【kết quả các trận bóng đêm qua】Thủ tục kiểm tra “Một cửa, một điểm dừng”: Cần cơ chế quản lý đặc thù
Theo đánh giá của lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, Cục Hải quan Quảng Trị, sau một thời gian tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ sở pháp lý, kể từ ngày 25-12-2014, các cơ quan chức năng 2 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavanh (Lào) đã thực hiện thử nghiệm thành công Bước 4, mô hình SWI, SSI tại cửa khẩu Đensavanh (Lào).
Việc thực hiện mô hình này bước đầu cho thấy đã đem lại kết quả tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính: Hành khách, phương tiện và hàng hóa chỉ phải dừng đỗ một lần tại địa điểm làm thủ tục XNC, XNK. Các cơ quan chức năng hai bên cùng phối hợp làm thủ tục thông quan. Quá trình này giúp giảm chi phí, thời gian di chuyển của hành khách, phương tiện và hàng hóa, nhất là về hàng hóa do chỉ cần xuất trình và xếp dỡ một lần để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, mô hình SWI, SSI còn góp phần minh bạch hóa hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng, chống thất thu thuế, chống sách nhiễu, phiền hà.
Tuy vậy, từ thực tiễn tiến hành thủ tục XNK, XNC theo mô hình SWI, SSI đã phát sinh các vấn đề bất cập. Trước hết và quan trọng nhất là các cơ quan chức năng hai bên chưa có một quy trình phối hợp kiểm tra, giám sát, kiểm soát thống nhất. Về phía Việt Nam, việc làm thủ tục XNK, XNC đối với hàng hóa, hành khách và phương tiện được thực hiện theo dây chuyền: Hải quan - Kiểm dịch - Biên phòng (luồng xuất) và Biên phòng - Kiểm dịch - Hải quan.
Về phía Lào, việc làm thủ tục XNK, XNC đối với hàng hóa, hành khách và phương tiện được thực hiện theo dây chuyền: Đối với phương tiện và hàng hóa: Kiểm dịch -Hải quan và đối với hành khách: Công an - Kiểm dịch (khi phát sinh dịch bệnh). Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật Lào không quy định trách nhiệm tham gia kiểm soát phương tiện, hàng hóa XNK, XNC như ở Việt Nam.
Do vậy, khi tham gia ký kết các văn bản phối hợp riêng rẽ giữa các bộ, ngành của Việt Nam với Lào thì: Cơ quan Biên phòng ký phối hợp làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát người XNC; cơ quan Hải quan ký phối hợp làm thủ tục, kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện XNK, XNC; cơ quan Kiểm dịch ký phối hợp làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát người, phương tiện, hàng hóa XNC, XNK thuộc đối tượng phải kiểm dịch.
Từ sự không tương đồng trong công tác quản lý XNK, XNC nói trên đã dẫn đến sự lúng túng của các cơ quan chức năng khi phối hợp làm thủ tục XNK, XNC theo mô hình SWI, SSI. Đồng thời, về mặt cơ sở pháp lý đã phát sinh vấn đề mới cần được giải quyết ở tầm vĩ mô (cấp Chính phủ hoặc liên Bộ với nhau).
Bên cạnh đó, sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Tại cửa khẩu Đensavanh, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, mặt bằng làm việc chật hẹp, việc bố trí phòng làm việc cho các cơ quan chức năng còn mang tính tạm thời, đã dẫn đến hiện tượng quá tải, ùn tắc trong thời gian cao điểm. Trong khi đó, về phía Việt Nam đã có sự đầu tư xây dựng, trang bị khá hoàn chỉnh và hiện đại.
Mô hình SWI, SSI là một trong những sáng kiến cải cách thủ tục hành chính mang tính đột phá do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đề xuất, lần đầu tiên được áp dụng thí điểm cho cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavanh (Lào). Việc thực hiện thử nghiệm bước đầu mô hình như đã nêu rõ ràng đã mang lại những lợi ích hết sức thiết thực. Vì vậy, thiết nghĩ để thực hiện thành công mô hình này, đạt mục tiêu quản lý, Chính phủ hai bên cần có cơ chế quản lý thí điểm đặc thù để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập nêu trên.
Theo thống kê từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, tính từ ngày 25-12-2014, lực lượng Hải quan tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đensavanh đã thực hiện 160 bộ tờ khai XNK, trong đó có 84 bộ tờ khai được thực hiện kiểm tra chung và 76 bộ tờ khai miễn kiểm tra. Các lực lượng chức năng đã thực hiện kiểm tra chung cho 1.132 tấn hàng hóa, với tổng kim ngạch đạt 684.008 USD. Trước đó, tính từ năm 2011 đến hết 15-12-2014, lực lượng Hải quan đã tiến hành kiểm tra chung cho 2.289 bộ tờ khai, với 180.092 tấn hàng hóa; tổng kim ngạch đạt gần 110 triệu USD. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bình đẳng cơ hội trong xúc tiến đầu tư
- ·Điện gió Đắk Nông: Chủ đầu tư “chạy nước rút” để hưởng ưu đãi, dân yêu cầu công khai, minh bạch
- ·Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng
- ·Chuyên gia blockchain chỉ ra nhiều dấu hiệu lừa đảo của Pi Network
- ·Agribank chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Long An
- ·Cựu trung vệ Vũ Như Thành: 'Asiad giúp Việt Nam biết mình ở đâu'
- ·Giám đốc dự án 'ma' có giấy chứng nhận tâm thần
- ·Kỳ vọng những thương vụ M&A “bom tấn”
- ·Bé 2 tuổi gồng mình chống chọi viêm xương hoại tử và bạch cầu cấp
- ·Thúc đẩy quan hệ hợp tác pháp luật giữa Việt Nam
- ·Gặp cựu binh Điện Biên
- ·Chính thức giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020
- ·Từ 11/11, thực hiện quy định mới chức năng, nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp huyện
- ·Hà Nội: Phạt hơn 1,5 tỷ đồng với 804 vụ vi phạm phòng dịch chỉ trong ngày thứ 4 giãn cách
- ·Cha mẹ làm thuê con không tiền chữa bệnh
- ·Giải vô địch các Câu lạc bộ Karate Quốc gia 2023: Bình Dương giành 5 huy chương vàng
- ·Nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình
- ·Vòng chung kết Giải Vô địch Bóng đá Công nhân toàn quốc 2023 diễn ra tại Bình Dương
- ·Người yêu lừa dối vì mới quen trai... phố cổ
- ·Bạc Liêu thu hút đầu tư thêm gần 200.000 tỷ đồng