【trận bóng tối qua】Ủy ban của Quốc hội nêu trách nhiệm của Bộ Giáo dục trong vụ việc lùm xùm sách giáo khoa mới
TheỦybancủaQuốchộinêutráchnhiệmcủaBộGiáodụctrongvụviệclùmxùmsáchgiáokhoamớtrận bóng tối quao cơ quan giám sát, quy định của Bộ chưa cụ thể trong yêu cầu về chất lượng và quy trình hoàn chỉnh bản mẫu sách giáo khoa trước khi nhà xuất bản trình hội đồng quốc gia thẩm định. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa biên soạn được một bộ sách giáo khoa theo yêu cầu, chưa có cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa...
Sau những tranh luận nảy lửa tại nghị trường về những nội dung chưa phù hợp của sách giáo khoa mới, ngày 6/11, Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội phát hành báo cáo giám sát, chỉ rõ nguyên nhân khiến dư luận phản ứng về sách giáo khoa.
Báo cáo gồm kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giai đoạn 2015-2020.
Bộ chưa làm tròn nhiệm vụ
Theo Nghị quyết 88, chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới sẽ được bắt đầu triển khai áp dụng theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông từ năm học 2018-2019. Tuy nhiên, do việc chuẩn bị các điều kiện triển khai chưa đạt được lộ trình, kế hoạch đề ra, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 51 điều chỉnh lộ trình thực hiện việc triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thôngmới bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1, từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2, 6; từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10 và các lớp tiếp theo như lộ trình.
Báo cáo giám sát nêu rõ, Nghị quyết 88 quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa để bảo đảm chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong khi phương thức xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa chưa có tiền lệ ở Việt Nam, đồng thời bảo đảm chất lượng cũng như tránh độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa. Nhưng cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa tổ chức, biên soạn được một bộ SGK giáo dục phổ thông; đồng thời sách chữ nổi Braille và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số (các môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 12 ) theo chương trình giáo dục phổ thôngmới cũng chậm được ban hành theo quy định.
Việc thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa, cơ quan giám sát nểu rõ đã có 46 sách giáo khoa thuộc 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và đưa vào sử dụng.
Nhưng, qua giám sát cho thấy, quy định của Bộ chưa cụ thể trong yêu cầu về chất lượng và quy trình hoàn chỉnh bản mẫu sách giáo khoa trước khi nhà xuất bản trình hội đồng quốc gia thẩm định.
Cụ thể là việc yêu cầu tác giả sách giáo khoa phải là công dân Việt Nam chưa rõ ràng đã làm nảy sinh một số bất cập trong quá trình thẩm định sách giáo khoa tiếng Anh, dẫn đến việc thay đổi tên tác giả nhiều bộ sách giáo khoa (từ tác giả nước ngoài phải điều chỉnh thành tác giả Việt Nam).
Bên cạnh đó, quy định về tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chưa rõ thời lượng và quy mô thực nghiệm, chưa được lấy ý kiến phản hồi rộng rãi .
Do vậy, đối với sách giáo khoa lớp 1 (năm học 2020-2021) có những nội dung chưa phù hợp gây khó khăn cho giáo viên, học sinh trong quá trình thực hiện, gây băn khoăn, phản ứng trong dư luận xã hội.
Thực tế, sau 2 tháng triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 1 (năm học 2020-2021), có nhiều ý kiến của phụ huynh, cử tri, dư luận về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1. Chủ yếu tập trung vào sách Tiếng Việt thuộc bộ “Cánh Diều”. Cụ thể là sách còn nhiều thiếu sót, chưa chuẩn; một số bài có nội dung và hình ảnh sử dụng truyện ngụ ngôn, phỏng dịch từ nước ngoài không phù hợp với tâm lý lứa tuổi và thiếu tính định hướng giáo dục (phần tập đọc ở bài 88 và 89 sách Cánh Diều bài Hai con ngựa; Cua, cò và đàn cá…)
Sách có nhiều từ ngữ mang tính địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1; một số thuật ngữ còn trừu tượng; một số tình huống còn gượng ép (dùng quá nhiều từ địa phương như "chả", "má"…và cách đặt câu không theo đúng ngữ pháp).
Liên quan đến lựa chọn sách giáo khoa, cơ quan giám sát cho biết, theo báo cáo của các địa phương, việc ban hành văn bản hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 còn chậm, khi lần đầu các cơ sở giáo dục chọn sách giáo khoa, với số bộ sách nhiều (5 bộ sách). Bên cạnh đó, một số địa phương, do hiểu chưa đầy đủ về quy định của Luật Giáo dục 2019, nên còn băn khoăn về tính ổn định, lãng phí nếu không sử dụng lại bộ sách giáo khoa lớp 1 đã lựa chọn, vì thay đổi phương thức chọn sách giáo khoa (từ thẩm quyền của cơ sở giáo dục sang thẩm quyền của UBND tỉnh).
