【liverpool đá mấy giờ】Nguyên nhân EU thúc đẩy xây dựng nền quốc phòng chung
Tháng 6 vừa qua,ênnhânEUthúcđẩyxâydựngnềnquốcphòliverpool đá mấy giờ quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và quốc phòng của EU, bà Federica Mogherini, đã giới thiệu chiến lược đối ngoại của EU, trong đó kêu gọi việc xây dựng một cộng đồng an ninh toàn châu Âu nhằm chống lại sự bất ổn ở các cửa ngõ của châu Âu. Vài tháng sau, Bộ Ngoại giao Đức và Pháp đã công bố Sách Trắng trong đó đưa ra cảnh báo về sự “xói mòn” của EU và kêu gọi tăng cường hợp tác quân sự giữa các quốc gia thành viên.
Năm 2012, EU đã được trao giải Nobel Hòa bình. Tuy nhiên, ngày nay, EU cần phải phân tích, đánh giá lại lập trường của mình trong các vấn đề đối nội và đối ngoại sau các biến cố lớn như các cuộc tấn công khủng bố tại Paris và Brussels cũng như việc sáp nhập bán đảo Crimea của Nga.
Trong một báo cáo được đưa ra thảo luận gần đây, Ủy ban về các vấn đề đối ngoại của Nghị viện châu Âu (EP) cho biết EU đã nhận ra những thách thức ngày càng lớn. Báo cáo nhấn mạnh EU hiện nay đang bị bao vây bởi “một vòng cung bất ổn định” bao gồm “khủng bố, khủng hoảng người di cư và các chiến dịch xuyên tạc thông tin”. Các mối quan hệ quốc tế một lần nữa bị chi phối bởi sức mạnh, vì vậy “khả năng quốc phòng và khả năng răn đe” là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại. Cơ chế hợp tác mang tính thường xuyên (PESCO) được lập ra trên cơ sở Hiệp ước Lisbon chính là đòn bẩy quan trọng cho việc hình thành một liên minh quốc phòng. PESCO cho phép các quốc gia thành viên hợp tác trong lĩnh vực quân sự mà không cần sự đồng ý của Hội đồng châu Âu.
EU hy vọng liên minh này sẽ thúc đẩy quá trình triển khai quân đội châu Âu tại những khu vực khủng hoảng. Trụ sở chỉ huy tác chiến cũng đã được hình thành để đảm bảo việc thực hiện các sứ mệnh chung. Đây cũng chính là một cơ hội xây dựng sức mạnh châu Âu, trong đó bao gồm binh sĩ của quân đội các quốc gia thành viên. Liên minh quốc phòng không chỉ cho phép EU can thiệp vào các cuộc xung đột tại châu Phi và Trung Đông nhanh hơn mà còn giúp thúc đẩy các nền kinh tế nhờ vào các hợp đồng mua bán vũ khí, khí tài quân sự.
Việc gia tăng các cuộc khủng hoảng ở cấp độ quốc tế cũng như những ngờ vực về mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương kể từ khi ông Donadl Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cho thấy tầm quan trọng trong việc cải thiện sự phối hợp giữa các quốc gia thành viên EU vốn thường xuyên bị chia rẽ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bất ngờ phát hiện mình có facebook qua ... ảnh đại diện
- ·Special information page on late Party leader Nguyễn Phú Trọng launched
- ·NA Standing Committee to commence 36th meeting on August 19
- ·Reorganisation of public service units yields positive outcomes
- ·Thương cậu bé trước thử thách bệnh tật, tài chính
- ·Party General Secretary, President meets with outstanding overseas Vietnamese
- ·Special information page on late Party leader Nguyễn Phú Trọng launched
- ·Việt Nam, China issue joint statement following top leader's visit
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 12/2015
- ·Party official receives Chilean Minister of Foreign Affairs
- ·Sự sống mong manh của cháu bé 2 tuổi mắc bệnh ung thư máu
- ·Overseas Vietnamese crucial to national development: PM Chính
- ·Vietnamese, Lao peace committees look to further boost cooperation
- ·Party chief, President meets Chinese front leader
- ·Con sắp mù rồi xin hãy cứu con!
- ·Vice President welcomes Special Envoy to President of Azerbaijan
- ·Việt Nam, Singapore share experience in settling development challenges
- ·Japanese Senior Deputy Minister for Foreign Affairs welcomed in Hà Nội
- ·Tôi nhầm tin anh ấy tử tế nên mới không 'đòi hỏi'
- ·Lao leaders hail cooperation between Lao, Việt Nam public security ministries