoá nền kinh tế. Theo đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội, không chỉ một vài lĩnh vực kinh tế truyền thống chịu tác động bởi KTCS mà thực chất mọi ngành nghề đều đang số hoá, đòi hỏi sự nỗ lực lớn để thay đổi và thích nghi.
Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để định hướng phát triển KTCS, khắc phục các lỗ hổng pháp lý, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa KTCS và kinh doanh truyền thống, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài… là yêu cầu tiên quyết để KTCS nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển hiệu quả.
Từ góc độ lĩnh vực fintech, ông Phạm Xuân Hoè - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, KTCS nâng cao hiệu quả hệ thống tài chính ngân hàng, gia tăng cạnh tranh, mang lại lợi ích hơn cho người tiêu dùng, tăng tính lành mạnh nếu kiểm soát tốt. Tuy nhiên ngược lại, nếu không kiểm soát tốt sẽ là thách thức lớn, như rửa tiền, bảo mật… đe doạ tính an toàn của hệ thống ngân hàng.
Đối với chính sách tiền tệ, KTCS tác động không đáng kể do Ngân hàng Nhà nước không cho phép coi tiền kỹ thuật số/tiền ảo là phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, xây dựng khung pháp lý cho fintech là một thách thức hiện nay với cơ quan quản lý. Mô hình kinh doanh mới đòi hỏi khung pháp lý mới, có rất nhiều vấn đề pháp lý cần phải thay đổi.
"Fintech hay sự hấp thụ thành tựu cách mạng công nghệ 4.0 suy cho cùng là cuộc cách mạng về tư duy chính sách" - ông Phạm Xuân Hoà nói./.
Hoàng Yến
(责任编辑:La liga)
- ·15 nghìn tỷ đồng triển khai cho vay đối với lĩnh vực lâm, thủy sản
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng điện đàm với Chủ tịch ADB về phối hợp hỗ trợ ứng phó dịch Covid
- ·Vụ Công ty Nhật Cường: Luật sư và các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt
- ·Chương trình nghệ thuật hỗ trợ gia đình Đinh Thị Hải Yến
- ·Trước biển
- ·Thủ tướng phê duyệt công tác nhân sự
- ·Thủ tướng tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và con đường tại Trung Quốc
- ·Công bố quyết định nhân sự Quảng Nam của Ban Bí thư
- ·Điện lực Long An dời lịch ghi chỉ số điện
- ·5 cách quan tâm của phái mạnh khiến chị em luôn cảm thấy được yêu thương
- ·Nhẫn nhịn làm “gái” nuôi chồng
- ·Đề xuất nâng trần vay nợ cho thành phố Đà Nẵng
- ·Những trường đại học tuyển sinh ngành Hải quan
- ·Chuẩn bị thật tốt nhân sự Quân đội tham gia Trung ương khóa mới
- ·Tăng theo thế giới, giá vàng SJC vọt lên ngưỡng 84,7 triệu đồng mỗi lượng
- ·Khai trừ Đảng với Phó viện trưởng viết sai sự thật trên Facebook
- ·“Nội gián” trong đại dịch
- ·“Nghèo nhưng tiền đó là công sức của người khác”
- ·Đại hội điểm Công đoàn cơ sở xã Quê Mỹ Thạnh thành công
- ·Bộ Ngoại giao, Bộ GD