【tai xiu 2 1/4】Bộ Lao động
Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố dự thảo chính thức Bộ luật Lao động (sửa đổi) để lấy ý kiến toàn dân. Theo đó, dự thảo đề xuất bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ trong năm, đưa ra phương án nghỉ tết âm lịch tối đa chỉ 5 ngày và sẽ không được nghỉ bù nếu trùng vào ngày nghỉ cuối tuần.
Bổ sung một ngày nghỉ lễ 27/7 dương lịch
Tại dự thảo, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ trong năm là Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7). Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong quá trình chuẩn bị dự thảo Bộ luật Lao động, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung ngày 27/7 làm ngày nghỉ lễ để nhân dân có một ngày được nghỉ làm việc, thực hiện những hoạt động thiết thực tri ân những người có công với đất nước. Do đó, Ban soạn thảo cho rằng ý kiến đề xuất bổ sung 1 ngày nghỉ lễ để tri ân người có công (ngày 27/7 dương lịch) là phù hợp.
Lý do được Ban soạn thảo đưa ra là liên tục hơn 70 năm qua, thực tế là cứ vào ngày 27/7 hàng năm, từ trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành đều dành thời gian để tổ chức các hoạt động thiết thực và tình nghĩa để tri ân các anh hùng, liệt sỹ, động viên, thăm hỏi, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có công trên cả nước.
Ngày 27/7 hàng năm đã trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc Việt Nam, biểu thị lòng tri ân, bày tỏ nghĩa tình sâu nặng của con cháu đối với những người có công với đất nước và thể hiện truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam "uống nước nhớ nguồn".
Bên cạnh đó, theo lý giải của Ban soạn thảo, số ngày nghỉ lễ, tết trong một năm của người lao động Việt Nam hiện nay là ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực (Campuchia là 28 ngày; Brunei là 15 ngày; Indonesia là 16 ngày; Malaysia là 12 ngày, Myanma là 14 ngày…trong khi tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện tại của Việt Nam là 10 ngày).
Việc tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ cũng giúp cho người lao động có thêm một ngày nghỉ trong năm để vừa tri ân người có công, vừa nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động, vừa có thêm thời gian dành chăm lo gia đình và để vừa góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển.
Việc bổ sung ngày nghỉ lễ thực chất là việc điều chỉnh các ngày nghỉ lễ trong một năm cho hợp lý hơn, đặc biệt trong suốt khoảng thời gian 4 tháng, từ ngày 2/5 đến ngày 1/9 hiện đang không có một ngày nghỉ lễ nào.
Ngoài ra, việc thêm ngày nghỉ 27/7 cũng tương đồng với phong tục, tập quán lựa chọn ngày nghỉ lễ của nhiều quốc gia trên thế giới, như: Canada, Pháp chọn ngày 11/11 hàng năm để tưởng niệm tất cả những người hy sinh vì Tổ quốc, với phương châm tưởng nhớ, đoàn kết và khoan dung; nước Mỹ chọn ngày thứ hai cuối cùng của tháng 5 là ngày tưởng niệm liệt sỹ; Nga chọn ngày 9/5 là ngày nghỉ lễ mừng Chiến thắng phát xít Đức, trong lễ mừng có tưởng nhớ đến những người hy sinh; Hàn Quốc, từ năm 1956 chọn ngày 6/6 là ngày tưởng niệm những người lính Hàn Quốc đã hy sinh; Indonesia chọn ngày 10/11 là Ngày anh hùng…
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch tối đa 5 ngày
Cũng tại dự thảo này, Ban soạn thảo đề xuất thời gian nghỉ tết âm lịch tối đa chỉ 5 ngày. Theo Ban soạn thảo, quy định nghỉ tết trong Bộ luật Lao động 2012 đã được thực hiện từ ngày 1/5/2013 và đã được đa số nhân dân ủng hộ.
Tuy nhiên có ý kiến cho rằng kỳ nghỉ tết âm lịch của Việt Nam là dài so với một số quốc gia trong khu vực, có thể làm ảnh hưởng gián đoạn kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gia công sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, hiệu quả thực hiện công việc không cao sau khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết dài.
Thực hiện Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 1/2019 của Chính phủ giao “Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu, đề xuất cách thức nghỉ tết nguyên đán mới, bảo đảm vui tươi, đầm ấm, thiết thực và hiệu quả”, Ban soạn thảo đưa ra 2 phương án về thời gian nghỉ tết âm lịch tại dự thảo Bộ luật Lao động để lấy ý kiến.
Theo đó, phương án 1 là giữ nguyên như hiện hành, tức là người lao động được nghỉ 5 ngày tết âm lịch; nếu ngày nghỉ tết âm lịch trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Với phương án 2, Ban soạn thảo đề xuất người lao động được nghỉ 5 ngày tết âm lịch; nếu ngày nghỉ tết âm lịch trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì không được nghỉ bù.
Ban soạn thảo cũng cho biết, quá trình thảo luận và tham vấn ý kiến chuyên gia, đa số ý kiến thể hiện sự đồng thuận với phương án 1. Dự thảo sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 28/6/2019./.
Mai Đan
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hướng dẫn đóng BHYT, BHXH áp dụng từ 1/1/2019
- ·Chợ cá lóc lớn nhất TP.HCM nhộn nhịp ngày vía Thần Tài
- ·Ghép da thành công cho nữ bệnh nhân bị lột tung da đầu
- ·Bộ GTVT ‘sốt ruột’ với mặt bằng cao tốc Biên Hòa
- ·Côi cút cụ ông già yếu chăm vợ liệt giường
- ·Sáng 28 Tết, ô tô xếp hàng dài hơn 2km để vào cao tốc Pháp Vân
- ·Dự báo thời tiết ngày 7/2/2024: Không khí lạnh tăng cường, chiều tối chuyển rét
- ·Tàu Malaysia chở 1.500 tấn gạo bị chìm trên biển Côn Đảo, 3 người mất tích
- ·Các loại thuế phí khi mua nhà đất ở Hà Nội
- ·Đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu còn 10 năm được hưởng lương hưu
- ·Hạnh phúc khi được làm nhịp cầu nhân ái VietNamNet
- ·Người phụ nữ 23 năm chưa về quê đón Tết, rưng rưng trong chuyến tàu cuối năm
- ·Ghép da thành công cho nữ bệnh nhân bị lột tung da đầu
- ·Cao tốc Cam Lộ
- ·Đang xem bói cho khách, ngỡ ngàng vì bị bắt
- ·Ghép da thành công cho nữ bệnh nhân bị lột tung da đầu
- ·Bắt giữ 16 đối tượng, khám xét 11 địa điểm trong 2 đường dây ma túy ở TP.HCM
- ·Công an Hà Nội huy động 100% lực lượng đảm bảo an ninh trật tự đêm Giao thừa
- ·Chồng bồ bịch là vì vợ sinh 4 con gái
- ·Khởi tố bí thư xã ở Nam Định uống rượu gây tai nạn khiến 2 nữ sinh tử vong