Giá cao gấp hơn 3 lần
Vấn đề nữa được nêu tại báo cáo giám sát là giá sách giáo khoa lớp 1 mới cao hơn sách giáo khoa lớp 1 hiện hành khoảng 2, 3 lần, một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử dụng sách tham khảo tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tếcủa một bộ phận dân cư trong khi nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ về sách giáo khoa cho các nhóm đối tượng khó khăn.
Qua khảo sát, cho thấy tuy đơn giá tính trên mỗi trang in biến động không nhiều nhưng giá của cả bộ sách mới có cao hơn giá của cả bộ sách lớp 1 hiện hành từ 3,3 lần đến 3,7 lần (sách giáo khoa mới có giá từ 179.000 đồng/bộ đến 199.000 đồng/bộ bao gồm cả sách giáo khoa điện tử, trung bình khoảng 19.000 đồng/cuốn), trong khi sách giáo khoa hiện hành có giá là 54.000 đồng/bộ, trung bình khoảng 9.000 đồng/cuốn)
Nguyên nhân sự chênh lệch giá được lý giải là do bộ sách giáo khoa lớp 1 mới có số lượng quyển nhiều hơn từ 1,5 đến 1,7 lần (bộ sách giáo khoa mới gồm từ 9 đến 10 quyển, bộ sách giáo khoa hiện hành chỉ có 6 quyển); mỗi cuốn có số trang nhiều hơn, khổ sách rộng hơn; được in 4 màu (trong khi sách giáo khoa lớp 1 cũ chỉ in 2 màu) nên đòi hỏi giấy in sách giáo khoa phải tốt hơn; được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, không được trợ cấp một phần chi phí như sách giáo khoa lớp 1 cũ. Bộ Tài chínhđã thẩm định giá nhưng các cấu thành giá sách giáo khoa (nguyên vật liệu, nhân công) vẫn phải bảo đảm đủ các chi phí.
Ngoài ra, năm học 2020-2021, việc cung ứng sách giáo khoa cho đa số cơ sở giáo dục chậm (theo giám sát của Ủy ban đến cuối tháng 8/2020 sách mới về đến các cơ sở), gây khó khăn trong việc triển khai các khâu: lựa chọn sách giáo khoa, tập huấn giáo viên, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên, giữa các đơn vị trường, cụm trường.
Đáng chú ý, việc quy định các tỉnh, thành phố biên soạn tài liệu giáo dục địa phương là một quy định mới, chưa có tiền lệ trong thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản hướng dẫn về nội dung tài liệu giáo dục địa phương nhưng chậm ban hành văn bản quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương (ngày 15/9/2020 mới có thông tư quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương).
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhiều chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10/2023
- ·5 lý do nên mua đồng hồ Replica cao cấp tại Ngọc Huy Luxury
- ·Giá vàng SJC đứng yên, vàng thế giới đảo chiều giảm
- ·Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của EIU
- ·Công trình trọng điểm ngàn tỉ chạy nước rút về đích
- ·Không để 'nút thắt' pháp lý làm giảm sức hút thị trường bất động sản
- ·Tiktok Việt Nam đồng hành cùng Cục ATTT đẩy mạnh phòng chống lừa đảo trên không gian mạng
- ·Giá vàng hôm nay (16/2): Đà giảm chưa có dấu hiệu dừng lại
- ·Mở đồng đón lũ
- ·Long An giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt gần 22% kế hoạch
- ·Viettel Long An đã tìm ra chủ nhân chiếc xe máy Honda Vision của chương trình 'Lên 4G, lên đời'
- ·Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT trong năm 2023
- ·Mặt hàng nào tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 5?
- ·Điều hành chính sách tiền tệ: Khó hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau
- ·Làn da rạng ngời, tự tin hơn hẳn với dịch vụ chăm sóc da đỉnh cao tại Bống Spa
- ·Ông Trần Đức Vinh được bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Đức Hòa
- ·5 quà biếu khách hàng nam độc đáo, tạo ấn tượng
- ·Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030
- ·Khai mạc Giải bóng đá Doanh nhân trẻ Long An, tranh Cúp Nha khoa Sài Gòn Thiện Tâm lần 2
- ·Bén duyên với nấm đông trùng hạ thảo